Đcnn của dụng cụ đo là gì

Phương pháp giải một số dạng bài tập về đo độ dài

Quảng cáo

Dạng 1: Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo

- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.

- Xác định độ chia nhỏ nhất ta thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định đơn vị đo của thước.

+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp [số bé và số lớn].

+ ĐCNN =[số lớn - số bé]/n [ có đơn vị như đơn vị ghi trên thước].

Ví dụ: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì thước đó có:

+ Giới hạn đo [GHĐ] là 30 cm

+ Độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] \[ = \frac{{2 - 1}}{5} = 0,2cm\]

Dạng 2: Cách đặt thước và đọc kết quả

- Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật theo công thức:

\[l = N + \left[ {n'.DCNN} \right]\]

Trong đó:

+ N là giá trị nhỏ nhất ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo.

+ n là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ [N] đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Ví dụ:

Dựa vào hình vẽ trên ta có:

+ Giữa số 0 và số 1 có 5 khoảng chia => n = 5

+ ĐCNN \[ = \frac{{1 - 0}}{5} = 0,2cm\]

+ N là giá trị nhỏ nhất ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo => N = 7

+ n là số khoảng chia kể từ vạch N = 7 đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật => n = 3

Vậy chiều dài của bút chì là:

\[l = 7 + \left[ {3.0,2} \right] = 7,6cm\]

Dạng 3: Cách ước lượng và chọn thước đo phù hợp

- Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán độ dài cần đo khoảng bao nhiêu.

- Chọn thước đo:

+ Kích thước cần đo lớn: Chọn thước đo có GHĐ lớn sao cho số lần thực hiện đo là ít nhất [Nếu có hai thước đo cùng GHĐ thì ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất].

+ Kích thước cần đo nhỏ: Cần có độ chính xác cao nên ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất.

- Tùy thuộc vào hình dạng của vật cần đo độ dài mà ta chọn thước kẻ, thước mét, thước dây hay thước kẹp.

Ví dụ:

+ Muốn đo độ dài của cái bàn ta dùng thước mét.

+ Muốn đo độ dày của quyển vở ta dùng thước kẻ.

+ Muốn đo đường kính của viên bi ta dùng thước kẹp.

+ Muốn đo chu vi của thân cây ta dùng thước dây.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Lý thuyết đo độ dài [tiếp theo]
  • Bài C1 trang 9 SGK Vật lí 6

    Giải bài C1 trang 9 SGK Vật lí 6. Em hãy cho biết độ dài ước lượng

  • Bài C2 trang 9 SGK Vật lí 6

    Giải bài C2 trang 9 SGK Vật lí 6. Em đã chọn dụng cụ đo nào ? Tại sao ?

  • Bài C3 trang 9 SGK Vật lí 6

    Giải bài C3 trang 9 SGK Vật lí 6. Em đặt thước đo như thế nào ?

  • Bài C4 trang 9 SGK Vật lí 6

    Giải bài C4 trang 9 SGK Vật lí 6. Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo ?

Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 6 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề