Đo nhiệt độ cho bé bao lâu

Nhiệt kế thủy ngân [còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân] là dụng cụ y tế quen thuộc của mỗi gia đình. Biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách sẽ giúp bạn chủ động theo dõi bệnh tình và có cách xử lý nhanh khi dụng cụ này chẳng may rơi vỡ.

Ngày nay, mặc dù các dụng cụ nhiệt kế điện tử ngày càng phổ biến nhưng cặp nhiệt độ thủy ngân vẫn được sử dụng rộng rãi. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách và an toàn, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Nhiệt kế thủy ngân là gì?

Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế có chứa thủy ngân bên trong. Đây là một chất có thể giãn nở khi nhiệt độ tăng, vì thế thủy ngân được ứng dụng để đo nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thủy ngân tới sức khỏe là không tốt nên bạn cần nắm rõ cách sử dụng nhiệt kế này để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Cặp nhiệt độ thủy ngân có thước đo và các chỉ số, khi nhiệt độ thay đổi, cột thủy ngân ở giữa sẽ nâng lên hay hạ xuống phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể cần đo. Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách sẽ cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác.

Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân

Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng cặp nhiệt độ thủy ngân đúng cách:

1. Lau sạch nhiệt kế trước khi dùng

Trước khi sử dụng nhiệt kế, bạn cần phải lau sạch nhiệt kế. Bạn nên dùng một miếng bông gòn, thấm cồn và lau sạch đầu nhiệt kế, tức là vùng kim loại sẽ tiếp xúc với cơ thể bạn khi đo.

Sau khi lau sạch, bạn có thể đo nhiệt độ cho trẻ hay cho chính bạn bằng cách cầm cán của nhiệt kế và lắc thật mạnh nhiệt kế cho xuống dưới mức 35°C. Động tác này sẽ giúp cột thủy ngân xuống đến mức thấp nhất trong nhiệt kế, vì thế khi đo nhiệt độ, cột thủy ngân có thể giãn nở và đo chính xác hơn.

Sau đó, bạn cho nhiệt kế vào vị trí đo và giữ nguyên dụng cụ này ở vị trí đó ít nhất từ 5-7 phút rồi rút ra đọc kết quả.

3. Vị trí cặp nhiệt độ thủy ngân

Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân ở 3 vùng trên cơ thể:

  • Dưới nách: đo nhiệt độ bằng cách kẹp nhiệt kế vào nách là cách phổ biến nhất
  • Dưới lưỡi: thường dùng cho người lớn và thanh thiếu niên
  • Ở hậu môn: vùng này cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thường được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cặp nhiệt độ bao lâu thì được? Sau khi xác định được vùng cơ thể mà bạn muốn đo, bạn sẽ đặt đầu nhiệt kế tại đó và chờ trong khoảng 5 – 7 phút, thời gian cần thiết để cột thủy ngân dâng cao lên và xác định nhiệt độ chính xác. Bạn không nên xê dịch nhiệt kế trong thời gian chờ đợi vì có thể làm sai lệch kết quả.

Sau khi chờ xong, bạn sẽ lấy nhiệt kế ra, đọc chỉ số nhiệt độ trên dụng cụ, là nơi mà cột thủy ngân dâng lên. Khi cơ thể bạn vượt quá 370C, bạn có thể đang bị sốt. Trường hợp nhiệt độ cao hơn 390C, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

Sau khi sử dụng, bạn nên lắc cho cột thủy ngân về mức thấp nhất, khử trùng và bảo quản nơi khô ráo, an toàn. Nếu bạn dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ hậu môn, bạn chỉ nên dùng để đo vùng này mà thôi. Bạn nên mua một nhiệt kế khác để đo những vùng khác của cơ thể như miệng và nách.

Cách đo nhiệt kế thủy ngân khá đơn giản nhưng nếu thủy ngân vỡ thì lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân, bạn cũng cần biết bảo quản loại nhiệt kế này để tránh nhiễm độc. Vì thủy ngân là một chất độc đối với cơ thể, tốt nhất là bạn nên để xa tầm tay trẻ em và luôn cẩn thận tránh làm vỡ nhiệt kế nhé.

Nếu nhiệt kế bị vỡ, hãy xem ngay cách dọn nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để có cách xử lý đúng và an toàn nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên cơ chế điều hòa thân nhiệt ở bé chưa thể hoạt động tốt giống như ở người lớn, chỉ một vài tác động nhỏ cũng khiến trẻ bị thay đổi thân nhiệt. Cha mẹ có thể cảm nhận sự thay đổi này qua đường xúc giác, tuy nhiên, để biết được chính xác và nhanh chóng nhiệt độ cơ thể trẻ, mẹ cần dùng đến nhiệt kế. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn về cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh và cách xử trí hiệu quả khi trẻ bị sốt.

1. Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

Thân nhiệt của trẻ khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 36,8 đến 37,3°C, thông thường nếu đo thân nhiệt về chiều thì kết quả có thể cao hơn so với buổi sáng 0,5 độ. Hiện nay, cha mẹ có thể lựa chọn nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt cho con. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cha mẹ nên cẩn thận vì thủy ngân rất độc, nếu không may trẻ làm vỡ nhiệt kế, trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu tiếp xúc với thủy ngân.

Dùng nhiệt kế để biết chính xác tình trạng thân nhiệt của trẻ

Phương pháp đo thân nhiệt ở nách vốn là phương pháp phổ biến nhất từ trước đến nay, rất thuận tiện nhưng lại ít chính xác hơn so với phương pháp đo thân nhiệt ở miệng, đo thân nhiệt ở tai hay ở hậu môn.

Dưới đây là những cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh:

Đo thân nhiệt ở nách

  • Trước hết mẹ cần lau khô nách cho trẻ trước khi đo.

  • Mẹ kẹp nhiệt kế vào nách cho trẻ, ép sát tay của trẻ vào ngực, sau đó giữ tư thế này trong khoảng 4 đến 5 phút.

  • Thân nhiệt trẻ sơ sinh ở mức bình thường khi kết quả đo được nằm trong khoảng 34,7 đến 37,3°C.

Đo thân nhiệt ở nách cho trẻ

Đo thân nhiệt ở miệng

Mẹ lưu ý, không nên thực hiện đo thân nhiệt ở miệng cho trẻ khi trẻ vừa ăn hay vừa uống đồ nóng. Cách đo như sau:

  • Trước hết mẹ cần làm sạch nhiệt kế để đảm bảo nhiệt kế không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng của trẻ.

  • Mẹ đặt nhiệt kế vào miệng của trẻ và hướng dẫn trẻ giữ nhiệt kế ở miệng bằng cách giữ ngậm miệng để môi bao kín quanh nhiệt kế.

  • Đối với nhiệt kế thủy ngân, thời gian đo là khoảng 3 phút, với nhiệt kế điện tử thời gian thực hiện đo là khoảng dưới 1 phút.

  • Kết quả thân nhiệt được cho là bình thường khi đạt 35,5 đến 37,5°C.

Đo thân nhiệt ở tai

Phương pháp đo thân nhiệt ở tai được áp dụng với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Mẹ lưu ý, nếu trẻ vừa ở ngoài trời lạnh thì mẹ cần đợi ít nhất khoảng 15 phút sau mới thực hiện đo cho trẻ. Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:

  • Mẹ dùng nhiệt kế điện tử, bấm ở vị trí lỗ tai.

  • Kết quả thân nhiệt trẻ sơ sinh khi đo ở tai được cho là bình thường nếu đạt mức từ 35,8 đến 38°C.

Đo thân nhiệt ở hậu môn

Trước hết mẹ cho trẻ nằm sấp trong lòng mẹ, sau đó có thể thoa chất bôi trơn vào phần cuối của nhiệt kế, để việc đo thân nhiệt được dễ dàng hơn [ví dụ như vaseline].

Mẹ đặt nhiệt kế vào hậu môn của trẻ một cách nhẹ nhàng cho tới khi không nhìn thấy đầu bạc của nhiệt kế. Sau đó giữ nhiệt kế trong khoảng 2 phút nếu dùng nhiệt kế thủy ngân và giữ khoảng 1 phút nếu dùng nhiệt kế điện tử.

2. Phải làm sao khi trẻ bị sốt?

Khi đo nhiệt kế và nhận biết trẻ bị sốt, phụ huynh cần thực hiện những cách sau:

Sử dụng thuốc hạ sốt Ibuprofen hay Paracetamol dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi khi trẻ đang sốt

Mẹ có thể chườm khăn ấm lên những vùng trán, vùng nách, vùng bẹn và cổ của trẻ để giúp trẻ hạ nhiệt tốt và nhanh hơn. Lưu ý, mẹ không nên lau người bằng nước mát cho trẻ vì có thể làm tăng thân nhiệt của trẻ, không thoa chanh hoặc rượu lên người trẻ khi trẻ đang bị sốt vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi hoặc có thể làm tổn thương lên da của trẻ.

Nhiệt độ phòng nên để từ 26 đến 28 độ C

Trong thời gian này, mẹ nên cho trẻ uống đủ nước hoặc bú sữa mẹ đầy đủ để tránh tình trạng cơ thể mẹ bị mất nước quá nhiều.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng và để trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, yên tĩnh, nhiệt độ phòng nên để từ 26 đến 28 độ C.

Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất cho trẻ. Thời điểm bị sốt, trẻ sẽ rất khó ăn, mẹ nên nấu những món ăn dạng mềm, loãng như cháo, súp để kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý chia nhỏ bữa ăn để bé ăn uống dễ dàng hơn.

Nên bổ sung vitamin từ các loại trái cây, trong trường hợp trẻ khó ăn, mẹ có thể ép lấy nước cho trẻ uống.

Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi khi trẻ đang sốt, đặc biệt không để trẻ mặc đồ bó sát hoặc quá ấm để tránh làm tăng thân nhiệt cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị sốt cao và có kèm theo nhiều biểu hiện bất thường như tình trạng co giật, khó thở, sốt li bì, trẻ có hiện tượng phát ban, mất nước, tiểu ít, không linh hoạt, trẻ tái sốt nhiều lần,… cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể gặp phải nhiều biến chứng đến tim mạch, biến chứng thần kinh hoặc thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Hi vọng những hướng dẫn về cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh và xử trí khi trẻ bị sốt trên đây sẽ giúp bố mẹ có thể bảo vệ sức khỏe cho con, chăm sóc con tốt hơn. Để trang bị những kiến thức chăm sóc con hoặc để được đặt lịch khám sớm cho con, các bậc phụ huynh có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC không những giỏi chuyên môn mà còn luôn tận tâm, nhiệt huyết với bệnh nhi. Hơn nữa, khoa Nhi của bệnh viện luôn được đầu tư những loại máy móc thiết bị khám chữa bệnh tân tiến để hỗ trợ tối đa cho các bác sĩ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. Chính vì thế, mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn MEDLATEC để gửi gắm con yêu.

Video liên quan

Chủ Đề