Gian lận điểm thi năm 2023

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2025 sẽ có phương thức thi tốt nghiệp THPT hoàn toàn mới, phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục. Kỳ thi sẽ được tổ chức ngày càng tinh gọn, đảm bảo được mục tiêu.

Gian lận điểm thi năm 2023

Kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh đại học có sự thay đổi trong những năm qua. Năm 2015, lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Kỳ thi này thay thế kỳ thi đại học “3 chung” (chung đề, chung đợt thi và sử dụng chung kết quả).

Từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi THPT quốc gia được chuyển thành kỳ tốt nghiệp THPT với mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp, nên đề thi có phần “nhẹ” hơn, tính phân loại không cao. Vì thế các trường đại học, đặc biệt là nhóm trường tốp trên đã áp dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển, bổ sung nhiều phương thức tuyển sinh.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 2 ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, có 50 thí sinh bị đình chỉ thi, trong khi năm 2021, chỉ có 18 thí sinh bị đình chỉ thi. Tỷ lệ thí sinh gian lận thi cử tăng cao đột biến cho thấy, dường như các biện pháp chống gian lận thi cử được đưa ra chưa phát huy hiệu quả.

Đề cập những con số này, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói rằng, số thí sinh vi phạm nhiều hơn là điều đáng tiếc. Ban chỉ đạo kỳ thi THPT các cấp đã quán triệt các điểm thi phải tăng kỷ cương để giảm vi phạm, ngăn chặn khả năng vi phạm quy chế thi của các thí sinh. Chẳng hạn, các điểm thi đều bố trí khu vực giữ đồ dùng cá nhân cho thí sinh, bao gồm điện thoại di động nếu các em lỡ mang đến điểm thi.

“Các hội đồng thi đều đã chỉ đạo các điểm thi đề nghị các giám thị trước mỗi buổi thi nhắc nhở từng thí sinh về việc không mang điện thoại vào phòng thi. Mặc dù vậy, vẫn có em mang vào, như thế là các em cố tình. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Công an để có thêm các hình thức ngăn ngừa, đề phòng gian lận”, ông Lê Mỹ Phong nói.

Phương thức tuyển sinh đa dạng, nên chỉ tiêu dành cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT ở các trường đều giảm mạnh. Theo các chuyên gia, kỳ thi THPT quốc gia  được chuyển đổi thành kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2020 là cơ hội để các trường đại học đẩy mạnh tự chủ hoàn toàn trong tuyển sinh, theo luật. Do đó, việc tuyển sinh không phụ thuộc nhiều vào điểm thi tốt nghiệp THPT, thậm chí không còn xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT cũng sẽ là xu hướng trong những năm tới.

Trước thực trạng kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm rất tốn kém, kéo theo sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành; đặc biệt, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao (có địa phương, tỷ lệ đỗ lên đến 99 - 100%), nhiều ý kiến đặt ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên “trả” kỳ thi tốt nghiệp này về cho các địa phương tổ chức? Lộ trình đổi mới kỳ thi THPT như thế nào?

Liên quan vấn đề này, ông Lê Mỹ Phong, Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Bộ đã có lộ trình để chỉ đạo các đơn vị trong Bộ xây dựng các phương án thi cho những năm tới, đặc biệt là giai đoạn thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

“Hiện nay, chúng ta tổ chức kỳ thi theo Luật Giáo dục 2019, thí sinh sau khi thi tốt nghiệp THPT thì được xét tốt nghiệp. Chúng tôi đang lên kế hoạch để có phương án thi tốt nhất, phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục”, ông Phong nói.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin thêm, năm 2023 và 2024, công tác thi tốt nghiệp THPT vẫn sẽ được giữ ổn định như hiện nay. Năm 2025, sẽ có phương thức thi hoàn toàn mới. Kỳ thi sẽ được tổ chức sao cho ngày càng tinh gọn và đảm bảo được mục tiêu.

Đặc biệt, trước tình trạng quy định về tuyển sinh có nhiều thay đổi trong thời gian qua, rất nhiều ý kiến cho rằng, với kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu có thay đổi, điều chỉnh về mặt phương thức cũng như kỹ thuật liên quan tới kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải công bố sớm lộ trình để các trường và thí sinh chủ động.

Lý do là, ngay từ khi vào lớp 10, học sinh thường đã xác định theo khối nào, tập trung cho những môn nào để chuẩn bị ôn thi đại học, nên nếu có sự thay đổi đột ngột trong tuyển sinh từ Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các trường đại học, các em sẽ phải chuyển hướng và gặp nhiều khó khăn.

Gian lận điểm thi năm 2023

Ảnh minh họa

Ngày 22/4, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng Phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế quốc dân thông tin tới báo chí, Hội đồng tuyển sinh nhà trường đã tổ chức họp liên quan đến việc xử lý các thí sinh gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 theo danh sách 44 em từ Sở GD&ĐT Sơn La gửi về.

Theo đó, 7 thí sinh Sơn La có điểm được điều chỉnh từng trúng tuyển vào trường. Nhà trường đã xóa tên 5 thí sinh do có điểm thấp hơn so điểm chuẩn trúng tuyển. 2 thí sinh còn lại sau chấm thẩm định dù hạ so với ban đầu nhưng vẫn cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nên được học bình thường.

Trước đó Bộ Công an đã bàn giao 25 thí sinh gian lận điểm thi về đơn vị sơ tuyển tại Sơn La và xử lý theo đúng quy định. Trong số này, có 7 thí sinh trúng tuyển vào Học viện An ninh nhân dân; 16 thí sinh trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân và 2 thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy.

Liên quan đến vụ việc, 1 thí sinh từng lọt vào Top 3 điểm cao nhất trúng tuyển vào trường ĐH Y Hà Nội đã bị cho thôi học. Thí sinh này đạt điểm chấm lần đầu 28,3 điểm, sau khi chấm thẩm định chỉ còn 13 điểm.

Còn tại trường ĐH Luật Hà Nội, 1 sinh viên được nâng điểm đến từ Sơn La đang theo học ở trường. Em này xét tuyển bằng tổ hợp C00 với tổng 24,5 điểm, trong đó Ngữ văn đạt 8,75; Lịch sử 7,5 và Địa lý 8,25 (chưa tính 2,75 điểm ưu tiên).

Sau khi chấm thẩm định, chỉ Ngữ văn trong tổ hợp bị tụt 0,5. Do đó sinh viên này vẫn đủ điểm trúng tuyển và tiếp tục được theo học tại trường.

Trong thời gian tới các thí sinh gian lận điểm thi sẽ tiếp tục bị xử lý theo quy định. Theo thông tin từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, hiện nay, các trường ĐH thuộc khối công an đã hủy kết quả trúng tuyển, trả về địa phương đối với các thí sinh được nâng điểm. Các trường khối dân sự cũng hủy kết quả trúng tuyển đối với các thí sinh có điểm chấm thẩm định thấp hơn điểm chuẩn.

Về việc các trường ĐH còn khác nhau trong xử lý thí sinh liên quan đến kết quả thi của thí sinh THPT quốc gia 2018 đang gây nhiều tranh cãi, người đứng đầu ngành GD&ĐT cho biết: Xử lý những sai phạm liên quan đến kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh không chỉ được áp dụng bởi các quy định trong quy chế mà còn các qui định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các qui định khác của cơ sở giáo dục ĐH. Vì thế, khi xử lý 1 trường hợp, chúng ta phải áp dụng các quy định để đảm bảo tính chính xác, công bằng, nghiêm minh.

"Hơn nữa, theo quy định của Luật Giáo dục ĐH, việc tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH, nên việc xử lý các trường hợp thí sinh bị hạ điểm thi trước hết thuộc thẩm quyền của các trường. Các trường ĐH có quyền và trách nhiệm xử lý, không thụ động ngồi đợi chỉ đạo của Bộ", Bộ trưởng cho biết thêm.