Desktop Environment là gì

Với người dùng Linux, có vô số môi trường giao diện để lựa chọn trái ngược với khái niệm độc nhất thường thấy ở Windows. Mỗi giao diện đều đem lại nội dung và những trái nghiệm khác nhau. Có thể bạn đã nghe tới những cái tên như Unity, Gnome, hay KDE nhưng vẫn còn mơ hồ thì đây chính là cơ hội để tìm hiểu qua bài hướng dẫn dưới đây.

Có 2 cách để tương tác với những môi trường giao diện sắp kể dưới đây. Đó là lựa chọn phiên bản Linux đi kèm giao diện tương ứng, hoặc là cài đặt những giao diện này. Bạn có thể tùy ý cài đặt bất cứ giao diện nào mong muốn.

Unity


Unity là giao diện mặc định của Ubuntu

Unity là giao diện mặc định của Ubuntu, được ra mắt để định hướng giao diện Linux trong tương lai. Trên thực thế, Unity đồng nghĩa với Ubuntu.

Nét đặc trưng của Unity đó là thanh dock chạy dọc màn hình, kết hợp với bộ máy tìm kiếm Dash cùng khả năng tìm kiếm online, thêm vào đó là bộ icon bóng bẩy cộng thêm thanh taskbar tương tự trên GNOME 2.x, tất cả trộn lại giúp Unity trở thành 1 môi trường giao diện không lẫn vào đâu được.

Để cài đặt sử dụng câu lệnh:

#sudo apt-get install ubuntu-desktop

GNOME



GNOME 3 hay còn gọi là GNOME Shell

GNOME là một trong những môi trường giao diện làm việc phổ biến nhất trên Linux. Trong quá khứ, GNOME 2.x được sử dụng trên hầu hết tất cả các biến thể của Linux bao gồm Ubuntu, Fedora, Debian Tuy nhiên sau khi GNOME 3 ra mắt với giao diện GNOME Shell, một số biến thể trong đó có Ubuntu bắt đầu đi tìm giao diện cho mình. Quả thực thì GNOME 3 quá đơn giản và thiếu đi nhiều tính năng cần thiết, chẳng hạn như thanh taskbar mặc định của GNOME 2.x trong quá khứ.

Hơn nữa, GNOME 3 chứa nhiều hiệu ứng và thao tác rườm rà khiến người dùng Linux dần quay lưng với môi trường giao diện này.

Để cài đặt sử dụng câu lệnh:

#sudo add-apt-repository ppa:gnome3-team/gnome3

#sudo apt-get update && sudo apt-get install gnome-shell ubuntu-gnome-desktop

KDE

KDE là giao diện mặc định của Kubuntu
[Ảnh hướng dẫn cài đặt giao diện Linux]

Đã có thời, KDE và GNOME là 2 môi trường giao diện làm việc phổ biến nhất trên Linux. KDE phức tạp và khó sử dụng hơn GNOME, nó bao gồm nhiều tùy chỉnh và tính năng khác nhau. KDE có nhiều điểm tương đồng với Windows 7 chẳng hạn như thanh taskbar nối liền với menu, trung tâm thông báo và icons để truy cập nhanh.

KDE được đánh giá là giao diện ổn định và đem lại nhiều trải nghiệm cho người dùng. Tuy nhiên lại khá nặng nề khiến những máy cấu hình yếu khó có thể hoạt động trơn tru được.

Để cài đặt sử dụng câu lệnh:

#sudo apt-get install kde-full

Xfce

Xfce hay còn gọi là Xubuntu

Xfce là môi trường giao diện làm việc gần tương tự với Gnome 2.x. Nó nhẹ, mượt mà và ổn định. Xfce là lựa chọn lý tưởng cho những máy cấu hình yếu bao gồm môi trường làm việc kiểu truyền thống với thanh menu chứa ứng dụng, thanh dock và những widgets màn hình, ngoài ra nó cũng bao gồm nhiều hiệu ứng khá nhẹ nhàng.

Để cài đặt sử dụng câu lệnh:

#sudo apt-get install xfce4

Cinnamon

Cinnamon có trong Linux Mint Cinnamon

Cinnamon được phát triển bởi Linux Mint. Trong quá khứ Cinnamon được xây dựng dựa trên Gnome 3, tuy nhiên hiện tại Cinnamon đang ngày càng độc lập hơn. Đây là một giao diện khá đặc sắc bao gồm menu, hiệu ứng đẹp mắt, cộng thêm 1 thanh taskbar với khả năng tùy biến cao khiến cho Cinnamon đang là cái đích nhắm tới của nhiều người dùng đam mê Linux hiện nay.

Để cài đặt sử dụng câu lệnh:

#sudo add-apt-repository ppa:gwendal-lebihan-dev/cinnamon-nightly

#sudo apt-get update

#sudo apt-get install cinnamon

MATE

MATE thay thế cho GNOME 2.x

MATE là môi trường giao diện thứ 2 được phát triển bởi Linux Mint, được xây dựng để thay thế cho GNOME 2.x, với nhiều cập nhật và tính năng hữu ích, MATE hiện đại hơn nhiều so với GNOME 2.x trong quá khứ.

Để cài đặt sử dụng câu lệnh:

#sudo add-apt-repository "deb //packages.mate-desktop.org/repo/ubuntu $[lsb_release -cs] main"

#sudo apt-get update

#sudo apt-get install mate-archive-keyring

#sudo apt-get update

#sudo apt-get install mate-core

Lxde hay còn gọi là Lubuntu

Lxde hay còn gọi là Lubuntu

Tương tự Xfce, Lxde được xây dựng nhắm tới những máy tính có cấu hình trung bình. Lxde nhẹ nhàng, đơn giản và dễ sử dụng, nó bao gồm đầy đủ những tính năng của 1 môi trường làm việc cơ bản như trình quản lý file, thanh taskbar, menu, trình soạn thảo, xem ảnh, terminal, v.v.. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với Xfce, hãy thử qua Lxde.

Để cài đặt sử dụng câu lệnh:

#sudo apt-get install lubuntu-desktop

Chú ý: Không sử dụng dấu # khi khởi chạy câu lệnh.

Nguồn tham khảo

  • 7 top Linux desktop environments compared
  • Five Best Linux Desktop Environments

Từ khóa: linux desktop environment, giao diện đồ họa tương tác người dùng

Kể từ phiên bản ubuntu 11.04, Canonical đã tích hợp cho hệ điều hành Linux của mình một bộ giao diện hoàn toàn mới với tên gọi Unity thay thế cho giao diện GNOME 2 truyền thống. Trong khi đó, các nhà phát triển của GNOME đã giới thiệu phiên bản tiếp theo của giao diện đồ họa này với tên gọi Gnome 3 [hay GNOME Shell]. Vậy GNOME Shell và Unity, đâu là môi trường desktop tốt nhất cho ubuntu.

Cả Unity và GNOME Shell đều có thiết kế cho màn hình netbook hoặc cảm ứng. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm giao diện theo kiểu truyền thống thì GNOME Shell hay Unity không phải là lựa chọn tốt, bạn nên chọn các môi trường desktop khác như GNOME 2, KDE, Xfce hoặc LXDE.

Cài đặt GNOME Shell trên ubuntu


Mở ubuntu Software Center, chọn Edit/ Software Sources/ Other Software/ Add và nhập đoạn mã này vào rồi nhấn chọn Add Sources.

ppa:gnome3-team/gnome3

Sau đó, ubuntu sẽ tự động cập nhất lại bộ nhớ và bạn hãy tìm kiếm và cài đặt gói gnome-shell. Sau khi khởi động lại máy, chọn GNOME làm phiên làm việc mặc định.

Trải nghiệm GNOME Shell

Giao diện chính của GNOME Shell chỉ có duy nhất một thanh menu ở phía trên và màn hình desktop hoàn toàn trống trơn.

Sau khi nhấn vào nút Activities ở góc trái [hoặc nhấn phím Windows], GNOME Shell sẽ kích hoạt một màn hình mới cho phép bạn truy cập các ứng dụng cũng như chuyển đổi giữa các cửa sổ. Một thanh dock ở bên trái sẽ giúp bạn mở nhanh các ứng dụng yêu thích và còn thanh bên phải sẽ giúp bạn chuyển đổi giữa các vùng làm việc [workspaces].

Màn hình Activities của GNOME Shell còn được tích hợp một hộp thoại tìm kiếm. Bạn có thể mở các ứng dụng không nằm trên thanh dock bằng việc gõ vài chữ cái đầu trong tên ứng dụng cần mở. Ngoài ra, hộp thoại tìm kiếm này còn có tác dụng tìm kiếm nhanh trên Google/ Wikipedia và tìm kiếm các tập tin trong máy.

Nhấn vào nút Appications, bạn sẽ nhận được danh sách liệt kê toàn bộ các ứng dụng được cài trong máy được xếp loại thành từng nhóm.

Giao diện cửa sổ của GNOME Shell còn có một khác biệt lớn đó là việc loại bỏ 2 nút phóng to/ thu nhỏ và chỉ giữ lại nút thoát. Thoạt nghe có vẻ khó chịu nhưng sau khi trải nghiệm GNOME Shell, tôi cảm thấy 2 nút này gần như không cần thiết.Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn có đầy đủ 3 nút này thì bạn có thể xem hướng dẫn ở dưới với gnome-tweak-tool.

Bạn có thể chuyển cửa sổ lên chế độ toàn màn hình bằng việc kích đôi chuột vào cửa sổ giống như trên Windows 7. Mỗi khi mở quá nhiều cửa sổ ứng dụng, bạn chỉ cần nhấn nút Activitives và toàn bộ cửa sổ sẽ được đưa về dạng thu nhỏ để cho bạn lưa chọn.

Cảm giác của người viết khi sử dụng GNOME Shell là nhẹ nhàng và mượt mà hơn nhiều so với Unity. Có vẻ như, GNOME Shell không đòi hỏi nhiều hiệu ứng đồ họa và tài nguyên máy tính như Unity.

Tuy nhiên, một điểm của GNOME Shell làm người viết khó chịu đó là việc không có nút tắt máy cũng như khởi động lại.

Tinh chỉnh GNOME Shell với gnome-tweak-tool


Để khai thác tối đa các tính năng của GNOME Shell, người viết khuyên bạn nên cài đặt gói gnome-tweak-tool. Bạn có thể cài gnome-tweak-tool từ ubuntu Software Center.

Sau khi cài đặt, trong máy bạn sẽ xuất hiện công cụ Tweak Advanced Settings, nhấn chọn vào đó.

Trong menu mới xuất hiện,sau đây là một số tinh chỉnh hữu ích mà bạn có thể thử:

  • File Manager: Nhấn chọn vào Have File Manager handle the desktop sẽ cho phép các icon hiện lên trên màn hình nền của desktop thay vì trống trơn như mặc định
  • Fonts: tinh chỉnh font của hệ thống
  • Interface: giúp bạn thay đổi icon, giao diện, con trỏ chuột
  • Shell: Ở ô Arrangement of buttons on the titlebar, nhấn chọn All rồi đăng xuất và bạn sẽ đưa cụm 3 nút thu nhỏ/ phóng to/ thoát trở lại.

Nhiều người dùng thường lựa chọn KDE hay GNOME làm desktop cho Linux vì họ nghĩ rằng chúng phù hợp nhất với Linux. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, có rất nhiều loại desktop Linux thậm chí còn nhẹ hơn, nhanh hơn, và đẹp hơn KDE hay GNOME. Dưới đây là 10 desktop Linux đáng chú ý nhất của Linux.

1. Enlightenment

Đây là một desktop rất bắt mắt, nhẹ và chạy khá nhanh. Enlightenment được Carston Haitzler [Raster] phát triển vào năm 1996. Đây là một desktop được tạo ra cho trình quản lý của sổ nhẹ với đầy đủ kiểu dáng.

Hiện tại, 2 ấn bản được ưa chuộng của Enlightenment gồm: DR16 và DR17. DR16 là ấn bản ban đầu và DR17 là ấn bản được phát triển từ DR16. 2 ấn bản này khác nhau hoàn toàn. DR16 tích hợp rất ít công cụ truy cập so với DR17. Desktop DR16 không có Panel, Icons và được tạo bởi ba menu chuột [trên mỗi nút], và một Iconbox [nơi những cửa sổ được đặt biểu tượng hay thu nhỏ], một Pager [trang nhớ để thay đổi desktop], và Dragbar [sắp xếp thứ tự desktop].

Ấn bản DR17 gỡ bỏ Iconbox, Pager và bổ sung nhiều Shelve, là những Panel chứa trình khởi động, trang ghi, đồng hồ, của ứng dụng. Thậm chí với một desktop chuẩn, DR17 vẫn giữ lại những nét đặc trưng và tốc độ. Nếu muốn dùng thử DR16 bạn có thể cài đặt qua phương pháp cài đặt Linux chuẩn. Nếu sử dụng DR17 bạn cũng có thể dùng thử nhữngbản phân phốiEliveCD và gOS.

2. AfterStep

Đây là desktop đầu tiên sử dụng chế độ trong suốt. AfterStep thực ra là một mẫu của FVWM được xây dựng lại cho giống với desktop NeXTSTEP. Cũng như FVWM, AfterStep nhẹ, nhanh và có thể thay đổi kích thước. Những đặc điểm chính của AfterStep là menu chuột, Pager, Wharf [một ứng dụng ký sinh giống dock] và Winlist [bảng hiển thị những ứng dụng đang hoạt động]. AfterStep buộc phải cấu hình thông qua những file văn bản phẳng [vì khi thực hiện yêu cầu phải biết bố cục của những file cài cấu hình].

Ấn bản được ưa chuộng nhất hiện nay là AfterStep 2.2.8 được xây dựng bởi Sasha Vasko. Một trong những điểm nổi trội nhất của AfterStep là khả năng tùy chỉnh cấu hình. Từ việc hẹn giờ mở cửa sổ tự động cho tới đặt vị trí những thanh tiêu đề [thanh tiêu đề có thể được đặt theo chiều dọc hoặc ngang], AfterStep có thể được cấu hình tới mức cao hơn hiều so với hầu hết các trình quản lý cửa sổ khác. Bạn cũng có thể cài đặt AfterStep theo cách thông thường. Ví dụ, trong Mandriva, dùng lệnh urpmi afterstep để cài đặt.

3. Fluxbox

Fluxbox có thể là một trong những trình quản lý cửa sổ nhẹ nhất của Linux. Nó chạy khá nhanh và rất ổn định. Fluxbox rất phù hợp cho người dùng muốn đơn giản hóa cách tiếp cận desktop. Fluxbox là một phiên bản của trình quản lý cửa sổ Blackbox được thiết kế để bổ sung những đặc điểm mới cho Blackbox.

Desktop Fluxbox chứa một menu chuột, một thanh công cụ và Slit. Slit là một dock nhỏ chứa nhiều ứng dụng kí sinh. Mọi cấu hình cơ bản được thực hiện thông qua những file cấu hình văn bản phẳng giúp cấu hình mọi thứ từ chủ đề cho tới menu. File cài đặt rpm của trình quản lý cửa sổ Fluxbox là 1.196KB.

Việc cài đặt Fluxbox rất đơn giản. Bạn có thể tìm Fluxbox trong nhóm ứng dụng cài đặt đồ họa [như Synaptic hay Yumex] hoặc bạn có thể cài đặt bằng lệnh [ví dụ, lệnhurpmi fluxbox trong Mandriva]. Nếu không cài đặt được, bạn có thể thử Fluxbuntu, một bản phân phối nền tảng Ubuntu, được thiết kế cho Fluxbox.

4. XFCE

XFCE trở thành desktop trên máy Linux với sự trợ giúp của Zonbu, Mythbuntu, Slackware và Gentoo. Đây là một desktop nhẹ tích hợp nhiều cách tiếp cận desktop truyền thống, với nhiều Icon, Panel, menu Start và khay hệ thống. Desktop XFCE có ít tùy chọn cấu hình hơn so với những người anh em của nó. XFCE được thiết kế với nhiều module vì vậy bạn có thể lựa chọn cài đặt lượng module mong muốn, ngoài ra nó còn gồm nhiều ứng dụng riêng biệt: XFWM [trình quản lý cửa sổ XFCE], Xfmedia [MediaPlayer của XFCE], Orage [ứng dụng lịch của XFCE] và Thunar [công cụ quản lý file]. Hiện nay Thunar cũng là trình quản lý file cho DR17 của Enlightenment.

Bạn chỉ cần dùng lệnh urpmi xfce trong Mandriva để cài đặt XFCE hoặc tìm XFCE trong công cụ cài đặt đồ họa. Nếu quá trình cài đặt bị lỗi, bạn có thể tải một số bản phân phối [như Gentoo và Slackware]. Các phânphốiMedia Center của Mythbuntu cũng chạy trên một desktop XFCE.

5. Compiz/Compiz Fusion

Compiz/Compiz Fusion là một desktop 3D đang được ưa chuộng. Compiz là desktop Linux 3D nguyên bản còn Compiz Fusion là sự kết hợp của Compiz và dự án Beryl trước đây. Hai trong số những dự án này sử dụng lại những đặc tính của OS X của Apple nhưng đã thay đổi đôi chút.

Một trong những đặc tính nổi bật của Compiz và Compiz Fusion là Cube [hình lập phương]. Cube gồm Metaphor Pager phẳng của Linux [có thể tạo ra nhiều desktop] và đưa những desktop đó vào cube 3 chiều. Khi lăn chuột, desktop cube thu nhỏ lại và bạn có thể xoay để sử dụng mặt, tương ứng với mỗi desktop, bạn muốn. Thêm vào đó là khả năng làm cube [và mọi thứ trên desktop] trở nên trong suốt tạo ra một desktop rất ấn tượng.

Cài đặt Compiz yêu cần tới những thiết bị hỗ trợ cho cấu hình máy, như card màn hình hỗ trợ AIGLX, Nhưng những gì mà nó mang lại cũng xứng với thời gian và công sức mà bạn bỏ ra.

6. IceWM

Đây là trình quản lý cửa sổ nhẹ được viết hoàn toàn trên môi trường C++ [điểm khác biệt lớn nhất so với các trình quản lý cửa sổ khác]. IceWM có thể thay đổi cho phù hợp với GNOME và sử dụng Imlib để hỗ trợ đồ họa. IceWM là một trình quản lý cửa sổ rất dễ sử dụng. Desktop này gồm một Panel, menu Start, khay hệ thống, một Pager, IceWM có thể cấu hình như các trình quản lý cửa sổ chuẩn khác nhưng không giống như Enlightenment DR16, IceWM tích hợp công cụ kiểm soát đồ họa cho cấu hình.

Cài đặt IceWM rất đơn giản, chỉ cần chạy lệnh yum install icewm trong Fedora.

7. Windowmaker

Windowmaker, một trình quản lý cửa sổ nền tảng NeXT, tích hợp hầu hết tính năng của NeXT và không bổ sung FVWM. Windowmaker cũng là một trình quản lý cửa sổ nhẹ, rất nhanh và ổn định. Nó rút ngắn quá trình tiếp cận, nhưng lại không hỗ trợ định dạng ảnh, thêm vào đó những menu ứng dụng trượt có thể bị tách rời và ghim chặt. Bạn có thể tách rời một menu phụ và đặt nó trên desktop, nó sẽ mở cho đến khi bạn tự đóng lại. Mọi thay đổi cấu hình của Windowmaker đề phải thực hiện trong thời gian thực. Windowmaker có một dock nơi những ứng dụng được khởi chạy, nhưng nó không phải là dock linh hoạt như trong OS X.

Windowmaker có thể được cài đặt bằng lệnh urpmi windowmaker trong Mandriva, hoặc tìm trong nhóm công cụ quản trị như Synaptic.

8. Metacity

Metacity đã từng là trình quản lý cửa sổ được sử dụng trong desktop GNOME. Sau đó, nó đã tự tách ra thành một desktop riêng biệt. Metacity được phát triển bởi Havoc Pennington [nhân viên của Red Hat], sử dụng bộ công cụ GTK+2 nhưng nó không có nhiều tính năng và thậm chí còn không có logo. Tuy nhiên, thay vào đó nó lại có những mặc định độc đáo. Một trong số đó làm cho Metacity giống với trình quản lý cửa sổ kiểu cũ giống UNIX điển hình. Trong thực tế, nó rất đơn giản nhưng không phải vì thế mà kém đi phần hấp dẫn. Metacity nhẹ và nhanh. Nó cũng rất giống với trình quản lý cửa sổ *NIX, vì vậy nó được cài đặt trong hầu hết hệ điều hành *NIX.

Nhiềubản phân phối[như Mandriva] mặc định cài đặt Metacity. Nếu Metacity không được mặc định cài đặt, bạn có thể dùng lệnh yum install metacity để cài đặt hoặc tìm trong nhóm công cụ quản trị.

9. FVWM

Trước đây FVWM là trình quản lý cửa sổ dành cho hệ điều hành Linux được ưa chuộng nhất. Trong thực tế, FVWM khá giống với desktop của Windows 98 mặc dù không được sắc nét như vậy. Phiên bản hiện tại của FVWM là 2.4.20. Nó bao gồm nhiều tính năng của AfterStep, Enlightenment và Windowmaker. Để cài đặt FVWM bạn chỉ cần chạy lệnh apt-get install fvwm.

10. CDE

CDE không thực sự là một desktop của Linux nhưng nó vẫn được nhắc đến vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới những desktop của Linux. CDE [Common Desktop Environment Môi trường desktop chung] được Sunsoft, HP, IBM và USL hợp tác sản xuất vào năm 1993. Desktop mới này được phát triển dựa trên Visual User Environment của HP và xuất phát từ trình quản lý cửa sổ Motif. Trong một thời gian dài CDE là một môi trường desktop UNIX chuẩn. Nhưng đến năm 2001, nó bị thay thế bởi GNOME [sau đó nó được sử dụng trở lại vì GNOME hoạt động không ổn định].

CDE là một desktop khá chuẩn, gồm một Panel và menu Start. Khiếm khuyết lớn nhất của nó là giao diện giống UNIX, thiếu hỗ trợ tinh chỉnh font chữ và việc cấu hình rắc rối. CDE chính là một desktop Solaris nhưng phải cài đặt trên AIX và HP-UX.

Video liên quan

Chủ Đề