Ho kéo dài là bệnh gì

Chớ nên xem thường tình trạng ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần bởi đó có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý nguy hiểm, trong đó có cả ung thư phổi. Ho là cơ chế tự vệ, sinh lý quan trọng để tống các dị vật, các loại vi khuẩn, virus ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở ra ngoài. Hầu hết, những cơn ho kéo dài trong ba tuần là triệu chứng bình thường của bệnh cảm lạnh hoặc viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho tiếp tục diễn ra trên ba tuần và lâu hơn mà không có bất cứ nguyên do đặc biệt nào thì người bệnh nhất định cần phải đi khám sức khỏe khẩn cấp và chụp X-quang ngực, bởi đó có thể là triệu chứng của một số loại bệnh lý nguy hiểm sau đây:

Bệnh lao

Lao là một căn bệnh truyền nhiễm mãn tính, do một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium Tuberculosis lây truyền qua không khí tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Theo số liệu của KCDC, tỉ lệ bệnh nhân mắc tình trạng ủ bệnh lao cao gấp gần 3 lần tỉ lệ bệnh nhân nhiễm bệnh do tiếp xúc với những người bị lao phổi. Sau một khoảng thời gian tùy vào sức khỏe và sức đề kháng của người mắc bệnh lao tiềm tàng, vi khuẩn lao mới bắt đầu hoạt động và gây ra các triệu chứng cụ thể. Các triệu chứng điển hình của bệnh lao gồm ho dai dẳng kéo dài, khạc ra đờm, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau ngực, khó thở, ra mồ hôi và giảm cân nhanh. Tuy là một căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm nhưng nếu sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách trong hai tuần thì khả năng lây nhiễm của vi khuẩn lao gần như sẽ biến mất và nếu duy trì điều trị trong vòng 6 – 9 tháng, bệnh lao có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh do các loại vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng gây ra, làm cho phổi bị nhiễm trùng, khiến người bệnh có triệu chứng ho và sốt kéo dài. Bệnh viêm phổi xảy ra ở nhiều nhóm tuổi khác nhau và đặc biệt có số bệnh nhân nhiều nhất vào tháng 12, do nhiệt độ thấp và chênh lệch nhiệt cao nhất. Những triệu chứng bệnh có thể chuyển biến tồi tệ hơn nếu bệnh nhân không lưu ý và chữa trị kịp thời. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng ho kéo dài, sốt cao, đau ngực hoặc khó thở, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa và chụp X-quang ngực để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh mà mình mắc phải.

Ung thư phổi

Những triệu chứng của ung thư phổi không quá rõ ràng, do có tới gần 85 – 95% bệnh nhân được chẩn đoán bệnh khi tình trạng bệnh đã phát triển. Nếu có một số dấu hiệu như ho mãn tính, nôn ra máu, đau ngực, khàn tiếng và khó thở thì nhất định bạn phải tìm đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và xét nghiệm ngay vì đây có thể là những triệu chứng của bệnh ung thư phổi nghiêm trọng đấy.

Hen suyễn

Ho thường là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn. Nếu tình trạng ho kéo dài trên 8 tuần, kèm theo những triệu chứng ho khan, khó thở, thở khò khè, đặc biệt vào ban đêm thì rất có thể đây là mầm mống tiềm ẩn của bệnh hen suyễn. Đừng chủ quan với những dấu hiệu này và hãy tìm đến các cơ sở y tế khẩn cấp để được khám và điều trị sớm nhất có thể các bạn nhé.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Cũng có trường hợp ho không phải là do bệnh lý của đường hô hấp gây ra mà lại nằm ở vấn đề của dạ dày. Một số biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể kể đến là ho khan, đau rát hoặc đau nhức ở ngực. Do vậy, khi bị ho kéo dài, bạn cần bình tĩnh xem xét những triệu chứng đi kèm và miêu tả thật kỹ lưỡng với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, tránh tình trạng “tiền mất tật mang” nhé.

Vì vậy điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây ho, sử dụng thuốc ho không đúng sẽ kéo dài thời gian bệnh hơn và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Ho cấp tính thường kéo dài tối đa không quá 3 tuần, bán cấp từ 3-8 tuần, được gọi là kéo dài khi ho trên 8 tuần.

Sau đây tôi sẽ trình bày một số nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài tại Việt Nam.

II. Các nguyên nhân phổ biến của ho kéo dài

1. Lao phổi: đây là nguyên nhân khá phổ biến tại Việt Nam, nhiều khi chỉ xuất hiện với triệu chứng ho đơn độc.

Gợi ý nhiễm lao khi: – Ho khan hoặc có đàm trên 2 tuần – Sốt nhẹ về chiều – Đổ mồ hôi đêm – Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân – Có thể kèm ho ra máu

2. Hội chứng ho đường hô hấp trên hay hội chứng chảy nước mũi sau

Ở các nước Tây Âu đây là nguyên nhân hàng đầu gây ho kéo dài Gợi ý bệnh khi: người bệnh thường xuyên phải đằng hắng để làm sạch chất tiết ở mũi họng, có thể làm thay đổi giọng nói, gây khàn giọng do nghẹt mũi và sung huyết mũi, đôi lúc bệnh nhân không có dấu hiệu gì ngoài ho. Xác định khi loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác. Nguyên nhân của chảy nước mũi sau thường do dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi xoang mạn.

3. Trào ngược dạ dày thực quản:

Đây là bệnh lý của đường tiêu hóa nhưng lại biểu hiện bằng triệu chứng của đường hô hấp, nên thường dễ bị bỏ sót. Ngoài ho có thể có một số dấu hiệu kèm theo như: nóng rát sau xương ức, có vị chua ở miệng, ợ chua, ợ nóng, đau ngực, có thể khàn giọng, thay đổi giọng nói, đau họng, do viêm dây thanh âm sau, ho thường xuất hiện nhiều về đêm. Tuy nhiên khoảng 40% số người mắc bệnh không có các triệu chứng trên.

4. Hen phế quản

Đây là nguyên nhân thường gặp tiếp theo của ho mạn, ngoài ho kéo dài còn có các triệu chứng kèm theo như: khò khè, khó thở, nặng ngực triệu chứng xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm. Hen nên xem xét ở những bệnh nhân có tiền căn dị ứng hoặc gia đình có người bị hen. Ho liên quan đến hen thường theo mùa, hoặc khi tiếp xúc với lạnh, bụi, nấm mốc, không khí khô, nước hoa, phấn hoa… Để giúp hổ trợ chẩn đoán bệnh nhân nên được đo hô hấp ký và FNO.

5. Ho sau nhiễm trùng

Đây là nguyên nhân phổ biến trong ho bán cấp, chiếm khoảng 11%-25% ho mạn. Ho dai dẵng chiếm khoảng 25%-50% sau nhiễm Mycoplasma pneumonia, Chlamydophila pneumoniae, Bordetella pertussis. Ho có thể kéo dài vài tuần, đến vài tháng dù đã hết nhiễm trùng.

6. Thuốc điều trị tăng huyết áp [Nhóm thuốc ức chế men chuyển]

Đây là nhóm thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp và một số bệnh lý tim mạch, tỉ lệ ho chiếm khoảng 2-33% trong số các bệnh nhân dùng thuốc. Thường xuất hiện sau một tuần điều trị, có khi sau vài giờ, một số bệnh nhân có thể khởi phát trễ hơn đến 6 tháng sau sử dụng thuốc. Ho khan, kèm cảm giác ngứa ở cổ họng Thường hết triệu chứng sau khi ngưng thuốc 4 ngày, có thể đến 4 tuần

7. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]

Xuất hiện chủ yếu ở bệnh nhân có hút thuốc lá, chỉ có một số ít do phơi nhiễm với các chất gây viêm mạn đường thở như khói và bụi. Có thể ho khan hoặc ho đàm, đàm trong COPD thường trắng trong, đổi màu khi có nhiễm trùng kèm theo. Hô hấp ký giúp chẩn đoán xác định tình trạng tắc nghẽn đường thở trong ho mạn.

8. Dãn phế quản

Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ho đàm mạn tính, số lượng đàm thường nhiều, có thể kèm ho ra máu, khó thở. Tại Việt Nam bệnh thường là di chứng của lao phổi đã điều trị khỏi trước đó. XQ phổi và CT ngực giúp xác định bệnh này

9. Ung thư phổi

Ung thư phế quản chỉ chiếm khoảng 2% trong các nguyên nhân ho mạn Ung thư phế quản nên được xem xét ở những bệnh nhân đang hút hoặc đã ngưng hút có các triệu chứng nghi nghờ sau đây: – Ho mới xuất hiện hay thay đổi tình trạng ho mạn do hút thuốc lá gần đây – Ho trên một tháng khi đã ngừng hút thuốc lá – Ho ra máu.

III. KẾT LUẬN

Ho kéo dài là một triệu chứng phổ biến trong cộng đồng, đây là biểu hiện bệnh lý không chỉ của riêng đường thở. Nên bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân, không nên chủ quan mua thuốc ho ở tiệm thuốc, để bệnh kéo dài không có lợi cho việc điều trị sau này.

Ho dai dẳng kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Ho được xem là cấp khi dưới 3 tuần, bán cấp 3-8 tuần, ho mạn tính khi kéo dài trên 8 tuần. Ho kéo dài thường do các nguyên nhân sau: Viêm mũi xoang , hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản , viêm phế quản mạn, dãn phế quản , Lao, bệnh phổi tăng eosinophil không do suyển ,ung thư phổi, thuốc hạ áp.

Ho kéo dài nên uống gì?

Bị ho nên uống gì?.

Trà gừng mật ong. Gừng có tác dụng làm dịu cơn ho bằng cách làm ấm họng, kháng khuẩn và làm tan đờm. ... .

Nước ép trái cây. ... .

Bị ho nên uống gì? ... .

Nước ấm. ... .

Tắc chưng đường phèn. ... .

Trà bạc hà ... .

Súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Ho kéo dài bao lâu thì nên đi khám?

Bạn cần đi khám chuyên khoa hô hấp khi có các triệu chứng như: - Ho: Ho kéo dài hơn 3 tuần, ho ra máu, ho tắc tiếng, khàn tiếng, ho gà… - Khạc đờm: Nhiều đờm, đờm có màu hoặc mùi hôi, đờm có lẫn máu… - Khó thở: Khó thở vào hoặc ra, khó thở từng cơn, khó thở khi gắng sức, khó thở về đêm…

Ho kéo dài có ảnh hưởng gì không?

Cơn ho kéo dài sẽ gây tăng áp lực trong lồng ngực, gây ứ huyết tĩnh mạch chủ trên, khiến cho bệnh nhân bị đỏ mặt, tĩnh mạch cổ nổi phồng, cơn ho có thể làm chảy cả nước mắt, đôi khi còn gây ra phản xạ nôn ói. Người bệnh bị ho gà có thể kèm theo đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp bị co bóp quá mức.

Chủ Đề