Anmeldung là gì

Chi phí cho mỗi lần anmeldung là 10 Eu. Nhưng bạn nên tránh anmeldung tại các Kundenzentrum ở các khu trung tâm, bởi vì các chỗ đó thường rất đông, sẽ làm mất rất nhiều thời gian của bạn.
Du học Đức không chỉ là giấc mơ của các bạn trẻ Việt mà còn là giấc mơ của nhiều bạn trẻ trên thế giới. Đây là cánh cửa mở ra một tương lai tươi sáng và rộng mở hơn cho rất nhiều bạn trẻ. Là người trẻ bạn có quyền ước mơ, có quyền hoài bão và đừng ngần ngại thực hiện những ước mơ đó.

Hiện nay, đối với nhiều bạn trẻ người Việt, du học không còn là điều gì đó quá xa tầm với. Ngay sau khi sang trời Đức, các bạn cảm nhận rõ rệt sự tiến bộ nơi đây, hào hứng với môi trường mới, và phần nào cảm thấy hài lòng với quyết đinh du học Đức của mình.

Tuy nhiên, tại Đức, những yêu cầu về thủ tục hành chính là bắt buộc, tương đối phức tạp và mất thời gian. Bạn đừng quên một việc vô dùng quan trọng – đó là Đăng kí hộ khẩu tại tòa thị chính [Anmeldung].

Các bạn xin Visum/Visa du học thường được cấp Visa 3 tháng, sau đó khi sống và học tập và làm việc tại Đức, các bạn cần đăng ký hộ khẩu tại Đức [Anmeldung], kích hoạt tài khoản ngân hàng, mua bảo hiểm và gia hạn Visum/Visa để hợp pháp trên nước Đức.

Sau khi đã có hợp đồng thuê nhà, bạn sẽ đi làm các thủ tục với tòa thị chính. Bạn nên vào trang web của thành phố để xem các giấy tờ phải mang theo. Thông thường các trang web của thành phố ở Đức rất dễ tìm kiếm.

Ví dụ: Halle.de, Leipzig.de,…, cấu trúc luôn là tên thành phố kèm theo đuôi “.de”: www.stadt.de.

Khi hoàn tất các thủ tục bạn sẽ được nhận được ngay giấy Anmeldung, sẽ được sử dụng khi bạn đi làm bảo hiểm, ngân hàng, và gia hạn visa…

Đăng ký địa chỉ với chính quyền địa phương
Tại Hamburg, rất dễ dàng để bạn có thể anmeldung tại bất kỳ Kundenzentrum nào mà không phụ thuộc vào vị trí bạn ở.

Chi phí cho mỗi lần anmeldung là 10 Eu. Nhưng bạn nên tránh anmeldung tại các Kundenzentrum ở các khu trung tâm, bởi vì các chỗ đó thường rất đông, sẽ làm mất rất nhiều thời gian của bạn.

Đăng ký chỗ ở với chính quyền địa phương [Meldegesetz]

Theo luật mới, người chuyển chỗ ở phải đăng ký với Einwohnermeldeamt trong vòng 2 tuần sau khi chuyển đến chỗ ở mới. Hồ sơ đăng ký bao gồm: 1. Hộ chiếu: [Passport] 2. Thẻ cư trú

3. Hợp đồng cho thuê nhà hoặc giấy xác nhận của người cho thuê nhà [Giấy này sẽ được cơ quan quản lý scan lại và lưu vào hồ sơ cá nhân ở thành phố]

Giấy xác nhận bao gồm các thông tin như sau:

-Name und Anschrift des Vermieters -Art des meldepflichtigen Vorgangs mit Einzugs- oder Auszugsdatum -die Anschrift der Wohnung

-die Namen der meldepflichtigen Personen

– Kontoauszug

– Bảo hiểm

– Anmelebestätigung

– Bảng lương làm thêm 3 tháng liên tiếp [nếu có]

Nếu những giấy tờ này không được thực hiện thì cả người chủ cho thuê nhà và người thuê nhà bị phạt tới 1000 €. Nếu làm giả giấy tờ có thể bị phạt tới 50000 €. Như vậy bạn có thể nhận thấy tầm quan trọng của giấy tờ này tại Đức rồi phải không? Đừng bỏ qua nếu không muốn mất tiền “oan” và có thể sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của bạn.

Cùng Danh Mục:

Tuy nhiên, các quy trình làm thủ tục ở nơi đây rất là nhanh gọn, các hệ thống cơ sở dữ liệu cũng như là giấy tờ đều hoàn toàn thống nhất với nhau, website, những văn bản hướng dẫn cũng như các thủ tục chỉ cần làm duy nhất một lần. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những thủ tục cần thiết mà các bạn ngày đầu tiên đến với nước Đức.

Cảm nhận đầu tiên của tất cả mọi người đó là sau khi đặt chân đến Đức du học là một sự thỏa mãn, hài lòng với bản thân sau khi đã chọn đúng nơi để mình du học sau khi đã trải qua biết bao nhiêu là phấn đấu cũng như là gian nan để có được kết quả như ngày hôm nay. Đúng như thế, nước Đức là một đất nước có tổ chức tương đối chặt chẽ và là một nước văn minh. Nước Đức là một đất nước về điện tử cho nên tất cả cơ sở dữ liệu đều được lưu trữ trên mạng chính phủ nước Đức, chính vì thế mà yêu cầu về hoàn thành các thủ tục hành chính là điều bắt buộc ở đây, những việc này tương đối phức tạp đối với các bạn lần đầu tiên đến đây. Tuy nhiên, các quy trình làm thủ tục ở nơi đây rất là nhanh gọn, các hệ thống cơ sở dữ liệu cũng như là giấy tờ đều hoàn toàn thống nhất với nhau, website, những văn bản hướng dẫn cũng như các thủ tục chỉ cần làm duy nhất một lần. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những thủ tục cần thiết mà các bạn ngày đầu tiên đến với nước Đức du học.

Du học Đức và những điều cần biết

1. Phải có một địa chỉ hòm thư, để có thể nhận thư từ các cơ quan và tổ chức của Đức. 2. Tìm và kí hợp đồng nhà 3. Nhập trường 4. Đăng kí hộ khẩu tại tòa thị chính [Anmeldung] 5. Làm hợp đồng bảo hiểm.

6. Gia hạn visa tại sở ngoại kiều

7. Mở tài khoản ngân hàng

1. Địa chỉ hòm thư


Địa chỉ hòm thư khi sống ở Đức


Đây được xem là thứ đầu tiên cũng là rất quan trọng đối với bạn mà bạn phải có trong lúc làm hồ sơ hoặc các giấy tờ ở Đức, vì những kết quả sẽ được thông báo qua đường bưu điện. Nếu bạn có nhà thì đây được xem là một phương án tốt nhất, còn nếu bạn không có nhà thì có thể nhờ đến người thân hoặc là bạn bè hoặc có thể là chủ nhà nơi các bạn đang thuê nhà trong thời gian đầu khi sang Đức.

2. Tìm và kí kết hợp đồng nhà

Thông thường thì trong hợp đồng thuê nhà sẽ cần có số tài khoản ngân hàng của chủ nhà để có thể trừ tiền hàng tháng, nếu như các bạn chưa có tài khoản ngân hàng thì các bạn có thể khất và hẹn sẽ đưa họ sau đó. Đôi khi một số chủ cho thuê nhà còn yêu cần bạn đưa ra các giấy tờ như là Visa, hộ chiếu, chứng minh thu nhập, giấy chứng nhận sinh viên.

3. Nhập trường

Thủ tục đăng ký nhập học của từng trường là khác nhau, các bạn có thể tham khảo thêm về website của trường hoặc là trong hướng dẫn nhập học của thư mời chẳng hạn. Thông thường bạn muốn nhập học thì phải cần có các giấy tờ sau đây:

 - Thư chấp nhận học của trường hoặc thêm vào đó là thư mời của giáo sư hướng dẫn  - Hộ chiếu  - Ảnh hộ chiếu  - Một số trường hợp sẽ yêu cầu thêm chứng minh tài khoản tại ngân hàng của bạn để có thể nhập học

 - Nếu các bạn vào học chính thức trong Uni thì các bạn sẽ được họ yêu cầu thêm hợp đồng bảo hiểm, nếu như các bạn chưa có thì nhà trường có thể tư vấn một số hãng bảo hiểm cho bạn chọn lựa.

 - Giấy chứng nhận nhập học, giấy tờ này rất quan trọng khi các bạn đi làm những loại giấy tờ khác, tuyệt đối phải giữ chúng cẩn thận hoặc tốt nhất thì các bạn nên photo chúng ra để có thể đi làm việc nơi khác.  - Một mẫu hóa đơn bạn có thể mang chúng ra ngân hàng để có thể nộp tiền học phí học kì. Nếu như có tạo một tài khoản ngân hàng rồi thì có thể cung cấp cho người nhận hồ sơ, họ sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản của bạn. Nếu như các bạn chưa có tài khoản thì đem mẫu này ra ngân hàng cho họ chuyển khoản hộ bạn.  

 Sau khi nhà trường xác nhận bạn đã đóng tiền thì họ sẽ gửi cho bạn thẻ sinh viên qua đường bưu điện. Thẻ này dùng để vào thư viện, in tài liệu, trong thi cử hay là mua vé tàu xe đều được giảm giá,...

4. Đăng kí hộ khẩu tại tòa thị chính [Anmeldung]

Sau khi các bạn đã có hợp đồng thuê nhà thì các bạn nên đến tòa thị chính để làm các thủ tục cần thiết. Các bạn nên vào trang web của thành phố để xem mình cần mang theo những giấy tờ nào. Thông thường thì các trang web của thành phố Đức rất dễ tìm kiếm. Ví dụ như: Halle.de, Leipzig.de,... Các giấy tờ mà họ thường yêu cầu đó là:    - Hộ chiếu, visa tạm đi kèm bên trong.  - Giấy chứng nhận nhập học  - Hợp đồng thuê nhà

 - Chứng minh tài chính [hoặc chứng nhận học bổng]

⋙⋙Xem thêm thông tin tại đây: Du học Đức và những điều cần biết  

Khi các bạn chuẩn bị hoàn tất những giấy tờ sau thì sẽ được nhận ngay giấy Anmeldung, nó sẽ được sử dụng trong việc làm tài khoản ngân hàng, bảo hiểm hoặc là gia hạn visa,...

5. Hợp đồng bảo hiểm


Hợp đồng đăng ký bảo hiểm tại Đức


Có một điều liên quan đến bảo hiểm và gia hạn Visa ở Đức. Nếu như các bạn làm hồ sơ bảo hiểm thì Visa phải có dài hạn trên 1 năm, và trong hồ sơ gia hạn Visa thì bắt buộc các bạn phải có hợp đồng bảo hiểm. Chúng ta có thể làm như sau để tránh được một số rắc rối.
Phương án 1: Các bạn mua tạm một bảo hiểm tư trong 1 hoặc là 2 tháng. Sau đó các bạn quay lại gia hạn Visa, tiếp theo các bạn có thể ký hợp đồng bảo hiểm khác sau khi đã cắt hợp đồng cũ.
Phương án 2: Các bạn đến hãng bảo hiểm mà các bạn muốn làm hợp đồng rồi xin họ một giấy bảo lãnh hoặc là một hợp đồng tạm để có thể hoạn thiện thủ tục Visa, họ sẽ giúp bạn làm ngay việc này. Một hợp đồng bảo hiểm cần có: Hộ chiếu, Visa, ảnh, giấy chứng nhận nhập học, giấy chứng nhận thu nhập.

6. Gia hạn visa tại sở ngoại kiều

Đối với mỗi thành phố thì sở ngoại kiều chỉ làm việc trong một vài ngày nhất định trong tuần, và họ sẽ có một bộ phần dành riêng cho các đối tượng sinh viên. Bạn có thể đặt lịch hẹn với họ trước bằng cách qua Email, điện thoại hoặc có thể đến trực tiếp bấn số xếp hàng. Cũng giống như bạn làm hồ sơ Anmeldung, sở ngoại kiều cũng có một website hướng dẫn các bạn làm thủ tục và các mẫu đơn cần thiết. Các giấy tờ bao gồm:    - 1 bản khai theo mẫu có dán ảnh + 1 bản photo  - 2 ảnh hộ chiếu  - Anmeldung của tòa thị chính  - Giấy nhập học  - Bảo hiểm  - Chứng minh tài chính  - Hợp đồng thuê nhà  - Hộ chiếu  - Tiền lệ phí  

Việc gia hạn visa các bạn nên làm trước 6 tuần trước khi hết thơi hạn cũ. Thời gian gia hạn 1 hoặc 2 năm tùy theo mục đích công việc.

7. Mở tài khoản ngân hàng

Trên đất nước Đức hiện có rất nhiều ngân hàng nhưng có 2 ngân hàng lớn và phổ biến nhất là phải nói đến Deutsche Bank và Sparkasse.

Đối với một số bạn đi du học tự túc thì đã mở một ngân hàng tại Việt Nam thì sau khi các bạn sang Đức và có địa chỉ nhận thư, các bạn chỉ cần đến ngân hàng nơi gần bạn nhất để làm thủ tục nhận thẻ. Đối với những người chưa có tài khoản thì cần phải chuẩn bị các giấy tờ như: Hộ chiếu, giấy nhập học, Anmeldung.

Trên đây là những hướng dẫn sơ lược cho các bạn, nếu các bạn gặp bất kì những khó khăn gì trong lúc làm thủ tục thì có thể nhờ trợ giúp từ những người xung quanh như các bạn bè Việt Nam, bạn học trong trường, phòng quản lý sinh viên quốc tế hoặc có thể nhờ đến cả giáo sư để họ có thể giúp bạn.

Chúc các bạn gặp nhiều may mắn trong học tập.

Tags: nước Đức du học, gia hạn Visa ở Đức, du học tự túc, du học Đức, học tiếng Đức,  du học tại Đức

Video liên quan

Chủ Đề