Nước ối của trứng vịt lộn là gì

Bà bầu ăn trứng vịt lộn: Nên hay không nên?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe. Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà. Theo các nghiên cứu của khoa học, trong trứng vịt lộn có chứa nhiều photpho, canxi, protein, năng lượng,…phù hợp để bồi bổ cho mẹ bầu.

Các chất dinh dưỡng này thực hiện nhiệm vụ tái tạo máu, tăng sức đề kháng, cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Trứng vịt lộn là loại thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể, hạn chế suy nhược cơ thể, hay đau đầu chóng mặt, thiếu máu mệt mỏi. Lượng canxi dồi dào có trong trứng vịt lộn giúp thai nhi tăng cân, hấp thụ tốt các dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe.

2. Bà bầu ăn trứng vịt lộn 3 tháng đầu

Ăn trứng vịt lộn nhiều có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra bà bầu ăn nhiều còn có thể gây triệu chứng đau bụng khi mang thai. Điều này khiến mẹ biếng ăn và vô hình chung lại gây thiếu chất cho mẹ và bé. Ngoài ra trong trứng vịt lộn giàu vitamin A và beta-carotene. Nếu những thành phần này dư thừa có thể khiến thai nhi bị ngộ độc, dị tật ở thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì. Do đó, trong 3 tháng đầu mẹ bầu hãy cẩn trọng khi ăn trứng vịt lộn để đảm bảo sức khỏe của con.

Ăn trứng vịt lộn nhiều có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.

4. Lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

  • Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 trái trứng vịt lộn, không nên ăn cùng lúc quá nhiều. Ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho mẹ bầu.
  • Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì nó chứa hàm lượng đạm khá cao gây khó tiêu, đầy hơi.
  • Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các vấn đề về bệnh tim mạch. Nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
  • Ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí là có nguy cơ sảy thai. Vì vậy để tránh tuyệt đối những dấu hiệu xấu xảy ra, bà bầu tuyệt đối không kết hợp ăn rau răm với trứng vịt lộn hay các loại thực phẩm nào khác.
  • Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A. Hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tình trạng dư thừa vitamin A trong thai kỳ, rất nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Xem thêm bài viết:

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Thưa bác sĩ, trên các mạng xã hội có những ý kiến cho rằng trẻ em trứng vịt lộn dễ bị sình bụng, rối loạn tiêu hóa ; thậm chí chậm phát triển, điều này có đúng không?

Theo tôi, trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa , rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1⁄2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ [1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn].
Ngoài ra, ăn trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện.

TS - BS Hồ Thu Mai đã có nhiều năm kinh nghiệm tham gia tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn

Ngoài trẻ em dưới 5 tuổi, có những đối tượng khác không nên ăn món này không?

Những người bị tăng huyết áp, tiểu đường, viêm gan , gan nhiễm mỡ, tim mạch , gút... nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn, tránh tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Phụ nữ có thai ăn trứng vịt lộn không nên dùng với rau răm vì dễ gây chảy máu, sảy thai.

Vậy, với món ăn này, nên ăn lúc nào và bao nhiêu để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì hàm lượng dinh dưỡng trong đó cao, do vậy, là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được. Vì là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch , huyết áp, đái tháo đường. Như tôi đã nói ở trên, ăn nhiều và thường xuyên món này cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Thưa bác sĩ, tại sao khi ăn trứng vịt lộn nên kèm với rau răm và gừng? Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, tránh lạnh bụng, say nắng... Do vậy, điều mà ai cũng thấy đó chính là rau răm [đôi khi có người ăn thêm gừng] sẽ giúp cho người ăn trứng vịt/cút lộn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, ăn kèm rau răm với trứng vịt/cút lộn có khả năng giảm bớt ham muốn tình dục từ tác dụng của trứng vịt lộn, đem tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể.

Nói thêm về gừng: Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hoá, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục... dùng ăn để kích thích tiêu hoá, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi đau bụng, kém ăn, co gân [chuột rút], tiêu chảy . Trứng vịt lộn là chư vị, có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau tăng trưởng. Do vậy, ăn trứng vịt lộn với rau răm và gừng là một sự kết hợp tài tình trong dân gian và được coi như là vị thuốc dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý...

Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân nhưng bổ dưỡng ở Việt nam

Thưa bác sĩ, trứng vịt lộn thực sự có thể giúp người gầy tăng cân như quan niệm của nhiều người? Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân nhưng bổ dưỡng ở Việt nam. Một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gam protein; 12,4 gam lipid; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt...Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng vịt lộn với mục đích tăng cân mà không ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng khác và khẩu phần thiếu cân đối thì việc tăng cân là khó thực hiện. Xin cảm ơn bác sĩ!

TS - BS Hồ Thu Mai đã có nhiều năm kinh nghiệm tham gia tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn; triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại cơ sở. Tại BV Vinmec, BS Hồ Thu Mai sẽ tư vấn, thăm khám và tư vấn về dinh dưỡng vào các ngày trong tuần, trừ chiều Thứ 7 và ngày Chủ Nhật.

Video liên quan

Chủ Đề