Giảm phát là gì cho ví dụ

Thời nay chúng ta hay nói về lạm phát, nhưng bạn có biết, có một thứ mà mọi Chính phủ trên thế giới đều lo sợ hơn cả lạm phát, đó chính là giảm phát. Qua chủ đề hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự nguy hiểm của giảm phát, tại sao mọi Chính phủ đều ưu tiên tình huống lạm phát hơn là giảm phát.

Giảm phát là gì?

Giảm phát là tình trạng xảy ra khi mức giá chung của 1 loại hàng hoá hay dịch vụ bị giảm xuống. Nếu tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 0% thì tình trạng giảm phát sẽ xảy ra.

Giảm phát là gì?

Với giảm phát, là khi các sản phẩm bạn thường mua sẽ có mức giá rẻ hơn. Với cùng một mức tiền, lúc này bạn sẽ có thể mua nhiều đồ hơn bình thường.

Ví dụ, bình thường bạn phải trả 50.000đ cho một cân thịt. Tuy nhiên, nếu giảm phát xảy ra, một cân thịt sẽ chỉ có giá 40.000đ. Vậy với 50.000đ bạn có thể mua lượng thịt nhiều gấp gần 1.5 lần bình thường. Vậy nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân gây ra giảm phát

Có 2 nguyên nhân chính để gây ra điều này:

  • Đầu tiên là do nguồn cung tăng lên. Việc nguồn cung tăng lên đồng nghĩa với việc công nghệ trong sản xuất tăng lên, từ đó giúp cho các chủ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí hơn, sản xuất nhanh hơn, số lượng nhiều hơn,họ tối đa hoá được năng suất. Và trong một nền kinh tế cạnh tranh, có nhiều các doanh nghiệp, công ty khác nhau sản xuất cùng một loại mặt hàng, vậy nên cách để họ cạnh tranh nhau là giá cả bán ra thị trường, kết hợp cùng yếu tố lượng hàng hoá tăng lên, từ đó dẫn đến việc, giá của mặt hàng này sẽ ngày càng giảm xuống. VD: có hai hãng nước ngọt là Coca và Pepsi, để thu hút khách hàng hơn thì hai hãng này cạnh tranh với nhau về giá, nếu coca bán 10k/chai thì Pepsi sẽ bán 8k/chai, cả hai đều là nước giải khát nhưng giá của một loại đã giảm đi ít hơn so với loại nước còn lại.
  • Thứ hai là do các chính sách tiền tệ của chính phủ. Nếu việc tiền ở ngoài thị trường quá nhiều sẽ gây ra lạm phát, thì ngược lại, lượng tiền ở ngoài thị trường bị giảm xuống quá nhiều sẽ gây ra giảm phát. Đây là kết quả từ việc chính phủ muốn kiểm soát lạm phát bằng cách giảm nguồn cung tiền ra ngoài thị trường. VD: nền kinh tế vn có 100kg gạo với 100 nghìn việt nam đồng, thì lúc này 1kg gạo sẽ có giá là 1k đồng. Nhưng nếu chính phủ cắt giảm đi 50k vnd, thì giá của 1 kg gạo lúc này sẽ có giá là 500k/kg, hay nói cách khác, 1k đồng nay có sức mua tới 2kg gạo.

Tác động của giảm phát đến nền kinh tế

Vậy điều này là tốt đúng ko? Nó có nghĩa là chúng ta có thể mua nhiều thứ hơn với cùng một số tiền?

Ở mức độ hiểu đơn giản nhất, giảm phát là khi giá cả trong nền kinh tế liên tục giảm xuống. Nó ngược lại với lạm phát – là giá cả nói chung tăng lên. Nó có thể tốt cho cá nhân chúng ta trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài thì không. Hãy tưởng tượng bạn muốn mua một chiếc máy tính. Một máy tính thường có giá 1000 đô la. Bây giờ nếu bạn thấy giá giảm xuống còn 950 đô la, bạn sẽ nhanh chóng mua máy tính trước khi giá tăng trở lại 1000 đô la. Ở đây, với một chút giảm phát tạm thời đã khuyến khích bạn chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng một kịch bản hơi khác một chút. Giá của chiếc máy tính này đã giảm từ 1000$ xuống còn 950, nhưng thay vì nghĩ rằng bạn cần phải mua ngay trước khi giá quay trở lại 1000 đô la, thì bạn mong đợi giá sẽ giảm thêm xuống còn 900 đô la. Bạn sẽ làm gì? Chắc chắn bạn sẽ quyết định chờ đợi điều đó xảy ra, tại sao lại không chứ? Việc chờ đợi có thể tốt cho bạn, nhưng hãy nghĩ về tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Nếu đang xảy ra giảm phát và giá trung bình đang giảm trên toàn bộ nền kinh tế, và không chỉ bạn trì hoãn chi tiêu, mọi người ở khắp mọi nơi đang làm điều đó với kỳ vọng rằng bằng cách chờ đợi họ có thể mua được hàng hoá với mức giá tốt hơn. Và kết quả? tổng chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn nền kinh tế giảm [tức là nhu cầu chi tiêu giảm xuống]. Việc nhu cầu tiêu dùng giảm làm tăng áp lực khiến giá cả giảm hơn nữa vì ai cũng đang mong muốn một mức giá rẻ hơn.

