Ec là đơn vị gì của thuốc trừ sâu

EC [Emulsifiable Concentrate] là ký hiệu của dạng thuốc nhũ tương đậm đặc.

Các chế phẩm dạng EC rất phổ biến đối với hầu hết các loại chế phẩm thuốc trừ sâu. Các chế phẩm EC thường được chế tạo từ các hoạt chất dạng dầu hoặc các dạng sáp, dạng rắn có nhiệt độ nóng chảy thấp và tan được trong các dung môi hyđrocacbon không phân cực [như xylen, các dung môi C9 – C11, naptha, dầu hỏa].

EC là dạng được dùng nhiều nhất, song EC cũng có một số nhược điểm, đó là hầu hết các chế phẩm EC đều chứa các hyđrocacbon thơm [kiểu như xylen] độc, dễ bay hơi và bắt cháy. Khi kết hợp với một số dung môi phân cực khác [như N-metyl pyrolidon hoặc đimetyl focmamid] thì có thể tạo ra loại chế phẩm EC hiệu quả cao.

Hiện nay, người ta đang cố gắng nghiên cứu thay thế các dung môi thơm bằng một số dung môi khác như dầu thực vật alkyl hóa [như metyl oleat, alkyl canolat…], N-alkyl pyrolidon hoặc một số dầu béo với các este glycol của chúng, v.v…

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN

Các chất HĐBM dùng làm chất nhũ hóa được bổ sung vào các chế phẩm dạng EC với mục đích đảm bảo chế phẩm tự hóa nhũ và tạo độ bền trạng thái nhũ ngay trong bình phun khi sử dụng.

Các chất tạo nhũ cũng phải được lựa chọn để đảm bảo dung dịch nhũ bền trong mọi điều kiện khí hậu, nhiệt độ và độ cứng của nước pha loãng. Hạt nhũ phải có kích thước 0,1 ÷ 5µm khi chế phẩm EC được trộn lẫn với nước.

20 năm trở lại đây, việc gia công các chế phẩm EC dễ dàng hơn do người ta đã phát triển thêm nhiều tác nhân nhũ hóa mới, trong đó phần ưa nước của phân tử các chất này có chứa mạch polyetylen oxit.

Các chất HĐBM non-ionic thường dùng là nonyl phenol có mạch kỵ nước chứa 12 [hoặc hơn] phân tử etylen oxit. Một thành phần khác trong hệ cân bằng cũng có thể là một chất HĐBM anionic như muối canxi của axit đôđêxibenzen sunfonic [DBSA] [có thể tan trong dầu].

Gần đây, các nonylphenol etoxylat bị nghi là ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết khi chất này ngấm vào nguồn nước uống và đang có các công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Nồng độ tổng cộng của các chất nhũ hóa trong chế phẩm dạng EC thường vào cỡ 5 ÷ 10% trọng lượng.

Hiện nay chưa có một quy tắc chặt chẽ để xác định tỷ lệ của các chất HĐBM nhóm anionic và nhóm non-ionic trong chất nhũ hóa hỗn hợp, song người ta cũng hướng dẫn pha theo cân bằng ưa nước – ưa dầu [hyđrophile – lipophile balance – HLB]. HLB càng cao thì chất nhũ hóa càng ưa nước [tức là dễ tan trong nước].

Chất nhũ hóa có HLB cỡ 8 – 18 được coi là trung bình và sẽ cho khả năng tạo nhũ dầu trong nước tốt nhất. Tỷ lệ tối ưu của các chất HĐBM ionic/ các chất HĐBM non-ionic thường được xác định bằng thực nghiệm. Với tỷ lệ này thuốc BVTV có thể tự tạo nhũ trong nước và cho dung dịch nhũ tương bền.

Các chế phẩm dạng EC chỉ được hạn chế áp dụng trong một số các nhóm hoạt chất nhất định. Một số hoạt chất thuốc trừ sâu không có độ hòa tan thích hợp để gia công theo dạng chế phẩm này. Tuy nhiên người ta cũng có thể làm tăng độ tan của một số hoạt chất bằng cách bổ sung thêm các dung môi phân cực thích hợp.

THÀNH PHẦN CHÍNH

Một số chế phẩm loại EC thông thường có thành phần sau [% trọng lượng]:

Hoạt chất 20 – 70%

Hỗn hợp chất tạo nhũ 5÷ 10%

Dung môi các loại vừa đủ 100%

Người ta thấy đôi khi sự có mặt của các dung môi và chất nhũ hóa lại làm tăng hiệu quả sinh học của chế phẩm dạng EC.

Nhiều loại thuốc trừ sâu có hoạt chất phôpho hữu cơ và pyrethroid [là các chất tan trong dầu] thường được gia công thành dạng EC, trong đó có một số ít các hoạt chất cần được bổ sung các dung môi khi gia công để nâng cao hơn hoạt tính sinh học của hoạt chất.

Các dung môi gốc dầu mỏ đang chịu áp lực về môi trường vì gây hại sức khỏe cho người sử dụng nên chúng đang có xu hướng bị loại bỏ trong công nghệ gia công các loại chế phẩm EC.

Tuy nhiên không phải tất cả các dung môi có thể bị loại bỏ và thay thế hết. Vì vậy, vấn đề đưa ra các kiểu bao gói mới nhằm giảm sự tiếp xúc giữa thuốc BVTV và người sử dụng đang được xúc tiến nghiên cứu và áp dụng mạnh mẽ.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA LOẠI EC

Nhũ tương đậm đặc EC thường có một số ưu điểm và nhược điểm trong việc sản xuất và sử dụng như sau

Ưu điểm

  • Dễ sản xuất
  • Dễ di chuyển, pha trộn
  • Dùng cho các hoạt chất không tan trong nước, độ nóng chảy thấp.
  • Hiệu lực cao

Nhược điểm

  • Chi phí đóng gói và chuyên chở cao
  • Dễ bị đông lạnh
  • Có thể ăn mòn kim loại, chất dẻo
  • Độc

ỨNG DỤNG CỦA EC

Chất nhũ tương đậm đặc được sử dụng để xử lý sâu bệnh trong nông nghiệp, cây cảnh và cỏ, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm công trình [dân cư và thương mại], chăn nuôi và các cơ sở y tế công cộng.

Chúng cũng có thể thích ứng với nhiều loại thiết bị ứng dụng – từ máy phun nhỏ, cầm tay đến máy phun thủy lực, máy phun mặt đất khối lượng thấp, máy phun sương, máy phun thuốc công suất lớn và máy bay khối lượng thấp.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng chúng để kiểm soát dịch hại nói chung đối với côn trùng xung quanh hộ gia đình của bạn, đặc biệt là trong được sử dụng nhiều trong các loại thuốc diệt muỗi.

Chất nhũ tương đậm đặc EC hoạt động tốt cho việc này vì chúng giúp dễ dàng tạo ra hàng rào thuốc diệt côn trùng đồng đều khắp nơi trong nhà của bạn.

Ngoài việc phun diệt và kiểm soát côn trùng ra thì Nhũ tương đậm đặc cũng được sử dụng trong các công thức điều hòa sinh trưởng côn trùng và diệt cỏ.

MỘT SỐ THUỐC DẠNG EC

Điểm danh một số loại thuốc diệt côn trùng có dạng nhũ tương đậm đặc phổ biến hiện nay như thuốc diệt muỗi Map Permethrin 50ec, Permecide 50ec, Stmed Permethrin 50ec, thuốc diệt mối Cislin 2.5ec,…

Các loại thuốc diệt muỗi thường phổ biến ở dạng EC hơn là dạng huyền phù đậm đặc SC.

Nguồn tham khảo:

//www.crodacropcare.com/en-gb/products-and-applications/emulsifiable-concentrate

//www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/emulsifiable-concentrates

//www.solutionsstores.com/emulsifiable-concentrate

Võ Trọng Vũ là chuyên gia tư vấn sản phẩm và giải pháp diệt côn trùng tận gốc, an toàn và hiệu quả nhất. Uy tín – Chuyên nghiệp – Tận tâm. Hotline: 0922.004.168

Video liên quan

Chủ Đề