Giải bài tập hóa học 8 bài 34

Hóa học 8 Bài 34: Bài luyện tập 6 được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Bài 1 (trang 118 SGK Hóa 8)

Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO ở nhiệt độ thích hợp. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?

Lời giải:

Phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng:

2H2 + O2

Giải bài tập hóa học 8 bài 34
2H2O (pứ hóa hợp + oxi hóa khử)

4H2 + Fe3O4

Giải bài tập hóa học 8 bài 34
4H2O + 3Fe (pứ thế + oxi hóa khử)

3H2 + Fe2O3

Giải bài tập hóa học 8 bài 34
3H2O + 2Fe (pứ thế + oxi hóa khử)

H2 + PbO

Giải bài tập hóa học 8 bài 34
H2O + Pb (pứ thế + oxi hóa khử)

Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi – hóa khử vì đều có đồng thời sự khử và sự oxi hóa

Bài 2 (trang 118 SGK Hóa 8)

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?

Lời giải:

– Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

+ Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

+ Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

– Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

+ Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO Cu + H2O

+ Nếu không hiện tượng → không khí.

Bài 3 (trang 118 SGK Hóa 8)

Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cu thí nghiệm như hình vẽ. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

  1. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi.
  1. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.
  1. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.
  1. Có thể dùng để điều chế hidro nhưng không thu được khí hiđro.

Lời giải:

Câu trả lời đúng là C.

PT: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Từ phản ứng này ⇒ có thể điều chế khí H2

Khí H2 nhẹ hơn không khí nên úp ngược ống nghiệm sẽ thu được khí H2

Bài 4 (trang 118 SGK Hóa 8)

  1. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

– Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3).

– Lưu huỳnh đioxit + nước → Axit sunfurơ (H2SO3).

– Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2.

– Điphotpho pentaoxit + nước → Axit photphoric (H3PO4).

– Chì (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O.

  1. Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?

Lời giải:

  1. Phương trình phản ứng:

CO2 + H2O → H2CO3 (1).

SO2 + H2O → H2SO3 (2).

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (3).

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (4).

PbO + H2 → Pb + H2O (5).

  1. – Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng kết hợp vì một chất mới tạo từ nhiều chất.

– Phản ứng (3) và (5) là phản ứng thế và đồng thời phản ứng (5) là phản ứng oxi hóa khử.

Bài 5 (trang 118 SGK Hóa 8)

  1. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa hiđro với hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (III) oxit ở nhiệt độ thích hợp?.
  1. Trong các phản ứng hóa học trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
  1. Nếu thu được 6,00 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó có 2,8g sắt thì thể tích (ở đktc) khí hiđro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit là bao nhiêu?

Lời giải:

  1. Phương trình hóa học của các phản ứng:

H2 + CuO → Cu + H2O (1).

3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O (2).

  1. Trong phản ứng (1), (2) chất khử H2 vì chiếm oxi của chất khác, chất oxi hóa là CuO và Fe2O3 vì nhường oxi cho chất khác.
  1. Khối lượng đồng thu được từ 6g hỗn hợp 2 kim loại thu được:

mCu = 6g – 2,8g = 3,2g, nCu = \= 0,05 mol

nFe = \= 0,05 (mol)

nH2 (1) = nCu = 0,05 mol ⇒ VH2(1) = 22,4 . 0,05 = 1,12 lít

nH2 (2) = . nFe =

Giải bài tập hóa học 8 bài 34
⇒ VH2 (2) = 22,4 . 0,075 = 1,68 lít khí H2.

VH2 = VH2(1) + VH2(2) = 1,12 + 1,68 = 2,8(l)

Bài 6 (trang 118 SGK Hóa 8)

Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.

  1. Viết các phương trình phản ứng.
  1. Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất?
  1. Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?

Lời giải:

  1. Phương trình phản ứng:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

  1. Giả sử cho cùng một khối lượng là a g kim loại kẽm sắt và nhôm

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (1)

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2 (2)

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (3)

Ta có

Giải bài tập hóa học 8 bài 34

Theo pt nH2 (1) = nZn = mol

nH2 (2) = nFe = mol

Giải bài tập hóa học 8 bài 34

Như vậy ta nhận thấy

Giải bài tập hóa học 8 bài 34
⇒ nH2 (3) > nH2 (2) > nH2 (1)

Như vậy cho cùng một lượng kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng dư thì nhôm cho nhiều khí hidro hơn, sau đó đến sắt và ít nhất là kẽm

  1. Nếu thu được cùng một lượng khí hidro thì khối lượng kim loại ít nhất là nhôm, sau đó đến sắt, cuối cùng là kẽm.

Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 34 (có đáp án)

Câu 1: Ở chương trình lớp 8, hidro thể hiện tính:

  1. Tính OXH
  1. Tính khử
  1. Tác dụng với kim loại
  1. Tác dụng với oxi

Lời giải

Đáp án: B

Câu 2: Các cách phổ biến để điều chế hidro trong công nghiệp:

  1. Từ khí than
  1. Từ khí thiên nhiên, dầu mỏ
  1. Điện phân nước
  1. Tất cả đều đúng

Lời giải

Đáp án: B

Câu 3: Trong các loại phản ứng dưới đây, phản ứng nào chắc chắn là phản ứng oxi hóa – khử

  1. Phản ứng hóa hợp
  1. Phản ứng thế
  1. Phản ứng thủy phân
  1. Phản ứng phân hủy

Lời giải

Đáp án: B

Câu 4: Tính m(g) H2O khi cho 2,4(l) H2 tác dụng với 7,6(l) O2 (đktc)

  1. 1,92g
  1. 1,93g
  1. 4,32g
  1. 0,964g

Lời giải

Đáp án: B

Giải bài tập hóa học 8 bài 34

→ O2 dư

→ nH2O = nH2 = 3/28 (mol)

→ mH2O = nH2O.18 ≈ 1,93g

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử:

  1. 2Fe(OH)3 −to→ Fe2O3 + 3H2O
  1. NH3 + HCl → NH4Cl
  1. CaCO3 −to→ CaO + CO2
  1. NaOH+ Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Lời giải

Đáp án: D

Câu 6: Cho thanh Al ngâm vào dung dịch axit clohidric thấy có khí bay lên. Xác định khí đó

  1. Cl2
  1. H2O
  1. H2
  1. NH3

Lời giải

Đáp án: C

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Câu 7: Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng

  1. Cu
  1. Zn
  1. Al
  1. Fe

Lời giải

Đáp án: A

Câu 8: phát biểu nào sau đây là đúng nhất:

  1. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thế chỗ nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất
  1. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của hợp chất và các chất
  1. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của hợp chất và đơn chất tạo thành chất mới
  1. Phản ứng thế là quá trình tạo thành nhiều chất mới từ 2 hay nhiều chất ban đầu

Lời giải

Đáp án: A

Câu 9: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào không phải phản ứng thế

  1. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
  1. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
  1. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + HCl
  1. Al + CuO → Cu + Al2O3

Lời giải

Đáp án: C

Câu 10: Cho thanh đồng ngâm vào 400ml dung dịch axit sunfuric loãng 2M thấy trong dung dịch có khí và V bằng bao nhiêu?

  1. 1,75 l
  1. 12,34 l
  1. 4,47 l
  1. 17,92 l

Lời giải

Đáp án: D

nH2SO4 = 2×0,4 = 0,8 mol

Cu + H2SO4→ CuSO4 + H2

0,8 → 0,8 mol

VH2 = 22,4 x 0,8 = 17,92 l

Đáp án:

1.B 2.B 3.B 4.B 5.D 6.C 7.A 8.A 9.C 10.D

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 8 Bài 34: Bài luyện tập 6 do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Bài luyện tập 6. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Hoá học 8

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.