File Excel bảng cân đối số phát sinh

Download Bảng cân đối số phát sinh - Mẫu bảng cân đối số phát sinh số S06-DN

Bảng cân đối số phát sinh là biểu mẫu kế toán được ban hành kèm theo thông tư 200 của bộ Tài chính. Thông qua nội dung của bảng cân đối số phát sinh, các nhà quản lý có thể dễ dàng nắm bắt được các số liệu thống kê về các tài khoản của doanh nghiệp bao gồm số dư đầu kỳ, số dư phát sinh và cả số dư cuối kỳ.

Nội dung bảng cân đối số phát sinh là bao hàm các vấn đề phát sinh về tiền mặt và các vấn đề chi tiêu, hoạch toán liên quan đến tiền của của doanh nghiệp như các khoản tiền mặt doanh nghiệp hiện có, các khoản tiền đang gửi tại ngân hàng, các tài sản cố định có giá trị, bảo hiểm y tế, vốn, doanh thu bán hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp và nhiều các chi phí khác của doanh nghiệp theo kỳ kế toán tổng hợp.

Bên cạnh đó là bảng cân đối kế toán được lập ra bởi những người làm công tác kế toán cũng được sử dụng khá phổ biến, giúp doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn về tình hình kinh doanh của đơn vị mình, nội dung của bảng cân đối kế toán còn đề cập đến các vấn đề liên quan đến thuế, chi phí kinh doanh, khoản thu nhà nước...


Download Bảng cân đối số phát sinh - Phần mềm Mẫu bảng cân đối số phát sinh số S06-DN

Bên cạnh đó, các kế toán khi cần lập bảng cân đối số phát sinh thì mọi người chỉ cần download biểu mẫu bảng cân đối số phát sinh dưới đây về là có thể sử dụng ngay mà không mất công phải soạn thảo như trước kia. Đây là biểu mẫu chung được quy định bởi bộ Tài chính vì thế có thể áp dụng trong tất cả các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính đồng nhất, thuận tiện cho các đơn vị quản lý.

Cũng là biểu mẫu kế toán nhưng bảng thanh toán tiền lương lại có mục đích khác, hỗ trợ cho việc thanh toán lương tại các doanh nghiệp, việc lập bảng thanh toán tiền lương đảm bảo sự minh bạch về các khoản tiền mà người lao động được hưởng.

Trong bảng cân đối số phát sinh có một số nội dung chính mà các kế toán cần kê khai chi tiết và đầy đủ bao gồm các thông tin về số dư đầu kỳ, các khoản phát sinh trong kì và số dư còn lại ở cuối kì. Các số liệu này đều được chia làm 2 phần là số tiền nợ và số tiền hiện đang có.

Qua các số liệu trong bảng cân đối số phát sinh, các nhà quản lý có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình một cách chính xác nhất, từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc kê khai bảng cân đối số phát sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các kế toán cần phải nắm được để hoàn thanh công việc của mình.

Bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND mẫu số 08a-TT cũng được các bộ phận kế toán sử dụng nhiều với mục đích đối chiếu chênh lệch về số lượng quỹ tiền mặt trong sổ và trên thực tế tại tất cả các doanh nghiệp, Việc soạn thảo bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND mẫu số 08a-TT là một trong những nghiệp vụ kế toán quan trọng.

Bảng cân đối số phát sinh tài khoản dùng để làm gì?

Bảng cân đối số phát sinh tài khoản dùng để ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính

1. MẫuBảng cân đối số phát sinh tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC làMẫu số S06-DN

Đơn vị:Công ty kế toán Thiên Ưng
Địa chỉ:……Hà Nội + Tp.HCM…..
Mẫu số S06-DN
[Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính]

Bảng cân đối số phát sinh

Tháng... năm ...


Số hiệu Tên Số dư đầu tháng Số phát sinh trong tháng Số dư cuối tháng
tài khoản tài khoản kế toán Nợ Nợ Nợ
A B 1 2 3 4 5 6







Tổng cộng


Ngày..... tháng.... năm .......
Người ghi sổ
[Ký, họ tên]
Kế toán trưởng
[Ký, họ tên]
Giám đốc
[Ký, họ tên, đóng dấu]

2. Cách ghiBảng cân đối số phát sinh tài khoản -Mẫu số S06-DN

Bảng Cân đối số phát sinh được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối số phát sinh kỳ trước.

Trước khi lập Bảng cân đối số phát sinh phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.

Số liệu ghi vào Bảng cân đối số phát sinh chia làm 2 loại:

- Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ [Cột 1,2 Số dư đầu tháng], tại thời điểm cuối kỳ [cột 5, 6 Số dư cuối tháng], trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

- Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo [cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng] trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.

- Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 2 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.

- Cột 1, 2- Số dư đầu tháng: Phản ánh số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ [Số dư đầu kỳ báo cáo]. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu kỳ trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối tháng” của Bảng Cân đối số phát sinh kỳ trước.

- Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh luỹ kế từ đầu tháng” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.

- Cột 5,6 “Số dư cuối tháng”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu tháng [cột 1, 2], số phát sinh trong tháng [cột 3, 4] trên Bảng cân đối số phát sinh tháng này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh tháng sau.


Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối số phát sinh. Số liệu trong Bảng cân đối số phát sinh phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:

Tổng số dư Nợ [cột 1], Tổng số dư Có [cột 2], Tổng số phát sinh Nợ [cột 3], Tổng số phát sinh Có [cột 4], Tổng số dư Nợ [cột 5] Tổng số dư Có [cột 6].

Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối số phát sinh còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

3. MẫuBảng cân đối số phát sinh tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC trên Excel

Bạn nào cần lấy MẫuBảng cân đối số phát sinh tài khoản theo TT 200 dạng file Word và Excel thì để lại thông tin ở cuối Website hoặc gửi vào Email: để được gửi nhé.

Xem thêm: Mẫu và Cách ghi sổ tiền gửi ngân hàng

Video liên quan

Chủ Đề