Giải vở bài tập hóa học 8 bài 32 năm 2024

Phản ứng oxi hóa - khử là gì? Thế nào là chất khử, chất oxi hóa ? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 32: Phản ứng oxi hóa - khử . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải vở bài tập hóa học 8 bài 32 năm 2024

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

1. Sự khử. Sự oxi hóa

Sự khử:

  • Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử

Ví dụ: CuO + H2 →(to) Cu + H2O (1)

Sự oxi hóa:

  • Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

Ví dụ : H2 + O2 →(to) H2O (2)

2. Chất khử và chất oxi hóa

  • Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

Ví dụ : H2 trong phản ứng (1) và (2)

  • Chất oxi hóa là khí oxi hoặc chất nhường oxi cho các chất khác.

Ví dụ : CuO trong phản ứng (1)

3. Phản ứng oxi hóa – khử

Định nghĩa :

  • Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1 : Trang 113 sgk hóa 8

Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:

  1. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác;
  1. Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác;
  1. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác;
  1. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa;
  1. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Câu 2 : Trang 113 sgk hóa 8

Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử ? Lợi ích và tác dụng của mỗi phản ứng?

  1. Đốt than trong lò: C + O2 →(to) CO2
  1. Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim:

Fe2O3 + 3CO →(to) Fe + 3CO2

  1. Nung vôi: CaCO3 →(to) CaO + CO2
  1. Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

Câu 3 : Trang 113 sgk hóa 8

Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:

Fe2O3 + CO --->(to) CO2 + Fe

Fe3O4 + H2 --->(to) H2O + Fe

CO2 + Mg --->(to) MgO + C

Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử, cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?

Câu 4 : Trang 113 sgk hóa 8

Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon đioxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.

Giải vở bài tập Địa Lý 8 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Giải vở bài tập Địa Lý 8 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 1 trang 59 VBT Địa Lí 8: Dựa vào bảng 31.1 SGK và kiến thức đã học, điền nội dung phù hợp để hoàn thành các bảng sau:

  1. Tháng 1 (mùa Đông)

Tiêu chí

Trạm Hà Nội (Bắc Bộ)

Trạm Huế (Trung Bộ)

Trạm TP. Hồ Chí Minh (Nam Bộ)

Hướng gió chính

Nhiệt độ trung bình (0C)

Lượng mưa trung bình (mm)

Dạng thời tiết thường gặp.

  1. Tháng 7 (mùa Hạ).

Tiêu chí

Trạm Hà Nội (Bắc Bộ)

Trạm Huế (Trung Bộ)

Trạm TP.Hồ Chí Minh (Nam Bộ)

Hướng gió chính

Đông Nam

Tây Nam và Đông Nam

Nhiệt độ trung bình (0C)

Lượng mưa trung bình (mm)

Dạng thời tiết thường gặp.

Lời giải:

  1. Tháng 1 (mùa Đông):

Tiêu chí

Trạm Hà Nội (Bắc Bộ)

Trạm Huế (Trung Bộ)

Trạm TP. Hồ Chí Minh (Nam Bộ)

Hướng gió chính Đông Bắc

Đông Bắc

Đông Bắc

Nhiệt độ trung bình (0C)

16,40C

19,70C

25,70C

Lượng mưa trung bình (mm)

18,6mm

47,1mm

4,1mm

Dạng thời tiết thường gặp.

Nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau lạnh ẩm.

Mưa thu đông

Khô hạn, không mưa.

  1. Tháng 7 (mùa Hạ).

Tiêu chí

Trạm Hà Nội (Bắc Bộ)

Trạm Huế (Trung Bộ)

Trạm TP.Hồ Chí Minh (Nam Bộ)

Hướng gió chính

Đông Nam

Tây và Tây Nam

Đông Nam

Nhiệt độ trung bình (0C)

28,90C

29,40C

28,90C

Lượng mưa trung bình (mm)

318mm

795 mm

327mm

Dạng thời tiết thường gặp.

Mưa lớn

Gió phơn khô nóng

Mưa rao, mưa dông

Bài 2 trang 60 VBT Địa Lí 8: Dựa vào bảng số liệu 31.1 SGK, hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh. Nhận xét về sự khác nhau về chế độ nhiệt và mưa của các trạm đó.

Lời giải:

  1. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh.

Giải vở bài tập hóa học 8 bài 32 năm 2024

Giải vở bài tập hóa học 8 bài 32 năm 2024

Giải vở bài tập hóa học 8 bài 32 năm 2024

  1. Nhận xét:

+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam, biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam.

+ Chế độ mưa: Miền Bắc mưa quanh năm và mưa nhiều hơn vào mùa hè, miền Trung mưa tập trung vào thu đông, miền Nam phân thành hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Ngoài các bài Giải Vở BT Địa Lí 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, Giải bài tập SGK Địa lý 8 (ngắn gọn)