Đối tượng được tiêm vaccine covid 19

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, nhằm tạo thuận lợi và thống nhất trong quá trình tổ chức tiêm chủng - Ảnh: VGP/Hiền Minh

1. Tiêm liều bổ sung [liều này không phải mũi 3]

- Đối tượng tiêm là người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T [một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư] hoặc được cấy ghép tế bào gốc [trong vòng 2 năm qua]; người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng [như hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich]; người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao; người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm [Vero cell] hoặc vaccine Sputnik V.

- Loại vaccine tiêm cho những đối tượng này là cùng loại vaccine với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm [Vero cell].

- Khoảng cách các mũi tiêm: tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

2. Tiêm liều nhắc lại lần 1 [mũi 3, không tính liều bổ sung]

- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản [đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vaccine và mũi bổ sung nếu có].

- Loại vaccine: cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm [Vero cell] hoặc vaccine mRNA.

- Khoảng cách: tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vaccine Moderna tiêm liều 0,25ml [1/2 liều cơ bản].

- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

3. Tiêm liều nhắc lại lần 2 [mũi 4]

- Đối tượng: người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu [lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ], công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

- Loại vaccine: vaccine mRNA [vaccine Pfizer hoặc Moderna]; vacine AstraZeneca; vaccine cùng loại với mũi 3 [mũi nhắc lần 1];

- Khoảng cách: ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 [mũi nhắc lần 1].

- Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: tiêm sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.

Đối với người từ 12 đến 17 tuổi, tiêm liều nhắc lại [mũi 3] vaccine phòng COVID-19 như sau:

- Đối tượng: trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản [mũi 1 và mũi 2]

- Loại vaccine: vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.

- Liều lượng: liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên.

- Khoảng cách: ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản [mũi 2].

- Người đã mắc COVID-19: tiêm nhắc lại [mũi 3] sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi:

Bộ Y tế hướng dẫn tiêm vaccine cùng loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Liều lượng theo độ tuổi tương ứng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Trong đó, đối với vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.

Nhóm đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 thì tiêm vaccine sau khi mắc bệnh 3 tháng.

Bộ Y tế lưu ý các nội dung về hướng dẫn này sẽ thay thế các nội dung hướng dẫn chuyên môn tại Công văn số 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021, Công văn số 508/BYT-DP ngày 28/01/2022, Công văn số 1506/BYT-DP ngày 25/3/2022, Công văn số 1535/BYT-DP ngày 28/3/2022, Công văn số 1848/BYT-DP ngày 13/4/2022, Công văn số 2357/BYT-DP ngày 9/5/2022, Công văn số 3181/BYT-DP ngày 17/6/2022.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại [mũi 3] cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị trên khẩn trương tổ chức triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm; xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi.

Hiền Minh


Theo Quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/6/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, người được tiêm chủng được phân làm 4 nhóm: [1] Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng; [2] Nhóm thận trọng tiêm chủng; [3] Nhóm trì hoãn tiêm chủng và [4] Nhóm chống chỉ định tiêm chủng.

Nhóm 1: Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc-xin. Vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên.

Không thuộc các đối tượng được quy định tại nhóm 2, 3 và 4.

Nhóm 2: Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người trên 65 tuổi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.

+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% [nếu có].

Lưu ý: do chiến dịch tổ chức tại các điểm tiêm tại cộng đồng nên người trên 65 tuổi sẽ hoãn tiêm chờ các đợt tiêm chủng tiếp theo.

Nhóm 3: Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao [tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày], hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhóm 4: Chống chỉ định

- Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Tải file tại đây!

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM [HCDC]

Thiết kế: Thiên Hồng - Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP.HCM

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Garlan, Pháp. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Ngày 9/12, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đã công bố các khuyến nghị về những nhóm nên được tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 sau khi được tiêm phòng đầy đủ.

Sau cuộc họp đánh giá về việc tiêm liều tăng cường, Ủy ban cố vấn vaccine của WHO [SAGE] cho rằng những người mắc các vấn đề suy giảm miễn dịch hoặc đã được tiêm những loại vaccine bất hoạt nên được tiêm liều tăng cường.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/12, Chủ tịch SAGE Alejandro Cravioto cho biết ngày càng có nhiều số liệu cho thấy hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 suy giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, hiệu quả bảo vệ của vaccine ở nhóm người cao tuổi đang giảm mạnh vì đây là nhóm được ưu tiên tiêm đầu tiên trong các chiến dịch tiêm phòng.

[ECDC: Cần tiêm liều vaccine tăng cường cho tất cả người trưởng thành]

Giám đốc bộ phận về miễn dịch và vaccine của WHO Kate O'Brien cho biết các loại vaccine COVID-19 cho hiệu quả bảo vệ rất tốt trong 6 tháng sau khi tiêm phòng đầy đủ và nếu có suy giảm thì cũng chỉ ở những mức không đáng kể.

WHO cũng đề cập các loại vaccine bất hoạt như vaccine của Sinovac [Trung Quốc] và Bharat [Ấn Độ].

Trong khi đó, vaccine phòng bệnh loại 1 liều duy nhất của Johnson & Johnson cũng vẫn có hiệu quả trước virus SARS-CoV-2 nhưng các thử nghiệm lâm sàng mà công ty thực hiện cho thấy việc tiêm 2 mũi vaccine này sẽ mang lại thêm lợi ích.

Thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường cho các nhóm cao tuổi và nhóm có bệnh nền. Tuy nhiên, những lo ngại về biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang khiến một số quốc gia mở rộng nhóm được tiêm mũi tăng cường.

Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm phòng còn thấp ở các nước đang phát triển, từ nhiều tháng nay, WHO liên tục kêu gọi các nước cân nhắc để ưu tiên tiêm phủ mũi đầu cho càng nhiều người trên thế giới càng tốt thay vì triển khai tiêm mũi tăng cường ở những nước đã có tỷ lệ bao phủ cao.

Bên cạnh những thông tin về liều tăng cường, WHO cũng nêu những khó khăn mà cơ chế COVAX - nhằm phân bổ vaccine đồng đều đến các nước thu nhập thấp - gặp phải khi các nước giàu có quyên góp vaccine hạn sử dụng không đủ dài để đảm bảo quá trình phân phối hiệu quả hơn.

Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại rằng nhiều nước châu Phi không thể triển khai tiêm vaccine kịp thời trước khi hết hạn sử dụng.

Ngày 7/12, hãng tin Reuters [Anh] đưa tin khoảng 1 triệu liều vaccine COVID-19 đã bị hết hạn mà chưa kịp sử dụng tại Nigeria hồi tháng trước.

Bà Kate O'Brien cũng cho biết tỷ lệ vaccine bị hủy bỏ tại các nước nhỏ nhận vaccine qua cơ chế COVAX ít xảy ra hơn so với nhiều nước thu nhập cao./.

Lê Ánh [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề