Giấc ngủ đêm quan trọng như thế nào với bé

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ những năm tháng đầu đời. Ý nghĩa của giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đối với bé? Thời gian ngủ của bé có thay đổi không? Mẹ cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn thường thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều, vì sao lại thế? Ngủ chính là thời điểm các cơ quan bên trong của trẻ phát triển toàn diện. Trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc có nhu cầu đi vệ sinh.  Trẻ ngủ nhiều phần là vì chưa quen với môi trường bên ngoài, phần vì vẫn còn thói quen nhắm mắt như khi trong bụng mẹ.

Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn hoạt động, cụ thể như:

  • Tăng chiều dài, cân nặng.
  • Phát triển trí não.
  • Hoàn thiện hệ thống thần kinh trung ương.
  • Tinh thần thoải mái, thư giãn.
  • Hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Trẻ ngủ đủ giấc, khi thức dậy sẽ có đủ năng lượng để hoạt động, tương tác với môi trường xung quanh. Do đó, thời gian ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Giấc ngủ giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

2/ Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác gì so với người lớn? Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn, trẻ ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh [REM], điều này cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Đặc điểm của giấc ngủ kiểu này là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh [non-REM]. Vì vậy chúng ta thấy trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình tỉnh giấc.

Giai đoạn từ 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, nhưng vẫn thức dậy để bú cả đêm. Lúc này giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu [non-REM] nhiều hơn.

Giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, gần như thời gian ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài từ 8-12 giờ suốt cả đêm. Có một số bé có thể ngủ được lâu vào ban đêm từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải đến khi 5 hoặc 6 tháng tuổi mới có thói quen này.

Vậy trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ ít có ảnh hưởng như thế nào? Trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi, ngủ không đủ thời gian sẽ có tác động xấu tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ.

Giấc ngủ quan trọng nhất với trẻ sơ sinh là vào thời điểm từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này hormone chiều cao ở trẻ phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu. Lỡ giai đoạn “vàng” này trẻ có thể không đạt chiều cao chuẩn như những trẻ khác.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng độ tuổi

3/ Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Dưới đây là trung bình thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dựa theo từng độ tuổi, bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm. Mẹ nên dựa vào đây để sắp xếp thời gian biểu cho con cũng như lịch sinh hoạt cá nhân sao cho phù hợp nhất.

TuổiBan đêmBan ngàyTổng thời gian
0-4 tháng8-12 giờ7-9 giờ15-21 giờ
4-12 tháng9-10 giờ4-5 giờ13-15 giờ
1 tuổi11 giờ2-3 giờ14 giờ
2 tuổi10-12 giờ1-3 giờ13 giờ
3 tuổi9-12 giờ1-3 giờ12-13 giờ
4 tuổi9-12 giờ0-2,5 giờ11-12 giờ
5 tuổi8-11 giờ0-2,5 giờ10-11 giờ
6 tuổi10-11 giờKhông cần10-11 giờ
7 tuổi10-11 giờKhông cần10-11 giờ
8 tuổi10-11 giờKhông cần10-11 giờ

Lưu ý: Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày thì ban đêm sẽ ngủ ít hơn và ngược lại.

Giai đoạn từ 0-1 tháng

Bé dành thời gian gần như cả ngày để ngủ và chỉ dậy khoảng vài giờ để ăn. Trung bình trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày.

Giai đoạn từ 1-3 tháng

Từ lúc được 2 tuần đến 2 tháng tuổi, số giờ ngủ trung bình của bé là 15,5-17 giờ mỗi ngày, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ ban ngày và chia đều ra khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn.

Vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh tháng thứ 3 dài bao lâu? Thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.

HƯỚNG DẪN MẸ CÁCH HÚT MŨI CHO TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh là kỹ năng mà bố mẹ nào cũng cần phải biết để có thể xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi. Vậy hút mũi cho bé thế nào là đúng cách và an toàn? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dao động trong 12-16 giờ. Bé thường thức dậy khoảng 6-8 giờ sáng, ban ngày có từ 2-4 giấc ngủ ngắn, mỗi lần ngủ từ 30 phút – 3 giờ đồng hồ. Cho bé đi ngủ vào buổi tối lúc 6-8 giờ. Ban đêm, trẻ sơ sinh ngủ 1 giấc kéo dài 4-10 giờ 1 lần và tổng cộng thời gian ngủ của trẻ là 9-12 giờ.

Với những thông tin trên, hy vọng bài viết đã phần nào cung cấp được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và tầm quan trọng của giấc ngủ trong việc phát triển thể chất của trẻ. Để trẻ có thể ngủ ngon giấc. hạn chế giật mình, mẹ đừng quên tạo không gian thoáng đãng, yên tĩnh và nhiệt độ phòng thích hợp nhé!

Nguồn tham khảo:

//www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/bang-thoi-gian-ngu-cua-tre-so-sinh-theo-tung-thang-tuoi/

//www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/bang-thoi-gian-ngu-cua-tre-so-sinh-theo-tung-thang-tuoi/

Theo các ý kiến của các chuyên gia, tầm quan trọng của giấc ngủ trưa là vô cùng lớn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Dù chỉ là giấc ngủ ngắn vào ban ngày nhưng giá trị mà giấc ngủ trưa đem lại là tương đương với việc bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mọi hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương đều phụ thuộc vào chu trình của giấc ngủ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên thiết lập cho trẻ một lịch trình giấc ngủ cố định và khoa học ngay từ những tháng đầu đời.

Giấc ngủ trưa đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ

Giúp tăng cường khả năng ghi nhớ

Giấc ngủ trưa đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện khả năng tập trung và tăng cường sự lưu thông máu lên não. Một giấc ngủ trưa đúng giờ và đủ giấc vào sau giờ ăn sẽ giúp trẻ nhỏ tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập, khả năng ghi nhớ vượt trội hơn những bạn đồng trang lứa. Những trẻ không được ngủ đúng giờ cho tới khoảng năm 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng đọc và kỹ năng toán học thậm chí tới năm 7 tuổi. Vì vậy, nếu muốn bé có một não bộ minh mẫn với trí nhớ tốt thì mẹ không thể lơ là giấc ngủ trưa của con.

Giúp não bộ của trẻ xử lý thông tin nhanh hơn

Với những trẻ nhỏ được ngủ trưa đúng giờ và đủ giấc thì khả năng tư duy logic, kết hợp và xâu chuỗi những dữ liệu thông tin của trẻ đó sẽ phát triển tốt hơn. Những sự việc khác nhau, xảy ra vào các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ được não bộ của trẻ phân tích và xử lý để đưa ra kết luận về một vấn đề nào đó. Điều này là rất cần thiết trong quá trình học đi đôi với hành, được thể hiện rõ nhất là khi trẻ bước vào lứa tuổi đi học.

Phát triển trí tưởng tượng

Giấc ngủ trưa đúng cách sẽ thúc đẩy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ

Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho rằng giấc ngủ trưa đúng cách và khoa học sẽ thúc đẩy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ một cách vượt trội. Khi ấy, các nơ-ron thần kinh của não bộ sẽ xử lý những thông tin mà bé tiếp nhận được và mau chóng kết nối lại với trí tưởng tượng của trẻ.

Hỗ trợ sự trao đổi chất của cơ thể

Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa không kém gì giấc ngủ ban đêm của trẻ nhỏ. Nó có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi, là thời điểm “vàng” để hỗ trợ sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra nhanh hơn. Đó là cơ hội để cơ thể trẻ tăng trưởng tốt cả về chiều cao lẫn cân nặng, giữ gìn sức khỏe luôn ổn định.

Khi một đứa trẻ không được ngủ trưa thường xuyên hoặc giờ ngủ trưa không cố định, tất nhiên sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến việc giải phóng năng lượng trở nên ‘ì ạch’ từ đó gây khó khăn cho việc tiêu hao calo trong cơ thể. Từ việc này, hệ tiêu hóa của trẻ cũng trở nên kém hấp thu các chất dinh dưỡng hơn, tức là ăn được mà không lớn nhanh được.

Giúp trẻ nhanh nhẹn hơn

Ngoài ra, giấc ngủ trưa đúng giờ và đủ giấc giúp trẻ nhỏ phát triển nhanh hơn trong việc cầm, nắm đồ vật. Kỹ năng cầm, nắm đồ vật của trẻ phát triển càng sớm và nhanh nhạy càng chứng tỏ não bộ và hệ thần kinh của trẻ đang phát triển rất tốt. Nó là dấu hiệu vô cùng quan trọng trong những tháng đầu đời của trẻ. Khả năng cầm, nắm đồ vật giúp trẻ hoàn thiện hơn hệ thần kinh trung ương, phát triển các giác quan [xúc giác, thị giác, thính giác] và chắc chắn rằng trẻ không bị mắc các hội chứng khuyết tật về tâm thần, trí tuệ như bệnh Down.

Những thói quen nên tập cho trẻ nhỏ để có giấc ngủ ngon

Ngủ trưa cùng với mẹ là phương pháp tuyệt vời để dỗ giấc ngủ của con

Thiết lập thói quen đi ngủ nên kéo dài khoảng 30-40 phút và có thể gồm việc tắm và cùng đọc sách với bất kì ngôn ngữ nào mà các bậc cha mẹ muốn sử dụng với các trẻ nhỏ. Nên thực hiện thói quen này vào khoảng thời gian tương tự mỗi buổi tối.

Duy trì tính nhất quán và cố gắng không thay đổi thói quen của trẻ, đặc biệt là thời gian ngủ trong tuần. Nếu bạn muốn con ngủ trễ hơn xíu vào cuối tuần thì chỉ nên thay đổi xê xích trong vòng một tiếng. 

Ngủ trưa cũng là một dịp để bạn cùng dành chút thời gian với con, ôm con, ngủ cùng con đồng thời cũng là khoảng thời gian mà cả hai đều có thể cùng tận hưởng sự thoải mái, bởi giấc ngủ trưa với người lớn cũng vô cùng quan trọng. Ngủ cùng với người thân là một cách xử trí khi bé khó ngủ rất hiệu quả vì sẽ giúp bé con cảm thấy thư giãn hơn và dễ ngủ hơn.

Tắt TV và giới hạn thời gian xem TV nên tắt các thiết bị như máy tính bảng, iPad và thiết bị di động của trẻ ít nhất 2 tiếng trước giờ đi ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu chỉ dành 30 phút xem màn hình trước khi các em đi ngủ, các em có thể vẫn còn thức thêm 2 tiếng. Để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc mẹ có thể chuẩn bị thêm gối ôm hoặc những con thú đồ chơi nhồi bông để giúp con ngủ nhanh hơn sau khi đã ổn định trên giường.

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề