Đoạn thị trường là một nhóm có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing

Khái niệm về đoạn thị trường và phân đoạn thị trường

Đoạn thị trường:

Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của marketing. Hay: Đoạn thị trường là một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể có đòi hỏi (phản ứng) như nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích marketing, như vậy phải có chương trình marketing cho mỗi đoạn thị trường đó.

Phân đoạn thị trường:

Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt nhu cầu, về tính cách hay hành vi. Hay: Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi.

Quan niệm chung về phân đoạn thị trường:

Thị trường rất đa dạng, người mua có thể rất khác nhau về nhu cầu; khả năng tài chính, nơi cư trú, thái độ và thói quen mua sắm. Số lượng đoạn thị trường trên một thị trường tổng thể rất khác nhau phụ thuộc vào việc người ta sử dụng các tiêu chuẩn phân đoạn như thế nào. Như vậy, về thực chất phân đoạn thị trường là phân chia theo những tiêu thức nhất định của thị trường tổng thể qui mô lớn, không đồng nhất, muôn hình muôn vẻ về nhu cầu thành các nhóm (đoạn, khúc) nhỏ hơn và đồng nhất về nhu cầu.

Thị trường mục tiêu:

Qua khái niệm trên cho thấy sau khi phân đoạn, thị trường tổng thể sẽ được chia nhỏ thành các nhóm (đoạn, khúc). Những khách hàng trong cùng một đoạn thị trường sẽ có sự đồng nhất (giống nhau) về nhu cầu hoặc có những phản ứng giống nhau trước cùng một kích thích marketing. Phân đoạn thị trường nhằm mục đích giúp doanh nghiệp trong việc lựa chọn một hoặc vài đoạn thị trường mục tiêu để làm đối tượng ưu tiên cho các nỗ lực marketing.

Lựa chọn thị trường mục tiêu là nội dung quan trọng nhất của lý thuyết marketing và là khâu không thể thiếu được của tiến trình hoạch định các chiến lược marketing.

Những lý do để lựa chọn thị trường mục tiêu:

– Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng rất lớn khách hàng với những yêu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng có những đòi hỏi riêng về sản phẩm, phương thức phân phối, mức giá bán.

– Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp cạnh tranh lại khác biệt về khả năng phục vụ, nhu cầu và ước muốn của những nhóm khách hàng khác nhau trên thị trường.

– Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hoặc vài thế cạnh tranh xét trên một phương diện nào đó trong việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường.

Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển được thị phần, từng doanh nghiệp phải tìm cho mình những phân đoạn thị trường, mà ở đó họ có khả năng đáp ứng nhu cầu. Những đoạn thị trường sẽ được doanh nghiệp chọn làm thị trường mục tiêu hay thị trường trọng điểm.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • phan doan thi truong la gi
  • ,

    You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
    You should upgrade or use an alternative browser.

    • Người khởi tạo Nguyễn Văn Bách
    • Ngày gửi 7/1/22

    Đoạn thị trường là một nhóm có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing
    Đoạn thị trường là một nhóm có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing

    Bộ đề thi trắc nghiệm Quản trị Marketing (có đáp án). Nội dung bao gồm 222 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn và câu hỏi trắc nghiệm đúng sai được phân thành 9 phần.

    Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

    Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 5 gồm 25 câu trắc nghiệm đa lựa chọn + đáp án bên dưới.

    MARKETING_1_C5_1: Marketing mục tiêu phải được tiến hành theo 4 bước lớn. Công việc nào được nêu dưới đây không phải là một trong các bước đó. ○ Định vị thị trường. ○ Soạn thảo hệ thống Marketing Mix cho thị trường mục tiêu ○ Phân đoạn thị trường ● Phân chia sản phẩm.

    ○ Lựa chọn thị trường mục tiêu.

    MARKETING_1_C5_2: Ba doanh nghiệp X, Y, Z hoạt động cạnh tranh trong một ngành mà mức tiêu thụ hàng hoá như sau: Doanh nghiệp X: 80.000 USD. Doanh nghiệp Y: 75.000 USD; Doanh nghiệp Z: 45.000 USD. Theo cách tính cơ bản thì thị phần của doanh nghiệp Y sẽ là: ○ 40,0% ○ 42,5% ● 37,5% ○ 35,0%

    ○ Không câu nào đúng

    MARKETING_1_C5_3: Sự trung thành của khách hàng là một ví dụ cụ thể về tiêu thức ____________ để phân đoạn thị trường: ○ Địa lý ○ Xã hội ○ Tâm lý

    ● Hành vi

    MARKETING_1_C5_4: Theo khái niệm đoạn thị trường thì “Đoạn thị trường là một nhóm ____________ có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing”. ○ Thị trường ○ Khách hàng ○ Doanh nghiệp ● Người tiêu dùng

    ○ Tất cả đều đúng.

    MARKETING_1_C5_5: Marketing có phân biệt: ○ Diễn ra khi một doanh nghiệp quyết định hoạt động trong một số đoạn thị trường và thiết kế chương trình Marketing Mix cho riêng từng đoạn thị trường đó. ○ Có thể làm tăng doanh số bán ra so với áp dụng Marketing không phân biệt. ○ Có thể làm tăng chi phí so với Marketing không phân biệt. ○ (b) và (c)

    ● Tất cả các điều trên.

    MARKETING_1_C5_6: Tất cả những tiêu thức sau đây thuộc nhóm tiêu thức nhân khẩu học dùng để phân đoạn thị trường ngoại trừ: ○ Tuổi tác ○ Thu nhập ○ Giới tính ● Lối sống

    ○ Chu kì của cuộc sống gia đình.

    MARKETING_1_C5_7: Marketing tập trung: ○ Mang tính rủi ro cao hơn mứa độ thông thường. ○ Đòi hỏi chi phí lớn hơn bình thường ○ Bao hàm việc theo đuổi một đoạn thị trường trong một thị trường lớn ● (a) và (c)

    ○ Tất cả các điều trên.

    MARKETING_1_C5_8: Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực không lớn, kinh doanh một sản phẩm mới trên một thị trường không đồng nhất nên chọn: ○ Chiến lược Marketing phân biệt ○ Chiến lược Marketing không phân biệt ● Chiến lược Marketing tập trung

    ○ Chiến lược phát triển sản phẩm.

    MARKETING_1_C5_9: Đâu là ưu điểm của chiến lược Marketing không phân biệt? ● Giúp tiết kiệm chi phí. ○ Gặp phải cạnh tranh khốc liệt ○ Đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực. ○ (a) và (c)

    ○ Tất cả các điều nêu trên

    MARKETING_1_C5_10: Điều kiện nào sau đây không phải là tiêu chuẩn xác đáng để đánh giá mức độ hấp dẫn của một đoạn thị trường? ○ Mức tăng trưởng phù hợp ○ Quy mô càng lớn càng tốt ○ Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp

    ● Mức độ cạnh tranh thấp.


    MARKETING_1_C5_11: Nếu trên một thị trường mà mức độ đồng nhất của sản phẩm rất cao thì doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược: ● Marketing không phân biệt ○ Marketing phân biệt ○ Marketing tập trung.

    ○ Bất kì chiến lược nào cũng được.

    MARKETING_1_C5_12: Vị thế của sản phẩm trên thị trường là mức độ đánh giá của ____________ về các thuộc tính quan trọng của nó. ● Khách hàng. ○ Người sản xuất. ○ Người bán buôn.

    ○ Người bán lẻ

    MARKETING_1_C5_13: Nếu doanh nghiệp quyết định bỏ qua những khác biệt của các đoạn thị trường và thâm nhập toàn bộ thị trường lớn với một sản phẩm thống nhất thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện Marketing__________ ○ Đa dạng hoá sản phẩm ● Đại trà. ○ Mục tiêu ○ Thống nhất.

    ○ Không câu nào đúng.

    MARKETING_1_C5_14: Quá trình trong đó người bán phân biệt các đoạn thị trường, chọn một hay vài đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu, đồng thời thiết kế hệ thông Marketing Mix cho thị trường mục tiêu được gọi là: ○ Marketing đại trà ● Marketing mục tiêu ○ Marketing đa dạng hoá sản phẩm.

    ○ Marketing phân biệt theo người tiêu dùng.

    MARKETING_1_C5_15: Trong thông báo tuyển sinh năm học 2004 của trường Đại Học Thăng Long có câu: “Trải qua hơn 15 năm từ khi thành lập đến nay, Đại học Thăng Long luôn lấy việc đảm bảo chất lượng đào tạo làm trọng”. Câu nói này có tác dụng: ○ Quảng cáo đơn thuần ○ Nhắc nhở sinh viên và giảng viên cần cố gắng ● Định vị hình ảnh của trường trong xã hội.

    ○ Không có các tác dụng trên.

    MARKETING_1_TF5_1: Phân đoạn thị trường là chia thị trường thành các nhóm người mua mà giữa các nhóm đó đặc điểm nhu cầu giống nhau về một loại sản phẩm nào đó.
    Đáp án: F

    MARKETING_1_TF5_2: Phân đoạn thị trường cho phép doanh nghiệp xây dựng một chương trình Marketing phù hợp với toàn bộ thị trường tổng thể.
    Đáp án: F

    MARKETING_1_TF5_3: Marketing đại trà nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng để cung cấp cho người mua mà không chú ý đến đoạn thị trường khác.
    Đáp án: F

    MARKETING_1_TF5_4: Marketing mục tiêu và xác định thị trường mục tiêu là hai khái niệm đồng nghĩa.
    Đáp án: F

    MARKETING_1_TF5_5: Những người trong một nhóm nhân khẩu học có thể có những đặc điểm tâm lý hết sức khác nhau.
    Đáp án: T

    MARKETING_1_C5_1: Chiến luợc Marketing không phân biệt có ưu điểm là nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
    Đáp án: T

    MARKETING_1_TF5_6: Áp dụng Marketing phân biệt thường dẫn đến tổng doanh số bán ra thấp hơn so với áp dụng Marketing không phân biệt.
    Đáp án: F

    MARKETING_1_TF5_7: Định vị thị trường có liên quan tới việc sản phẩm được phân phối và trưng bày ở đâu trong cửa hàng.
    Đáp án: F

    MARKETING_1_TF5_8: Ngày nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển từ hình thức Marketing đại trà và Marketing đa dạng hoá sản phẩm sang Marketing mục tiêu.
    Đáp án: T

    MARKETING_1_TF5_9: Việc phân đoạn thị trường được thực hiện bằng cách chia thị trường chỉ theo duy nhất một tiêu thức nào đó.
    Đáp án: F

    • Đoạn thị trường là một nhóm có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing
      Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
    • Đoạn thị trường là một nhóm có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing
      Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô