Đun nóng tripanmitin với dung dịch KOH sẽ thu được sản phẩm nào sau đây

Bài viết dưới đây nhằm tóm tắt lý thuyết hóa 12 bài phản ứng thủy phân lipit .Bài viết  giúp các bạn có những kiến thức hay về phần phản ứng thủy phân lipit. Trong bài viết gồm 3 phần chính: tóm tắt  phương pháp giải, ví dụ vận dụng, bài tập vận dụng và có hướng dẫn giải chi tiết. Kiến thức phần này rất quan trọng đối với các bạn chuẩn bị thi thpt quốc gia. Hãy chú ý xem kĩ nhé .

I. Tóm tắt lý thuyết hóa 12: Tóm tắt phương pháp giải

1. Phương pháp giải các bài toán phản ứng thủy phân trong môi trường axit

Trong công nghiệp, phản ứng trên được tiến hành trong nồi hấp ở 220℃ và 25 atm.

2. Phương pháp giải các bài toán với phản ứng xà phòng hóa

Khi đun nóng với dung dịch kiềm [NaOH hoặc KOH] thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. 

Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.

- Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam lipit [tức là để trung hòa axit sinh ra từ sự thủy phân 1 gam lipit].

- Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 mg lipit.

II. Tóm tắt lý thuyết hóa 12: Tổng hợp ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Xà phòng hóa tristearin ta sẽ thu được sản phẩm như sau:

A. C15H31COONa và etanol.

B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.

D. C17H35COONa và glixerol.

Giải

Đáp án D

PTHH: [C17H35COO]3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5[OH]3

⇒ sản phẩm thu được sau phản ứng sẽ là:C17H35COONa và glixerol.

Ví dụ 2: Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin [còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng] để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearate.

Giải

Trong 1 tấn xà phòng có72% khối lượng natri stearate.

⇒ mC17H35COONa = 720kg

Khối lượng chất béo là :

 kg

Ví dụ 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24g chất béo cần vừa đủ 0,06mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 17,80g                        B. 18,24g

C. 16,68g                        D. 18,38g

Giải

Đáp án A

Phản ứng: [RCOO]3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5[OH]3

BTKL: mxà phòng = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,8g

III. Tóm tắt lý thuyết hóa 12: Tổng hợp bài tập vận dụng

Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic

B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng

C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu

D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch

Câu 2. Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được

A. Glixerol và axit cacboxylic.

B. Glixerol và muối của axit béo.

C. Glixerol và muối của axit cacboxylic.

D. Glixerol và axit béo

Câu 3. Thủy phân glixerol tristearat [C17H35COO]3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:

A. 8,100kg

B. 0.750 kg

C. 0,736 kg

D. 6,900 kg

Câu 4. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng?

A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.

B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.

C. Đun nóng glixerol cùng với axit béo.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 5. Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được những chất nào:

A. C15H31COONa và etanol.

B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol.

D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 6. Xà phòng hoá hoàn toàn m gam lipit A bằng 200 gam dung dịch NaOH 8% sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerol và 94,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của chất  A là :

A. [C17H35COO]3C3H5.

B. [C15H31COO]3C3H5.

C. [C17H33COO]3C3H5.x

D. [C17H31COO]3C3H5.

IV. Hướng dẫn giải chi tiết 

Câu 1:

Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng xà phòng hóa, xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch

Câu 2:

Đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được glixerol và axit béo : phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

Câu 3:

[C17H35COO]3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5[OH]3 [1]

Ta có: nNaOH =

= 0,03 [kmol]

Từ [1] ⇒ nC3H5[OH]3 =

nNaOH = 0,01 [kmol]

⇒mC3H5[OH]3 = 0,01 . 92 = 0,92 [kg]

Vì H = 80% ⇒ mC3H5[OH]3 [thực tế] = 0,92 . 80/100 = 0,736 [kg]

Câu 4:

Xà phòng là muối của natri của các axit béo [RCOONa].

Đun axit béo với kiềm thì ta được : RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O.

Đun chất béo với kiềm thì ta được: C3H5[OOCR]3 + 3NaOH → C3H5[OH]3 + 3RCOONa.

Câu 5:

Tripanmitin : [C15H31COO]3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5[OH]3

Câu 6:

Đặt công thức trung bình của lipit X là C3H5[OOCR]3.

C3H5[OOCR]3 + 3NaOH → C3H5[OH]3 + 3RCOONa [1]

Theo giả thiết ta có

⇒ nNaOH = 0,3 mol

Do đó trong 94,6 gam chất rắn có 0,1 mol NaOH dư và 0,3 mol RCOONa.

⇒ 0,1.40 + [R+67].0,3 = 94,6 ⇒ R = 235 ⇒ R là: C17H31–

Vậy là bạn đã cùng Kiến xem xong bài viết tóm tắt lý thuyết hóa 12 phần phản ứng thủy phân lipit do kiến biên soạn. Bài viết nhằm giúp các bạn có thêm nhiều phương pháp giải hay và nhanh, tóm tắt được 1 số bài tập và lý thuyết nhỏ trong từng câu và từng bài tập. Mong rằng các bạn hãy làm đi làm lại để cho bản thân có thêm nhiều kỹ năng nhé 

Chất nào sau đây tác dụng với tripanmitin

A.

A: H2

B.

B:Dung dịch NaOH

C.

C:Dung dịch Br2.

D.

D: Cu[OH]2.

Đáp án và lời giải

Đáp án:B

Lời giải:

- Tripanmitin có công thức [C15H31COO]3C3H5 tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và kiềm. [C15H31COO]3C3H5 + 3NaOH

3C15H31COONa + C3H5[OH]3

VẬY ĐÁP ÁN LÀ B

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 45 phút Tính chất hóa học Lipit - Lipit - Hóa học 12 - Đề số 1

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo A thu được b mol CO2 và c mol nước, biết b-c= 5a. Khi hidro hóa hoàn toàn m gam A cần vừa đủ 2,688 lít H2 [đktc] thu được 35,6 gam sản phẩm B. Mặt khác thủy phân hoàn toàn m gam A trung tính bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là:

  • Thủy phân 0,1 mol chất béo với hiệu suất 80% thu được m gam glixerol. Gía trị của m là:

  • Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 50ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 19,04 lít khí CO2 [ở đktc] và 14,76 gam H2O.% số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là ?

  • Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được glixerol; 15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là

  • Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đung nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là:

  • Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O2 [đktc] cần dùng vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là:

  • Cho 0,05 mol tristerain

    tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là:

  • Để tác dụng hết với a mol triolein cần tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch.Giá trị của a là:

  • Chất nào sau đây không phản ứng với H2 [xúc tác Ni, to]?

  • Phát biểu nào sau đây đúng:

  • Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,106 mol O2, sinh ra 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:

  • Khi thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp hai muối

    có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần. Trong phân tử X có :

  • Hiđro hóa hết 132,6 gam triolein [với xúc tác Ni, t°] sinh ra m gam chất béo rắn. Giá trị của m là ?

  • Cho các phát biểu sau: [a] Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. [b] Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. [c] Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. [d] Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein. Số phát biểu đúng là:

  • Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x – 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,45 mol. Giá trị của a là

  • Đốt cháy hoàn toàn 1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 2,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của a là

  • Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 250ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng [lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng]. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm 2 chất. Tên gọi của X là:

  • Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH nóng, dư thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng . Giá trị của mlà:

  • Một loại mỡ chứa: 50% triolein, 30% tripanmitin, 20% tristearin. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng xà phòng thu được từ 100 kg loại mỡ đó là ?

  • Đun nóng 20g một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, để trung hòa NaOH dư cần 0,18 mol HCl. Khối lượng xà phòng 72% sinh ra từ 1 tấn chất béo trên là :

  • Chất nào dưới đây không tan trong nước?

  • Chất nào sau đây tác dụng với tripanmitin

  • Để tạo bơ nhân tạo [chất béo rắn] từ dầu thực vật [chất béo lỏng] ta cho dầu thực vật thực hiện phản ứng?

  • Khi thủy phân một triglixerit X thu được các axit béo : axit oleic , axit panmitic , axit stearic. Thể tích khí O2 [dktc] cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6g X là :

  • Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X [chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó]. Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 [đktc] và 5,22 gam nước. Xà phòng hóa m gam X [hiệu suất = 90%] thu được khối lượng glixerol là

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Bạn A quan niệm dù xã hội có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì nam, nữ cũng khó mà bình đẳng được. Vì con trai bao giờ cũng trọng hơn con gái. Em hãy lựa chọn phương án nào sau đây cho phù hợp với chính sách dân số của nước ta?

  • Cho hàm số fx liên tục trên ℝ và thỏa ∫−22fx2+5−xdx=1, ∫15fxx2dx=3. Tính ∫15fxdx.

  • Cho cấu hình electron của Mn là: [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?

  • Tìmsốđiểmphânbiệtbiểudiễncácnghiệmcủaphươngtrình

    trênđườngtrònlượnggiác.

  • Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí thẳng hàng thì:

  • I found this book on my desk when I came to class. It must ……. by one of the students in earlier class.

  • Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về

  • Doctors and pharmacists have to assume _______ for human life.

  • Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
    Khi phân tích cơ cấu theo. . . . . . . . . . . . . . . . , người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh sinh học mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế- vai trò- quyền lợi trách nhiệm của giới nam và giới nữ.

  • Điều nào sau đây không đúng về việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề