Điều mong muốn của em đối với nhà trường và thầy cô là gì

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ haiThầy cô là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, chèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấnTừ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thứcThầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức cho chúng em một tương lai tươi đẹp.Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Trung học Cơ Sở Yên Biên, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học, và cả những câu chuyện hay khi chúng em cảm thấy căng thẳng.

Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời, là con thuyền trở chúng em tới bến bờ hạnh phúc. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô đã dạy dỗ.Xin hãy tin vào chúng em ! Những thế hệ tương lai của đất nước này

Không chỉ kỳ vọng ở học sinh mà giáo viên cũng mong muốn nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ phía phụ huynh, sự phối hợp ăn ý giữa giáo viên và phụ huynh sẽ mang lại kết quả học tập tốt cho con trong suốt năm học. 

Phụ huynh nên phối hợp với giáo viên để quan tâm con toàn diện

Nhiều phụ huynh cho rằng nhà trường và giáo viên nên đảm nhiệm toàn bộ công việc nuôi dạy con em mình khi ở trường học. Nhưng giáo viên nhận định sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn cho học sinh, bằng việc bố mẹ nên quan tâm đến các hoạt động của con diễn ra ở lớp học sau 1 ngày. Bởi điều này không chỉ giúp bố mẹ nắm bắt được lực học của con mà còn có thể phối hợp với giáo viên để đưa ra hướng giải quyết nếu như con đang gặp phải một vấn đề nào đó.

Giáo viên mong muốn phụ huynh quan tâm đến con toàn diện hơn [Ảnh minh họa]

Theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục thì sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và trực tiếp là người giáo viên sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc bồi đắp kiến thức và giáo dục nhân cách cho học sinh.

Khi được hỏi về điều này Cô Dương Thu Hà – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ: “Ngoài thời gian học trên lớp thì thời gian các em tự học ở nhà cũng chiếm một vai trò quan trọng. Do vậy mà những người làm giáo viên như mình luôn mong muốn các bậc phụ huynh sẽ quan tâm đến việc học của con tại nhà, để thúc đẩy tinh thần học tập của con. Bên cạnh đó cũng kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm của con để có hướng điều chỉnh kịp thời. Vì trên thực tế ở trên lớp học việc bộc lộ cảm xúc của các em trước mặt thầy cô và bạn bè là hạn chế.”

>>> Xem thêm: Để con học tốt ngay từ đầu năm học cha mẹ cần làm ngay những điều này

Luôn tin tưởng và tôn trọng giáo viên

Giáo viên luôn mong muốn khi học sinh xảy ra một vấn đề ngoài ý muốn như kết quả học tập bị giảm sút, không hòa đồng với bạn bè hoặc bị bắt nạt ở lớp học thì về phía phụ huynh thay vì đổ lỗi hay chỉ trích cho giáo viên thì hãy cùng với họ tìm hiểu vấn đề để tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất.

Bên cạnh đó giáo viên cũng mong muốn nhận được sự chia sẻ, phản hồi từ phía phụ huynh. Bằng cách là trong các cuộc họp phụ huynh định kỳ thường năm do trường tổ chức, các bậc phụ huynh hãy thẳng thắn đưa ra vấn đề của con em mình để cùng thảo luận, điều này sẽ đảm bảo tính dân chủ và công bằng. Vì trên thực tế không phải lúc nào giáo viên và phụ huynh cũng có thể ngồi họp bàn với nhau khi mà cả đôi bên đều đang rất bận.

Chia sẻ về vấn đề này cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Phó hiệu trưởng trường THCS Trung Tú [Hà Nội] bày tỏ: “Bước vào giai đoạn tuổi mới lớn các em học sinh sẽ có những thay đổi nhất định về mặt tâm sinh lý, điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của các em. Do vậy trong giai đoạn này thì thầy cô giáo chỉ đóng vai trò thứ yếu còn các bậc phụ huynh – chính cha mẹ các em mới đóng vai trò quan trọng trong việc lắng nghe, chia sẻ để thấu hiểu các em. Sự đồng hành của cha mẹ sẽ giúp các em sớm lấy lại cân bằng đề học tập tốt hơn.”

Giáo viên luôn mong muốn nhận được sự tin tưởng từ phía phụ huynh [Ảnh minh họa]

Ngoài ra có một vấn đề có phần hơi nhạy cảm, đó là việc thưởng và phạt học sinh thì giáo viên cũng mong được phụ huynh tin tưởng với việc làm của mình. Vì vai trò của người thầy là làm sao để phát triển học sinh toàn diện nhất, cả về kiến thức và đạo đức.

Về vấn đề này giáo viên hiểu phụ huynh cảm thấy thế nào khi con không được nhận giải thưởng hay không được để cử vào một vị trí trong ban cán sự lớp. Cùng với đó, họ cũng không muốn thấy việc làm sai trái của con bị trừng phạt. Tuy nhiên theo giáo viên thì bất kỳ môi trường nào cũng cần có kỷ luật và việc áp dụng thưởng – phạt phân minh như vậy sẽ đảm bảo công bằng, một mặt sẽ khích lệ sự cố gắng còn mặt khác sẽ giúp học sinh nhận ra việc làm sai trái của mình. Do đó giáo viên mong muốn với những vấn đề này phụ huynh sẽ phối hợp với mình và nhà trường để có thể đưa ra định hướng đúng đắn cho con, giúp con nhìn nhận được bản chất của vấn đề theo hướng tích cực.

Phụ huynh nên quan tâm sát sao đến việc học của con

Theo chia sẻ của nhiều giáo viên thì rất nhiều phụ huynh do quá bận rộn nên không quan tâm sát sao đến việc học của con, điều này là không nên vì cha mẹ sẽ không thể theo dõi sát sao được năng lực học tập của con mình đang ở mức độ nào và có thể hỗ trợ cho con khi sức học của con bị đuối so với bạn bè hay không.

Thầy cô cho rằng để cải thiện tình trạng này cha mẹ có thể cho con theo học online ngay tại nhà vì hình thức học này rất tiện ích, theo đó phụ huynh có thể ngồi học cùng con và theo sát được việc học của con. Bên cạnh đó nhiều giáo viên cũng chia sẻ rằng phụ huynh quan tâm sát sao đến việc học của con, chủ động bồi đắp kiến thức cho con ngoài giờ học trên lớp thì sẽ giúp con tiếp thu kiến thức tích cực hơn, nhanh hơn khi đến lớp. Và điều này sẽ giúp thầy cô có nhiều thời gian cho học sinh làm bài tập thực hành để hiểu bài học kỹ hơn thay vì mất quá nhiều thời gian cho việc học lý thuyết.

Chương trình Học Tốt giúp phụ huynh theo sát việc học của con theo lộ trình toàn diện

Chương trình Học Tốt tại HOCMAI hiện đang được đánh giá là chương trình học online toàn diện giúp học sinh chủ động bồi dưỡng kiến thức ngay tại nhà, đồng thời giúp phụ huynh theo sát việc học của con. Chương trình được thiết kế với hệ thống bài giảng chi tiết, bám sát chương trình sách giáo khoa do các thầy cô giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm giảng dạy sẽ giúp học sinh định hướng kiến thức tốt và tiến bộ nhanh.

Với rất nhiều ưu điểm như vậy nên hiện nay Chương trình Học Tốt đang được rất nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp con chủ động với việc học của mình, đồng hành cùng con trong quá trình học tập.

Để nâng cao kết quả học tập cho con, cha mẹ có thể tìm hiểu TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Mỗi khi bước vào lớp, thầy cô giáo thường kiểm tra học sinh về việc chuẩn bị bài học mà ít khi để ý xem học sinh mong muốn gì ở thầy cô? Trạng thái tâm lý của các em đang như thế nào? Chúng tôi vừa làm một cuộc khảo sát với học sinh THPT tại một số trường ở TP HCM gồm Lê Hồng Phong, Marie Curie, Nguyễn Thượng Hiền, Bùi Thị Xuân và thật bất ngờ trước những điều các em bày tỏ.

Khó tính nhưng đừng cáu gắt

Với câu hỏi “Những yếu tố nào làm cho em yêu thích một môn học nào đó?”, hầu hết học sinh đưa ra những lý do: năng lực học tập đối với môn học, truyền thống gia đình, ý thức và mục đích học tập, ảnh hưởng từ bạn bè, tính chất bộ môn và tính cách của thầy cô. Đặc biệt, nhiều em thổ lộ tính cách của thầy cô là yếu tố quyết định nhiều nhất. Các em đều có chung kết luận thầy cô giáo là nguồn cảm hứng quyết định. Em N.B.T, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, mong muốn: “Thầy cô phải là người hiểu tâm lý học sinh. Trình bày bài giảng một cách ngắn gọn, súc tích để bài học dễ đi sâu vào trí nhớ, không tốn nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn hiệu quả”.

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong hào hứng trong một giờ học liên hệ thực tế

Giữa một cô giáo trẻ vui tính và cô giáo lớn tuổi dạy hay nhưng khó tính em sẽ lựa chọn thế nào? Với câu hỏi này, đa số học sinh thiên về cô giáo trẻ vui tính. Một số em đưa ra lựa chọn rất khôn ngoan: “Em sẽ lựa chọn theo từng giai đoạn, nếu là lớp 10 và lớp 11, em chọn cô giáo trẻ vui tính để có tâm lý thoải mái. Còn lớp 12, em sẽ chọn cô giáo lớn tuổi dạy hay vì kinh nghiệm và sự khắt khe của cô giúp em học tập tốt hơn để đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp và ĐH” - N.N.H, Trường THPT Marie Curie, chia sẻ. Một số em chấp nhận thầy cô giáo khó tính “nhưng đừng cáu gắt, tạo không khí nặng nề làm cho học sinh sợ đến mức chán môn học” như mong muốn của V.M.T, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. 100% các em đều có chung mong mỏi: “Nếu thầy cô vừa dạy hay vừa vui tính thì tốt quá”.

Thầy cô cho điểm dễ, đó có phải là yếu tố làm em yêu thích bộ môn? Với câu hỏi này, đa số đều cho rằng thầy cô cho điểm dễ là yếu tố quan trọng khiến các em yêu mến thầy cô và là tiêu chí chọn môn học của học sinh. Nhưng cũng có một số em đưa ra ý kiến ngược lại. Em N.T.A, lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nêu ý kiến sâu sắc đến bất ngờ: “Học không phải vì điểm số nhưng thực tế không một học sinh nào còn đam mê lớn vào bộ môn khi nhiều lần bị điểm thấp và khi thầy cô cho điểm quá khó. Dẫu sao chúng em cũng phải chịu áp lực điểm số từ phía gia đình nhưng cũng không muốn phải học theo kiểu cày cuốc để kiếm điểm”.

Dạy để hiểu, không phải để “cháy” giáo án

Thầy cô có thể giảng dạy thêm các vấn đề ngoài sách giáo khoa và có thể trả lời những câu hỏi khó mà học sinh thắc mắc; dạy hay dễ hiểu, gắn với thực tế, vui tính hòa đồng, có biện pháp giúp học sinh đỡ nhàm chán trong tiết dạy; bài tập giao phải vừa sức; tôn trọng suy nghĩ của học sinh, quan tâm đến việc học sinh hiểu bài hơn là “cháy” giáo án... Đó là mong muốn của rất nhiều học sinh khi được hỏi: “Nếu có quyền lựa chọn, em sẽ lựa chọn thầy cô với tiêu chuẩn như thế nào? Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất?”.

Khi đưa ra tiêu chuẩn về phong cách và phương pháp giảng bài, em N.T.A, lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, thể hiện quan điểm một cách sinh động: “Em thích thầy cô có phong thái dạy học nghiêm túc nhưng phải vui để tạo cho học sinh sự năng động chứ không phải bạo động và cũng không để học sinh quá thụ động”. Phần lớn các em đều mong muốn thầy cô là người tâm lý, hòa đồng vui vẻ, hiểu được học sinh mình muốn nói gì để đạt được hiệu quả tương tác giữa giáo viên và học sinh ở mức độ cao nhất. Ý kiến trùng khớp nhất ở câu này là học sinh mong muốn thầy cô tận tâm với nghề, với học sinh.

Nếu em là thầy cô, em sẽ làm gì để cho học sinh yêu thích bộ môn? Với câu hỏi này, hầu hết học sinh tha thiết được thầy cô giải thích sự cần thiết của bộ môn khi bắt đầu tiếp xúc với môn học. Tại sao phải học nó? Nó giúp ích gì? Những yếu tố cần thiết để học tốt bộ môn đó? Mong thầy cô luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy hay hơn, giúp đỡ học sinh tiếp cận với bài học một cách dễ dàng nhất, bài kiểm tra vừa sức và đủ để phân loại. “Rất mong thầy cô và nhà trường tạo điều kiện để học sinh có thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, giải trí. Đừng biến mỗi ngày đến trường là một ngày vui thành mỗi ngày đến trường là một ngày áp lực” - V.V.Th, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, mong mỏi.

Nhiều gửi gắm, kỳ vọng

Qua 150 bài khảo sát, chúng tôi thấy dù có sự chênh lệch về sức học nhưng sự mong muốn của các em về thầy cô đều giống nhau. Học trò thông minh, nhìn nhận vấn đề sắc bén, các em gửi gắm và kỳ vọng rất nhiều ở thầy cô của mình. Có thể những điều các em mong muốn, thầy cô đã làm nhưng chưa hoàn thiện. Rất mong đội ngũ thầy cô giáo ngày càng đáp ứng được nguyện vọng của các em.

Video liên quan