Giải bài tập vật lý lớp 8 bài 19

Chào bạn Soạn Lý 8 trang 69, 70

Giải bài tập Vật lý 8 bài 19 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về các chất được cấu tạo như thế nào? Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 8 chương II trang 69, 70.

Việc giải bài tập Vật lí 8 bài 19 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Hãy lấy 50 cm3 cát đổ vào 50 cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100 cm3 hỗn hợp giữa ngô và cát không? Giải thích?

Gợi ý đáp án:

Không đủ vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này, làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.

Hãy cố gắng dùng cách giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn cát vào ngô để giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước.

Gợi ý đáp án:

Thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm vì giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.

Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao?

Gợi ý đáp án:

Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.

Giải thích tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.

Gợi ý đáp án:

Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.

Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích?

Gợi ý đáp án:

Giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thế sống được trong nước.

Cập nhật: 12/07/2021

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vật Lí Lớp 8
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 8
  • Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 8
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 8
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 8
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 8
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 8

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 – Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A. Học theo SGK

II – GIỮA CÁC PHẨN TỬ CÓ KHOẢNG CÁCH KHÔNG?

Câu C1 trang 93 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Hãy lấy 50 cm3 cát đổ vào 50 cm3 ngô rồi lắc nhẹ, ta sẽ được hỗn hợp giữa ngô và cát có thể tích là nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát [< 100cm3].

Câu C2 trang 93 VBT Vật Lí 8: Giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn ngô vào cát.

Lời giải:

Giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này, làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.

III – VẬN DỤNG

Câu C3 trang 93 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt, vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.

Câu C4 trang 93 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần, vì thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.

Câu C5 trang 93 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Cá có thể sống được trong nước vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thể sống được trong nước.

Ghi nhớ:

– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

– Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

B. Giải bài tập

Bài 19.1 trang 94 VBT Vật Lí 8: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

Lời giải:

Chọn D.

Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

Bài 19.2 trang 94 VBT Vật Lí 8: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích:

A. Bằng 100cm3.

B. Lớn hơn 100cm3.

C. Nhỏ hơn 100cm3.

D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.

Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao.

Lời giải:

Chọn C.

Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ nước vào rượu thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu – nước giảm.

Bài 19.4 trang 94 VBT Vật Lí 8: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?

Lời giải:

Chúng ta thấy liền một khối vì các hạt vật chất rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng.

Bài 19.5 trang 95 VBT Vật Lí 8: Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao và làm thí nghiệm kiểm tra?

Lời giải:

Các phân tử muối tinh có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.

[Các em tự làm thí nghiệm để kiểm tra]

B. Giải bài tập

Bài 19a trang 95 VBT Vật Lí 8: Hãy nêu một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

Lời giải:

– Khi muối dưa, muối có thể thấm vào lá dưa và cọng dưa chứng tỏ giữa các phân tử cấu tạo nên lá dưa và cọng dưa có khoảng cách nên các phân tử muối có thể khuếch tán vào dưa.

– Ảnh chụp các phân tử, nguyên tử kim cương, than qua kính hiển vi cho thấy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

B. Giải bài tập

Bài 19b trang 95 VBT Vật Lí 8: Nước và hơi có được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử không ? Ôxi và hiđrô có được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử không?

Lời giải:

+ Nước và hơi nước được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử gồm hai nguyên tử hiđrô [H] và một nguyên tử oxi [O].

+ Ôxi và hiđro không được cấu tạo bởi cùng một loại phân tử.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 8 – Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

Lời giải:

Chọn D

Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

A. Bằng 100cm3

B.Lớn hơn 100cm3

C. Nhỏ hơn 100cm3

D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.

Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao.

Lời giải:

Chọn C. Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ nước vào rượu thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu – nước giảm.

Lời giải:

Ảnh chụp các phân tử, nguyên tử kim cương, than qua kính hiển vi cho thấy giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Lời giải:

Chúng ta thấy liền một khối vì các hạt vật chất rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng.

Lời giải:

Các phân tử muối tinh có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.[Các em tự làm thí nghiệm]

Lời giải:

Độ dài của một chuối gồm một triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau là: 1000000 x 0,00000023 = 0,23mm.

Lời giải:

Khi bị nén, các phân tử nước có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài vì giữa các phân tử bạc của thành bình có khoảng cách.

A. kích thước mỗi phân tử khí giảm

B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm

C. Khối lượng mỗi phân tử giảm

D. Số phân tử khí giảm

Lời giải:

Chọn B

Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

A. Thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng

B. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng

C. Số nguyên tử đồng tăng

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Lời giải:

Chọn B

Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì các nguyên tử, phân tử động chuyển động càng nhanh làm cho khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.

A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.

B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.

C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước.

D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong nước nhỏ hơn.

Lời giải:

Chọn A

Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.

A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra

B. Khi nhiệt độ giảm thì co lại

C. Đứng rất gần nhau.

D. Đứng xa nhau.

Lời giải:

Chọn C

Vì các nguyên tử trong kim loại thường đứng rất gần nhau.

Lời giải:

Giữa các phân tử cấu tạo nên lá dưa và cọng dưa có khoảng cách nên các phân tử muối có thể khuếch tán vào dưa.

Lời giải:

Khoảng cách giữa các phân tử của vỏ bóng bay lớn hơn nên các phân tử không khí trong bóng bay có thể lọt ra ngoài. Khoảng cách giữa các nguyên tử kim loại rất nhỏ nên các phân tử không khí trong quả cầu hầu như không thể lọt ra ngoài.

A. Vì lúc bơm, không khí vào xăm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm xe bị xẹp.

B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp.

C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp.

Lời giải:

Chọn C

Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.

Hãy dựa vào hình vẽ trên để mô tả cách làm thí nghiệm, cách giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

Lời giải:

Mô tả thí nghiệm:

– Lấy 100cm3 nước và 50cm3 sirô đổ chung vào bình, ta thu được thể tích hỗn hợp là 140cm3.

– Giải thích: Khi đổ nước vào sirô chung với nhau thì các phân tử nước xen lẫn vào các phân tử sirô làm cho thể tích hỗn hợp giảm. Điều này chứng tỏ: giữa các phân tử có khoảng cách.

Video liên quan

Chủ Đề