Giá trị tài sản BTC là gì

Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã được đề cập từ rất lâu trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải có quy chế pháp lý điều chỉnh riêng. Chính vì vậy, việc phân loại tài sản là cần thiết không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động lập pháp mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Do vậy, để làm rõ về vấn đề tài sản trong dân sự, em xin chọn đề tài: Phân tích các loại tài sản theo quy định của pháp luật và đưa ra bình luận về các loại tài sản kỹ thuật số [tiền ảo: Bitcoin, one coin] hiện nay trên cơ sở bản chất pháp lý về tài sản.

Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình Luật dân sự Việt Nam
  • Bộ luật Dân sự 2015

Tài sản là gì?

Theo điều 105 BLDS 2015, tài sản được hiểu là:

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Phân loại tài sản

Theo quy định của Luật, tài sản làvật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản trong đó, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật, Luật dân sự đã phân loại các loại tài sản như sau:

Thứ nhất,vật là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của mình. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận của thế giới vật chất mà con người không thể kiểm soát, chiếm hữu được nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người không thể tác động được vào nó. Đối tượng của quan hệ pháp luật nên vật phải đáp ứng được lợi ích của các chủ thể trong quan hệ. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Là bộ phận của thế giới vật chất.

Con người chiếm hữu được, lại lợi ích cho chính chủ thể.

Có thể tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

Như vậy, ngoài yếu tố là bộ phận của yếu tố vật chất, đáp ứng được nhu cầu của con người, vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.

Vật còn có thể chia ra như sau:

Phân tích các loại tài sản theo quy định của pháp luật

Loại 1: Vật chính và vật phụ:

Vật chính, vật phụ có thể được coi là một cặp, thiếu vật phụ, vật chính vẫn có thể sử dụng theo đúng tính năng, thiếu vật chính, vật phụ không còn thực hiện được đúng tính năng vốn có của mình.Điều 110 BLDS 2015quy định về vật chính, vật phụ như sau:

Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

VD:TV là vật chính, điều khiển TV là vật phụ.

Loại 2: Vật chia được và vật không chia được:

Vật chia được và vật không chia được có điểm khác nhau cơ bản nhất đó là vật chia được khi bị phân chia vẫn sử dụng được theo đúng tính năng ban đầu còn vật không chia được khi bị chia ra sẽ làm mất đi tính năng vốn có, không sử dụng được theo tính năng ban đầu.Điều 111 BLDS 2015cũng đã quy định về vật chia được, vật không chia được như sau:

Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

VD:Một chiếc bánh được xem là vật chia được vì sau khi bánh được chia thành nhiều phần vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu.

Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

VD:Chiếc bàn được coi là vật không chia được.

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

Loại 3: Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

Điều 112 BLDS 2015quy định vật tiêu hao và vật không tiêu hao như sau:

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu

Loại 4: Vật cùng loại và vật đặc định

Điều 113 BLDS 2015quy định về vật cùng loại và vật đặc định như sau:

Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

Loại 5: Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Thứ hai, tiền có thể hiểu: Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận [nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng] và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Tiền về mặt pháp lý có thể được hiểu là nội tệ hoặc ngoại tệ. Tuy nhiên, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông chứ không được lưu hành rộng rãi như Tiền Việt Nam. Tiền lưu hành trong nước phải là đồng Việt Nam trừ một vài trường hợp pháp luật cho phép mới được sử dụng đồng ngoại tê. Tiền phải có giá trị lưu hành trong thời điểm hiện tại ví dụ: Những đồng tiền cổ hoặc tiền xu thì nó được gọi là tiền nhưng không được xem làm tài sản để giao lưu trong dân sự.

Thứ ba, về giấy tờ có giá. BLDS 2015không định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu giấy tờ có giá là một loại tài sản. Theo Khoản 8 Điều 6Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010; Khoản 1 Điều 3Thông tư 04/2016/TT-NHNNvà Khoản 1 Điều 2Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định:Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Giấy tờ có giá tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể có rất nhiều cơ quan ban hành như : kho bạc, các công ty cổ phần, có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, có thể ghi danh hoặc không ghi danh và việc thực hiện quyền định đoạt về số phận thực tế đối với giấy tờ có giá cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền. Ví dụ: giấy nhận nợ, tờ vé số trúng thưởng, trái phiếu, cổ phiếutất cả những giấy tờ trị giá được bằng đồng Việt Nam.

Như vậy,các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký xe máy, ô tô, mô tô.không phải là giấy tờ có giá.

Thứ tư,quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 115 BLDS 2015 là : Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Những đối tượng của quyền tài sản bao gồm: quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Qua đây cũng nhận thấy rằng: phạm vi đối tượng quyền được coi là tài sản mặc dù không có khả năng chuyển giao trong giao dịch dân sự còn tạo tiền để để việc ghi nhận một số loại đối tượng có giá trị trong thực tiễn nhưng chưa được pháp luật thừa nhận bởi hạn chết trong việc chuyển giao nó. Ví dụ: Quyền sáng chế, phát minh ra máy gặt lúa, xe lăn cho người tàn tật, giống cây trồng, vật nuôi mới. được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ năm, động sản và bất động sản. Theo điều 107 BLDS 2015:

1. Bất động sản bao gồm:

  • a] Đất đai;
  • b] Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • c] Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • d] Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Căn cứ vào quy định này thì đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai như: nhà, công trình xây dựng, cây cối, tài nguyên.sẽ được coi là bất động sản. Còn động sản là những tài sản mà nó không thuộc là bất động sản. Cách phân loại này chủ yếu dựa vào đặc tính vật lý của tài sản là có thể di dời được hay không.Cách phân loại này là tiêu chí hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới đều sử dụng bởi việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến hai loại tài sản này rất khác nhau cần phải có quy phạm điều chỉnh riêng đối với từng loại.

Thứ sáu, tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Điều 108 BLDS 2015quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai như sau:

1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

  • Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
  • a] Tài sản chưa hình thành;
  • b] Tài sản đã hình thành những chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Tài sản hiện có là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó [nhà đã được xây dựng].

Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/ 2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảmquy định như sau:

1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.

2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

  • a] Tài sản được hình thành từ vốn vay;
  • b] Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
  • c] Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.

Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai [nhà đang được xây dựng theo dự án, tiền lương sẽ được hưởng,]. Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai có thể bao gồm tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch tài sản đó mới thuộc sở hữu của các bên [tài sản mua bán, thừa kế nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao cho chủ sở hữu].

Căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Đồng thời, việc phân loại tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai giúp cho người thực hiện các giao dịch đúng theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. So với tài sản hiện có khi sử dụng tài sản hình thành trong tương lai cho các giao dịch còn gặp phải những rủi ro nhất định: như những vấn đề phát sinh trong giao dịch bảo đảmVí dụ, chủ đầu tư thế chấp đất và khu chung cư hình thành trong tương lai cho ngân hàng; đồng thời cho phép người mua căn hộ chung cư của chủ đầu tư đang trong quá trình xây dựng và đem thế chấp ngân hàng. Vậy quyền lợi của ngân hàng nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai từ chủ đầu tư dự án hay quyền lợi của ngân hàng nhận thế chấp căn hộ từ người mua căn hộ được giải quyết như thế nào?

Bình luận về các loại tài sản kỹ thuật số

Trong thế giới của Cryptocurrency, một trong những câu hỏi mà các nhà đầu tư và điều hành phải đối mặt là các cơ quan quản lý sẽ xử lý các tài sản số như thế nào. Cryptocurrency là tiền kĩ thuật số hay tiền ảo được coi như 1 phương tiện trao đổi. Nó dùng cryptography [mật mã hóa] để bảo mật và xác minh các giao dịch, kiểm soát việc tạo ra các đơn vị mới của 1 loại tiền điện tử riêng biệt. Về cơ bản, cryptocurrencies được giới hạn trong các cơ sở dữ liệu mà không ai có thể thay đổi nếu không có các điều kiện cụ thể được lập ra.

Thế kỉ 21 chứng kiến một siêu bão công nghệ Blockchain ảnh hưởng đến thế giới và mọi người coi đó là công cụ nhằm hỗ trợ kiếm lời, quản lí tài sản của mình. Trong khi các nhà kinh doanh hăng hái theo dõi mọi biến động trên từng giây từng phút và kéo dài hàng tháng về các cập nhập mới của mạng lưới. Chỉ những điều trên đủ cho thấy mối quan tâm và tiềm năng đột phá của công nghệ Blockchain, các nhà đầu tư và tổ chức tăng cường hỗ trợ tài chính cho các dự án liên quan, cho đến chính phủ của các nước cũng đã chuyển hướng tầm nhìn sang công nghệ này.

Theo khoản 1 điều 105 BLDS Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện lao động xã hội ; đồng thời tiền tệ biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát triển lâu dài của trao đổi hàng hoá tạo ra.

Tiền điện tử là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành thường là các ngân hàng thương mại [NHTM] và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng [người mua] mở tại tổ chức phát hành [các NHTM]. Cụ thể hơn, tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi ngân hàng trung ương phát hành ra nó thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành [thường là các NHTM] đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. Tiền điện tử phổ biến hiện nay được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động hay còn gọi là hộp ATM [Automated teller machine]. Đó là một hệ thống máy tính được nối mạng với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian và một hộp chuyển tiền của ngân hàng nhà nước. Khi chúng ta đến một ngân hàng trung gian gửi tiền, bên cạnh việc trao cho chúng ta một chứng thư xác nhận việc gửi tiền, ngân hàng này sẽ trao cho chúng ta một tấm thẻ [card] bằng nhựa, bên trong được mã hóa điện tử và một mật mã để sử dụng. Tấm card này được xem là tiền, tuy nhiên việc xem tấm card này là một hình thái tiền tệ vẫn chưa được thống nhất bởi lẽ có một số quan điểm cho rằng đó chỉ là phương tiện chi trả.

Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng khoảng 214 quốc gia và vũng lãnh thổ với khoảng 200 loại tiền giấy đang được lưu hành. Nhưng có khoảng hơn một nghìn loại Tiền thuật toán khác nhau trong đó nổi bật nhất vẫn Bitcoin [BTC].
Bitcoin bắt đầu được giao dịch trên sàn Mt.Gox vào tháng 6/2010, đến năm 2013, Bitcoin được sử dụng trên cả phương diện thanh toán, giao dịch hàng hóa và tài sản đầu tư. Tất cả những đồng tiền còn lại có tên gọi chung là Altcoin như: Ethereum [ETH], Ripple [XRP], Litecoin [LTC], Monero [XMR], DASH, Ethereum Classic [ETC], IOTA [MIOTA] hay NEM [XEM], Bên cạnh đó chúng ta còn thấy xuất hiện một thuật ngữ mới đó là tiền ảo. Vậy tiền ảo là gì? Bitcoin có phải là tiền ảo không? Với tiền ảo thì mọi người thường sẽ có 3 cách hiểu khác nhau về nó như:

Là loại tiền không thể cầm nắm được, không có hình hài vật lý cụ thể và được sử dụng trên môi trường điện tử thì được gọi là Tiền ảo.

Là loại không có giá trị thực, không được bảo lãnh bởi tiền mặt, vàng và các tài sản có giá.

Là loại tiền thường sử dụng để thanh toán, mua đồ trong các trò chơi điện tử, mỗi loại trò chơi có một loại tiền khác nhau và chúng không thể dùng để trao đổi cho nhau hoặc đem ra ngoài môi trường điện tử để mua các sản phẩm.

Có lẽ đến nay, giá trị của Tiền kỹ thuật số, như Bitcoin, không nằm ở vai trò tiền tệ, nó là công nghệ, là tài sản đầu tư nhiều hứa hẹn nhưng cũng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Sở dĩ bởi cho đến nay, nó chưa hề được bất kì chính quyền nào chấp nhận như là đơn vị tiền tệ hay một phương tiện thanh toán hợp pháp. Nó không được hậu thuẫn/đảm bảo bởi bất kì loại tài sản nào. Nó không được thừa nhận đại diện cho cả tài sản hữu hình và vô hình. Không được phát hành bởi một ngân hàng trung ương nào. Hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam đều xem xét và coi Bitcoin là một loại tài sản ảo, hàng hóa [khi được đưa vào giao dịch trao đổi, chuyển nhượng, mua, bán]. Nên khó có thể coi tiền kỹ thuật số [cryptocurrency] là một hình thái tiền tệ mới!

Dựa vào xác suất giảm dần trong khả năng đào được vàng, các máy tính cần phải chạy ngày càng lâu hơn để có được Bitcoin, hoặc cần phải huy động ngày càng nhiều máy tính hơn. Người ta thấy rằng Bitcoin quả thực là rất hao tốn về năng lượng, bởi vì giao thức xác minhhuy động rất nhiều năng lượng và sức mạnh tính toán, và điều đó càng nhiều hơn nữa khi số lượng các giao dịch tăng lên. Hiện tại, khi Bitcoin chưa được phổ biến rộng rãi, người ta ước tính rằng mức tiêu thụ điện để làm choblockchainnày hoạt động tương đương với mức tiêu thụ điện của Ireland.

Theo các chuyên gia, với việc nhiều người tham gia bỏ tiền để mua Onetoken thì số lượng token là rất lớn, trong khi đó số lượng Onecoin lại có hạn nên càng ngày thì khả năng đào được đồng Onecoin càng khó hơn. Mặt khác, trong trường hợp giá trị của đồng Onecoin sụt giảm thì đồng tiền thật mà những người tham gia đầu tư cũng biến mất. Ngoài ra, vì là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn Khi đồng Bitcoin xuất hiện tại Việt Nam,Ngân hàngNhà nướcđã khẳng định, đây không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, đồng thời khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo. Theo NHNN, việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Nhìn nhận về việc đầu tư vào đồng tiền ảo, Luật sư Trương Thanh Đức Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico cho rằng: Pháp luật Việt Nam chưa bảo hộ tiền điện tử. Vì vậy, nếu đầu tư các loại tiền điện tử như Bitcoin, Onecoin, nhà đầu tư phải tự chịu rủi ro, giống như đánh bạc.

Lịch sử phát triển các hình thái tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ là sự phản ánh lịch sử phát triển kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật. Hình thái của tiền tệ sẽ không ngừng phát triển và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của kinh tế tài chính và công nghệ, ngày càng trở nên thông minh hơn, gọn nhẹ hơn, tiết kiệm chi phí cho giao dịch hơn, đồng thời đảm bảo tính an toàn và phù hợp với khả năng kiểm soát, điều tiết của Chính phủ và ngân hàng trung ương.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích các loại tài sản theo quy định của pháp luật và đưa ra bình luận về các loại tài sản kỹ thuật số [tiền ảo: Bitcoin, one coin] hiện nay trên cơ sở bản chất pháp lý về tài sản. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyếnquaHOTLINE 19006588củaLuật Quang Huyđể được giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề