Được đằng chân lân đằng đầu là gì

Bởi ông quan niệm, một người đàn ông phải cực nhọc ra ngoài làm ăn nuôi một con vợ “chỉ biết ăn rồi đẻ” thì mẹ tôi “ở nhà rảnh lắm”, chả biết làm ra đồng nào thì phải phục dịch chồng chu toàn. Là ba nói mẹ rảnh thôi, chứ mẹ có 5 đứa con, mỗi đứa cách nhau 2 tuổi mà rảnh rang gì.

Ảnh minh họa

Ông hay đánh vợ lúc các con đã ngủ hoặc lúc chị em tôi đi học chưa về, hay khi cả bọn cùng kéo nhau đi chơi. Vậy nên tôi chỉ thấy mặt mày tay chân mẹ bị bầm, có khi mẹ đang ngồi giặt quần áo, thương mẹ chạy lại ôm chầm ngang lưng thì mẹ nhăn mặt kêu đau. Tôi lấy dầu và nhất quyết đòi vén áo mẹ lên xoa dầu. Lúc ấy mới phát hiện ra lưng mẹ lằn ngang lằn dọc.

Mà riêng gì mẹ, chị em tôi cũng bị đánh kiểu “cá mòi hộp”, đó là một đứa có tội là sẽ đánh hết cả bầy. Nhưng con nít thì tội gì kia chứ, chỉ là mất sách, mất vở, mất dép, bể chén, tô thôi mà. Nhưng ba tôi luôn bảo “Tụi bây có biết tao làm lụng cực khổ đổ mồ hôi sôi nước mắt mới ra tiền hay không? Tại sao cứ mất đồ”.

Roi bông bụp, roi mì, roi dâu, roi trúc, roi tầm vông, cán chổi, cán cuốc… chị em tôi đều đã nếm qua. Có điều là trên mông chứ không phải khắp cơ thể như mẹ.

Nên tôi căm thù những người chồng đánh vợ. Tôi hỏi mẹ tại sao không… đánh lại ba “cho ổng ớn” thì mẹ khóc bảo rằng “Thà chịu đau nhịn một chút là xong chứ đánh lại ổng, ổng tức lên đánh chết thì con mồ côi, hoặc ổng giận bỏ đi thì làm sao mẹ nuôi nổi các con?”.

Ôi mẹ tôi… những bà mẹ chịu đòn vĩ đại, chỉ vì miếng cơm manh áo của các con sao?

Vậy mà… kén lắm rồi tôi cũng lấy chồng. Chung quy vì sợ một người đàn ông vũ phu như ba tôi. Chồng tôi rất đàng hoàng, cưng vợ quý con nhưng tới năm thứ sáu thì…cũng giơ nắm đấm lên với vợ, bởi lý do tôi dám “cãi già” khi anh bảo tết năm đó phải về quê chồng ăn tết. Tôi nói, ba mẹ chồng đã mất, các em đều tư riêng, mẹ mất ba tháng nay, dịp tang lễ chúng ta đã về đến mười ngày. Tiền nợ cho chuyến đi đó còn chưa trả hết, thì giờ về làm gì?

Vậy là anh giơ nắm đấm lên… ôi bàn tay có nhiều vết chai mà tôi tự hào yêu quý đó, đã giáng vào mặt tôi một cái tát nổ đom đóm, cơ hồ có gì nóng nóng chảy ra từ mũi.

Bạo hành là mầm móng của tai hoa cho hôn nhân. Ảnh minh họa

Tôi tỉnh dậy khi thấy hàng xóm vây quanh, hơi hạnh trên mắt phả xuống do họ chườm đá cho mắt tôi. Tôi nghe mặt mình nặng như treo tạ và đau như bị té. Hai con khóc như nhà có đám.

Nhìn quanh, tôi thấy chồng quỳ ở góc giường, mắt đỏ hoe. Anh khóc và hứa rằng từ nay sẽ không bao giờ đánh vợ nữa, nếu còn sẽ bị… trời tru đất diệt.

Tôi lặng thinh và tự vấn, dường như mình cũing có lỗi một phần, đáng ra nên nhẹ nhàng phân tích với chồng, đàng này sừng cổ lên la lối chuyện hao tốn. Mẹ mất đã khiến anh đau buồn lắm rồi, vậy mà người làm vợ lại lấy sự hao tiền ra mà so sánh.

Hôn nhân chúng tôi đã vào năm thứ mười hai, mọi chuyện bất đồng đều giải quyết bằng lời chứ không bằng nắm đấm nữa. Mấy khi vui anh hay bảo “Em dữ quá, đàn ông đôi thì nóng tính thì động tay động chân chút mà em ngất xỉu thấy ghê quá”.

Tôi cười cười.

Phải chăng, với đàn ông khi “được đàng chân” họ sẽ “lân đàng đầu”. Quan trọng là cách sống của người vợ, làm sao cho họ đừng giơ nắm đấm lên, hoặc nếu họ đã giơ lên thì cũng đừng tạo điều kiện cho họ giơ lên nữa.

Đừng để chồng có cơ hội bạo hành với mình, vì chỉ cần họ đánh mình được một lần thôi, thì chắc chắn sẽ có lần thứ hai và trăm lần nữa. Nhưng quan trọng hơn là ta phải xác định bạo hành từ đâu mà ra để chặn đứng nó từ trong “trứng nước”.

Bài “Một câu nhịn chín câu lành” vừa post tuần rồi thấy có rất nhiều người hưởng ứng. Hầu hết các comment đều đồng cảm và cho rằng đối với ngành dịch vụ thì nhường khách một chút mà nó lành, tính ra đường dài lại có lợi. Có lợi cả về mặt quan hệ khách hàng lẫn hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên cũng có đâu đó một vài comment tỏ vẻ phân vân là liệu mình nhường nhịn khách hàng như vậy có tốt hay không. Liệu khách hàng loại “bựa” có lợi dụng sự uyển chuyển, hiếu khách của mình mà lấn tới, làm đi làm lại nhiều lần, kiểu như “được đằng chân, lân đằng đầu”.

Đây là một đề tài thú vị vì ít nhiều gì câu hỏi này cũng có xuất hiện trong suy nghĩ của nhiều người trước khi đi đến quyết định dành phần thiệt về cho mình. Nói chung, trường hợp gặp khách bựa loại này cũng rất ít và nếu nó xảy ra thì chắc chắn là phải có một cái bài khác để mà “customer service”, chứ không thể áp dụng kiểu phục vụ thông thường. Cũng như nếu gặp loại khách “trá hình” vào cửa hàng mình yêu sách lung tung nhằm lấy lý do để tung lên mạng, cạnh tranh không lành mạnh. Chưa kể còn có loại khách chỉ muốn vào quán để đập phá, không có liên quan gì đến giao dịch mua và bán một cách bình thường.

Mỗi người sẽ phải có một cách đối phó khác nhau, tuỳ vào khả năng, kinh nghiệm và các mối quan hệ. Nhưng nói chung đã bước ra kinh doanh thì phải có bản lĩnh để đối phó các tình huống loại này, bởi vậy khởi nghiệp mới cần cả một team chứ không nên đơn độc một mình. Bởi vậy các doanh nhân đầy kinh nghiệm khi bắt đầu thêm một dự án lớn thường cân nhắc việc bao gồm luôn trong team mình một luật sư hẳn hoi, để đủ sức mạnh mà ứng phó với các tình huống “bựa” kiểu cao cấp hơn. Không những chỉ khách hàng mà còn bạn hàng, đối tác hay thậm chí các cơ quan nhà nước, truyền thông, báo chí.

Trở lại trường hợp khách hàng loại “được đằng chân, lân đằng đầu”. Đối với khách hàng này thì thông điệp mà chủ cửa hàng hay chủ doanh nghiệp cần gửi đi là “That’s it. That’s enough. I know who you are!”, nói chung là chúng tôi đã biết qúi vị là ai và chắc chắn chúng tôi không dễ gì bị bắt nạt như vậy. Nhưng cái khổ của người “làm dâu trăm họ” là lúc nào cũng phải thật khéo léo, phải thật bình tỉnh và sáng suốt để luôn nhớ đến cái phận “làm dâu” của mình, để cuối cùng cũng phải biết chừa chỗ để mà thua khách hàng. Vì chiến thắng khách hàng hoàn toàn không bao giờ là chiến thắng thật sự.

Trả lời, ứng xử một cách nhã nhặn, lịch sự trong lúc khách hàng đang tỏ ra vô cùng vô lý, hung hăng, bất lịch sự cũng là một ví dụ điển hình của sự “thua”. Tìm ra một giải pháp có lối ra cho các vị khách “lỡ” chấm sai địa chỉ để làm khó cũng là một ví dụ khác. Điều quan trọng là thông điệp mình đã gửi đi, là “chỗ này không dễ ăn đâu, chỉ toàn thêm rắc rối”. Nên thôi, chả thèm quay lại đây nữa!

Đối với nghề kinh doanh dịch vụ, vậy là đã thắng. Chứ thắng theo kiểu trắng ra trắng, đen ra đen, ai làm sai bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm bấy nhiêu, đầy đủ, chính xác, công bằng, thì quá rủi ro và quá mất thì giờ, công sức cho người có phận làm dâu trăm họ. Nên trong trường hợp này thắng mà như thua là vậy.

Còn thua theo kiểu cuối cùng cửa hàng hay doanh nghiệp cũng phải biết hạ mình xuống một chút để dàn xếp cho tương đối ổn thoả, nhưng đã tiêu diệt được hoàn toàn động lực và khả năng phá hoại hay đi bêu rếu nói xấu của các vị khách cố tình gây rối kia, thì thua mà cũng như thắng.

Nếu có phát sinh một ít chi phí trong việc giải quyết sự cố thì hãy xem nó như một một phần gì đó trong ngân sách điều hành hay ngân sách marketing tổng thể. Giống như chi phí hư hao, bể ly bể chén không tránh khỏi trong nghề nhà hàng vậy. Thì thấy nó nhẹ nhàng hơn về mặt tâm lý.

Chủ Đề