Đối với các doanh nghiệp, việc có ít mặt hàng được mua với giá thấp hơn có nghĩa là lợi nhuận của công ty giảm. nhu cầu thấp hơn và lợi nhuận thấp hơn đồng nghĩa với việc họ phải cân đối lại giữa chi phí sản xuất và lợi nhuận họ thu được về trong thực tế. Và hành động đầu tiên đó chính là việc cắt giảm chi phí, và chi phí lớn nhất trong số đó là chi phí sử dụng người lao động. Giờ đây, nhu cầu lao động giảm xuống, đồng nghĩa với việc tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng lên. Với nguồn thu giảm và ít việc làm hơn, thu nhập của các hộ gia đình trên toàn bộ nền kinh tế bắt đầu giảm. Thu nhập hộ gia đình thấp hơn có nghĩa là ít tiền hơn cho chi tiêu của người tiêu dùng. Và vì thu nhập của người này là chi tiêu của người khác, vậy nên, theo nguyên lý tự củng cố, dẫn đến áp lực giảm giá ngày càng gia tăng. Và vì vậy nó tiếp tục, và tiếp tục, và tiếp tục. Một vòng luẩn quẩn của giá cả giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. đây là vòng xoắn giảm phát [Deflation Spiral]. Đây là lý do tại sao giảm phát rất nguy hiểm.

Giảm phát nguy hiểm hơn, khó “chữa” hơn lạm phát, bởi nó kéo nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái. Nhiều quốc gia đã thành công trong phòng chống lạm phát, nhưng rất khó khăn trong việc tìm ra những giải pháp chống giảm phát. Nếu như lạm phát ở mức thấp vẫn được xem là bình thường và có tác dụng tốt đối với các nền kinh tế, thì giảm phát kéo dài lại bị coi là nhân tố khiến cho tình trạng kinh tế suy yếu.

Vậy trong quá khứ đã có trường hợp nào giảm phát quá lớn ảnh hưởng đến nền kinh tế chưa?

Có đấy, một ví dụ cực kỳ điển hình đó chính là Cuộc đại khủng hoảng tại Mỹ [The Great Depression] vào năm 1930 và lan ra toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán mỹ năm 1929. Từ năm 1929 đến năm 1932, tổng sản phẩm quốc nội [GDP] trên toàn thế giới đã giảm ước tính khoảng 15%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên 23% và ở một số quốc gia đã tăng cao tới 33%. Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng là một vòng luẩn quẩn của giảm phát và tình trạng nợ nần chồng chất ngày càng tăng.

Đại khủng hoảng tại Mỹ do giảm phát

Hay giảm phát ở Nhật Bản do bong bóng tài sản tại Nhật Bản bùng nổ vào đầu thập niên 1990, gọng kìm giảm phát đã siết chặt kinh tế Nhật Bản. Vì lo sợ lạm phát bùng nổ do sự đổ vỡ của thị trường nhà đất và chứng khoán nên Nhật Bản đã giảm mạnh cung tiền. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng giảm phát tại Nhật Bản. Cùng với những sai lầm trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu, Nhật Bản đã tiếp tục rơi sâu hơn vào vòng xoáy giảm phát.

Thực ra giảm phát chính là hệ quả của lạm phát gây ra. Bản thân lạm phát và giảm phát không phải luôn xấu hay luôn tốt, mà phải tuỳ thuộc vào mức độ của nó. Chính phủ luôn phải cân đối hai kịch bản giảm phát và lạm phát sao cho nó có ảnh hưởng phù hợp nhất với nền kinh tế. Nếu lạm phát luôn duy trì ở mức

Chủ Đề