Đề thi môn văn đại học năm 2014

Đề thi tuyển sinh vào đại học môn Ngữ văn khối C và khối D năm nay có lẽ là đề thi được chờ đợi nhiều nhất trong mấy năm trở lại đây. Bởi nó diễn ra trong bối cảnh Bộ GD - ĐT chủ trương thay đổi cách ra đề thi. 

Không ít người, đặc biệt là các em học sinh tỏ ra băn khoăn, thậm chí hoang mang không biết rằng với sự thay đổi khá bất ngờ, đột ngột trong khi các em chưa chuẩn bị tốt tâm thế cho sự thay đổi ấy thì liệu các em có xử lí tốt được đề thi hay không?

Số khác thì chờ đợi một luồng gió mới trong cách ra đề thi với hy vọng điều này sẽ tạo tiền đề cho một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của việc giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.

Đề thi chính thức được công bố trong buổi thi sáng ngày 10/7 về cơ bản đã đáp ứng được sự mong đợi của nhiều người, tạo được sự đồng tình và đánh giá cao trong dư luận.

Đề Ngữ văn năm nay vẫn ra ba câu, với số điểm của từng câu lần lượt là 2 - 3 - 5 như những năm trước. Tuy nhiên, trong cách hỏi đã có sự đổi mới rõ rệt ở câu một.

Nếu như những năm trước đây, câu một chỉ đơn thuần yêu cầu tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học đã được học trong chương trình, học sinh chỉ cần thuộc bài là có thể dễ dàng trả lời được thì năm nay đề lại ra ở dạng đọc hiểu. Tức là, cho một văn bản cụ thể và thông qua một số câu hỏi để kiểm tra năng lực của học sinh.

Đề ngữ văn khối D tạo nhiều cảm hứng cho thí sinh. Ảnh: Quý Đoàn.

Cách ra đề này có thể phát huy khả năng độc lập tư duy, vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản đã được trang bị trong nhà trường để tự mình khám phá, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một văn bản mà không phải phụ thuộc vào bài giảng của thầy cô hay sách mẫu.

Kiểu đề đọc hiểu này trước đó đã được ra trong đề thi tốt nghiệp THPT. Nhưng nếu văn bản được ra trong đề thi tốt nghiệp là một văn bản chính luận hoàn toàn xa lạ thì trong đề thi đại học khối C, D lại là hai văn bản nghệ thuật, đó là “Đò Lèn” của Nguyễn Duy và “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.

Đây là hai văn bản có giá trị cao, đồng thời không đến nỗi khiến học sinh phải quá bỡ ngỡ, vì tuy không được tìm hiểu kĩ trong chương trình nhưng nó lại là hai bài đọc thêm có in trong sách giáo khoa.

Riêng văn bản “Đất nước” được dẫn ra trong đề thi khối D đã gợi được nhiều suy ngẫm về chủ quyền đất nước, ý thức về nguồn cội và sức mạnh của truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Điều này rất có ý nghĩa trong tình hình đất nước hiện nay.

Hai câu nghị luận xã hội trong hai đề thi năm nay cũng khá đặc sắc, tuy cách hỏi vẫn như cũ. Đề thi khối C dẫn một câu trong “Đời thừa” của Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Từ đó, yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về điều làm nên sức mạnh của mỗi con người cũng như mỗi quốc gia.

Câu hỏi này sẽ giúp các em nhận thức được một điều mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc rằng sức mạnh chân chính của một con người hay một dân tộc không được tạo nên từ cường quyền, bạo lực mà được tạo nên từ yêu thương và bao dung.

Nếu nghĩ sâu hơn, học sinh sẽ liên tưởng được rằng hành động của Trung Quốc trên biển Đông những ngày vừa qua không phải là hành động của một kẻ mạnh chân chính. Sự liên hệ với thời sự đất nước trong câu hỏi này khá độc đáo và không hề gượng ép.

Đề thi khối D yêu cầu học sinh thể hiện chủ kiến của mình về phương châm sống: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”. Mỗi em chắc chắn sẽ có một cách kiến giải cho riêng mình. Nhưng có thể nói, câu hỏi trên đã góp phần tích cực trong việc thay đổi nhận thức, hoàn thiện quan niệm về lẽ sống. Sống không chỉ là cống hiến hết mình mà còn phải biết hưởng thụ một cách lành mạnh và chính đáng.

Câu nghị luận văn học đề khối C cho hai ý kiến khác nhau về hình tượng con sông Hương trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Vẻ đẹp nổi bật của con sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ” và “Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử”. 

Kiểu đề này sẽ giúp học sinh tiếp cận, khai thác vấn đề theo nhiều hướng, nhiều chiều kích khác nhau để từ đó hiểu thấu đáo vấn đề hơn.

Còn đề khối D thì cố ý cho hai ý kiến có vẻ như mâu thuẫn nhau [trong các ý kiến có những chỗ chưa đủ, chưa chính xác] về hình tượng Lorca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo: “Đó là mẫu nghệ sĩ-chiến sĩ vì đấu tranh cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình” và “Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy, chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật nhưng bị giết hại oan khuất”.

Kiểu đề này bên cạnh việc có thể rèn luyện cho học sinh năng lực khai thác, nhận xét sâu sắc một vấn đề còn rèn luyện cho các em năng lực bác bỏ, phản biện trước những điều chưa đúng, chưa đủ.

Đặc biệt, câu nghị luận văn học năm nay không ra tự chọn như các năm. Điều này bắt buộc học sinh phải bao quát cả chương trình, tránh hiện tượng học tủ, nghĩa là chỉ học chương trình 11 hoặc chương trình 12, chỉ học thơ hoặc truyện.

Có thể nói, tuy không tránh khỏi một vài hạn chế nhỏ như cách hỏi ở câu nghị luận xã hội và câu nghị luận văn học về cơ bản chưa có sự đổi mới rõ nét so với đề thi năm trước, hay câu nói: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” được đưa ra bàn trong câu nghị luận xã hội của đề khối C là vấn đề đã cũ, được các thầy cô giáo ra đề và bàn luận từ nhiều năm nay; nhưng nhìn chung đây là những đề thi hay, có giá trị cao.

Những đề thi như thế sẽ phát huy khả năng sáng tạo, năng lực độc lập suy nghĩ cho học sinh, từ đó góp phần hạn chế lối học tủ, học vẹt một cách máy móc.

Điều này tạo nền tảng cho việc đổi mới kiểm tra, đánh giá bộ môn Ngữ văn từ chỗ mỗi bài thi là một sự trình bày lại gần như nguyên vẹn những điều được ghi trong sách hay những điều thầy cô đã dạy tới chỗ mỗi bài thi là một sản phẩm thực thụ của chính học sinh được nhào nặn từ quá trình tư duy tích cực.

>> Xem thêm: Thí sinh đặc biệt được bố bế đi thi đại học

Ths. Hồ Tấn Nguyên Minh

Chia sẻ bài viết của bạn về giáo dục, thi cử tại đây.

Đề thi đại học môn Văn khối C năm 2014, Infonet cùng trung tâm Học mãi sẽ cập nhật đề thi đại học môn Văn khối C năm 2014 nhanh nhất. Mời các bạn đọc cùng theo dõi.

Đề văn khối C năm 2014

Đề Thi Đại Học Môn Văn khối C 2014 được thi vào sáng nay ngày 9/7/2014. Infonet sẽ cung cấp đến độc giả đề thi môn Văn khối C và cập nhật đáp án tham khảo môn Văn ngay sau buổi thi.

Hướng dẫn giải môn Văn khối C năm 2014:

Câu

Ý

Nội dung

1

1. Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn văn trên

- Miêu tả

- Tự sự

- Biểu cảm

2. Các từ : lảo đảo, thập thững

- Khẳng định: đây là hai từ láy tượng hình, có sức biểu cảm cao

+ Lảo đảo: thể hiện những bước nhảy nghiêng ngả dường như không chắc chắn, chứa đựng sự say sưa xuất thần trong điệu múa của cô đồng hoà quyện trong điệu hát văn.

+ Thập thững: thể hiện bước chân khó nhọc: bước cao, bước thấp trên một con đường mấp mô, gập ghềnh trên con đường mưu sinh của người bà.

3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cưc của người bà hiện lên qua những hồi ức:

- Người cháu mải mê với những thú vui, những trò chơi: câu cá ở cống Na, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn chùa Trần, đi đền xem lễ, hát văn, múa đồng.

- Người bà: nhọc nhằn đi mò cua xúc tép ở đồng Quan, phải đi gánh chè xanh trong những đêm hàn

Nỗi niềm của người cháu:

- Tự trách bản thân vô tâm, chỉ biết ham chơi mà không phụ giúp bà

- Thương bà khi nhận thức được công việc vất vả mà bà phải làm

=> Tình yêu thương của người cháu dành cho bà.

2

1

Thí sinh có thể trình bày những quan điểm, suy nghĩ cá nhân về vấn đề cần nghị luận theo những cách khác nhau song cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

a. Giải thích vấn đề:

+ Kẻ mạnh: người có năng lực [thể chất, tinh thần] hoặc có những ưu thế lớn về quyền lực, về vật chất ... so với những người khác.

+ Đề bài nêu định nghĩa về "kẻ mạnh" thông qua hai cách hành xử với những người yếu hơn mình: kẻ mạnh phải dùng sức mạnh, ưu thế của mình để giúp đỡ chứ không phải để chà đạp, đè nén những người yếu hơn mình. Từ đó nêu vấn đề về cội nguồn sức mạnh chân chính của mỗi con người, mỗi quốc gia: lòng chính trực, sự công bằng, tình nhân ái.

b. Bình luận, chứng minh:

+ "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm đạp lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ" vì

* Hành động "giẫm đạp lên vai kẻ khác" là hành động dùng sức mạnh của mình để áp chế, để đè nén người khác bằng bạo lực bất chấp đạo lí và công lí. Hành động ấy đáng lên án.

* Hành động đó lại xuất phát từ động cơ là thỏa mãn lòng ích kỉ, thỏa mãn những lợi ích cá nhân của "kẻ mạnh".

* Với hành động đó, dù người/quốc gia đó có ưu thế, lớn mạnh đến đâu chắc chắn cũng sẽ bị những người xung quanh và cộng đồng lên án, cô lập và chắc chắn sẽ không đạt được mục đích.

* Dẫn chứng: những dẫn chứng từ các tác phẩm văn chương và từ lịch sử, từ thực tế cuộc sống [những đội quân hùng mạnh của Tống, Nguyên, Minh, Thanh ... đã bất chấp công lí, nhân nghĩa đem quân xâm lược nước ta nhưng rồi phải chuốc lấy những thất bại thảm hại; sự kiện hành động vô lí của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trên thềm lục địa của Việt Nam đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế].

+ "Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình"

* "Giúp đỡ" người khác xuất phát từ lòng nhân ái, vị tha, từ ước muốn chân thành, trong sáng không tư lợi, là hành động cao thượng, nhân văn đáng được ngợi ca, nể phục.

* Người thực hiện hành động đó sẽ được những người xung quanh và cộng đồng yêu mến, kính trọng, nể phục. Đó mới là hành động thể hiện sức mạnh chân chính của mỗi con người, mỗi quốc gia.

* Muốn trở thành kẻ mạnh chân chính, bên cạnh lòng nhân ái, vị tha, mỗi người cũng cần phải có quá trình nỗ lực, rèn luyện để có thực lực về thể lực, về vật chất, về tinh thần để có thể giúp đỡ người khác, tránh tình trạng "lực bất tòng tâm".

* Dẫn chứng: từ tác phẩm văn chương và lịch sử, thực tế cuộc sống.

c. Bài học về nhận thức và hành động: hướng đến quan điểm sống nhân ái, vị tha, tôn trọng pháp luật, đạo lí, lẽ công bằng.

3

1

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một gương mặt nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức yêu nước luôn tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Mĩ- nguỵ ở miền Nam thời kì trước 1975.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Qua tác phẩm dòng sông Hương hiện lên với vẻ đẹp đa chiều.

- Trích dẫn 2 ý kiến

2

2. Giải quyết vấn đề

a. Giải thích qua hai ý kiến:

- Ý kiến 1: khẳng định vẻ đẹp của sông Hương trong “cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ”, đó là vẻ đẹp từ góc nhìn địa lí.

- Ý kiến 2: khẳng định “vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hoá, lịch sử”, đó là vẻ đẹp gắn với con người qua các thời đại.

Nhận xét:

- Cả hai ý kiến này đều đúng nhưng chưa đủ

- Hai ý kiến này bổ sung cho nhau tạo nên vẻ đẹp toàn vẹn của sông Hương trong cả sự khách quan của bức tranh thiên nhiên và sự chủ quan của cảm nhận con người, sông Hương vì thế vừa đẹp ở nét thơ mộng, trữ tình vừa đẹp ở chiều sâu của những trầm tích văn hoá, lịch sử.

b. Cảm nhận về hình tượng sông Hương

Học sinh sẽ cảm nhận vẻ đẹp sông Hương qua hai bình diện: vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn địa lí và vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn của văn hoá, lịch sử

* Sông Hương dưới góc nhìn địa lí:

- Dòng sông nơi thượng nguồn.

- Đoạn trích được mở đầu bằng một nhận xét mang đậm tính chủ quan về dòng sông Hương: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.

- Đặt dòng sông trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn, nhà văn đã thể hiện cảm hứng khám phá, cắt nghĩa và lí giải cùng cái nhìn sâu sắc về cội nguồn.Và đó cũng là một cảm giác quen thuộc của tình yêu.

- Với trí tưởng tượng, niềm say mê và tình yêu mãnh liệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông Hương ở khúc thượng lưu trong những vẻ đẹp hoang dại đầy cá tính.

à Những hình ảnh phong phú, ấn tượng, những liên tưởng tài hoa và thủ pháp nhân hoá đặc sắc đã làm hiện lên dòng sông Hương khúc thượng nguồn với vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt đầy cá tính, từ đó cho thấy cách cảm nhận và suy nghĩ có bề sâu trí tuệ của nhà văn.

- Sông Hương về tới ngoại vi thành Huế

àĐoạn văn miêu tả đã cho thấy vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hắt bóng kì diệu vẻ đẹp của quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Thiên nhiên Huế như nguồn phù sa tuyệt vời bồi đắp vẻ đẹp nên thơ cho dòng sông Hương- người con gái dịu dàng của mình.

- Sông Hương khi về tới Huế

- Dưới con mắt của hội họa, dòng sông hiện ra đẹp thơ mộng bởi những đường nét uốn lượn mềm mại và duyên dáng, những màu sắc hài hòa, bình dị.

- Qua cách cảm nhận của âm nhạc, dòng sông Hương trong thành Huế đẹp và êm đềm như một điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.

à Những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ tình khiến sông Hương hiện ra thuỷ chung và tình tứ giữa thành phố quê hương, vừa dịu dàng mềm mại như một bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha thiết đắm say như một bản nhạc êm đềm.

* Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc

à Nhìn từ góc độ địa lí, sông Hương khúc thượng nguồn là bản trường ca của rừng già; về tới Huế, dòng sông mang âm hưởng của bản tình ca ngọt ngào, tình tứ, nhưng nếu đặt trong quan hệ với lịch sử dân tộc, sông Hương lại là bản anh hùng ca hào hùng bi tráng; là chứng nhân nhẫn nại và kiên cường của cuộc đời qua bao thăng trầm lịch sử.

* Sông Hương trong mối quan hệ với với văn hóa, âm nhạc và thi ca.

- Qua cách cảm nhận độc đáo và lãng mạn, nhà văn coi sông Hương là cội nguồn sinh thành và không gian tồn tại của nền âm nhạc cổ điển xứ Huế.

- Nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương, một dòng thơ không bao giờ lặp lại mình, mỗi thi nhân tìm cho mình một cảm hứng mới mẻ, độc đáo riêng về dòng sông.

à Với cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện, với vốn hiểu biết sâu rộng và những liên tưởng bất ngờ kì thú, nhà văn đã ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của sông Hương khi soi chiếu dòng sông trong các góc độ của lịch sử, văn hóa và thơ ca.

c. Đánh giá, khái quát

- Vẻ đẹp của sông Hương

- Tài năng nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Bồi đắp tình yêu dòng sông quê hương => tình yêu quê hương, đất nước.

Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng.

Bạn đọc F5 để đọc thông tin mới nhất về các thông tin đề thi, đáp án các môn trong kỳ thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng 2014.Tiếp tục cập nhật...

Nguồnhocmai

Thanh Bình

Từ hôm nay [18/9], Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Một học sinh lớp 5 [ở Thanh Hóa] đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An [Hà Nội] về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Ngày 12/9/2019, tại trường THCS Việt Nam – Amgieri [quận Thanh Xuân, Hà Nội], chương trình “Strong Vietnam” do Tập đoàn T&T Group và CLB bóng đá Hà Nội tổ chức số thứ 2.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục [Bộ GD&ĐT] Mai Văn Trinh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại Thanh Hóa.

Nắng nóng kéo dài nhiều ngày liền ở các tỉnh miền Trung khiến các bậc phụ huynh phải đưa con đi thi từ rất sớm. Nhiều phụ huynh tìm kiếm cho mình những bóng mát để trú chân hoặc đội nắng chờ con hoàn thành bài thi đầu tiên.

Video liên quan

Chủ Đề