Dấu công chứng có hiệu lực bao lâu

Trong thời gian gần đây Công Chứng Nguyễn Huệ thường xuyên nhận được những câu hỏi như “ văn bản công chứng, chứng thực có thời hạn bao lâu” hay “ trong quá trình làm thủ tục hành chính sử dụng bản sao công chứng chứng thực nhưng lại bị từ chối do bản sao hiện đã quá 6 tháng? Điều này có nghĩa là các bản sao công chứng chứng thực chỉ có hiệu lực 6 tháng thôi sao? Điều này căn cứ vào quy định gì? Hãy cùng chúng tôi đi giải đáp các thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Quy định về thời gian hiệu lực của các văn bản công chứng, chứng thực

Để hiểu rõ hơn những quy định về giá trị của văn bản công chứng, chứng thực thì trước tiên chúng ta cần hiểu pháp luật quy định như thế nào về các văn bản công chứng và chứng thực.

Theo như quy định tại “khoản 1, 2 điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP” về việc cấp bản sao từ sổ gốc hay chứng thực bản sao từ bản chính cũng như các chứng thực khác như: chữ ký, hợp đồng giao dịch… đã quy định như sau: “Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...".

Theo đó luật công chứng quy định như sau: Công chứng là việc mà các công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng như văn phòng công chứng, phòng công chứng chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của các văn bản hành chính, các loại hợp đồng và giao dịch dân sự khác được tiến hành bằng văn bản. Bên cạnh đó xác thực tính chính xác và hợp pháp không trái đạo đức xã hội của văn bản hay giấy tờ được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại [ Đây được gọi là bản dịch quan trọng] mà theo quy định của pháp luật Việt Nam là phải công chứng do tổ chức hay cá nhân tự nguyện yêu cầu công chứng.

Từ những phân tích và quy định tại khoản 1,2 điều 3 nghị định 23/2015?NĐ-CP chúng ta có thể thấy rằng văn bản công chứng và chứng thực không bị giới hạn về khoảng thời gian có hiệu lực mà là văn bản có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên tùy từng trường hợp và các loại văn bản khác nhau mà thời gian có hiệu lực của chúng là khác nhau?

Điều kiện để các loại giấy tờ và văn bản công chứng, chứng thực có hiệu lực vô thời hạn?

Các loại bản sao được công chứng và chứng thực từ bản gốc là các loại giấy tờ như: Giấy phép lái xe, bằng điểm, bằng cử nhân… sẽ có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

Khác với các loại bản sao trên thì các loại bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có thời hạn như: Giấy chứng minh thư nhân dân hay phiếu lý lịch tư pháp, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…  sẽ chỉ có thời hạn sử dụng trong thời gian là loại giấy tờ gốc còn hạn sử dụng. 

Riêng đối với các tài liệu và giấy tờ, tài liệu hay hợp đồng mà có sự thay đổi trong quá trình sử dụng như các loại giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép đầu tư cùng sổ hộ khẩu… thì lúc sử dụng các bản sao cán bộ thụ lý còn có quyền yêu cầu bạn xuất trình bản chính[bản gốc] để đối chiếu chứ không yêu cầu bạn nộp bản sao công chứng mới.

Như vậy với những phân tích ở trên ta thấy rằng bản sao của các loại giấy tờ công chứng, thực tùy vào từng loại bản gốc mà có giá trị sử dụng và thời gian sử dụng khác nhau. Do đó bạn cần biết được bản sao của mình được công chứng, chứng thực từ loại giấy tờ nào và chúng còn thời hạn hay không?

Hy vọng với những thông tin mà Công Chứng Nguyễn Huệ cung cấp cho bạn trong bài viết trên đây có ích. Nếu có thắc mắc về các thủ tục giấy tờ hay có nhu cầu công chứng, chứng thực các loại giấy tờ, văn bản pháp lý, hợp đồng… thì hãy đến với Công Chứng Nguyễn Huệ để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Công Chứng Nguyễn Huệ - Văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội

Hiện nay tại thị trường Hà Nội có rất nhiều văn phòng công chứng được mở ra để đáp ứng nhu cầu của người dân, trong số đó có văn phòng công chứng Nguyễn Huệ. Đây Là một trong những văn phòng công chứng có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực công chứng, cam kết sẽ giải quyết những khó khăn nói trên và đem lại cho quý khách hàng sự an toàn tuyệt đối khi giao dịch.

Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ được thành lập từ ngày 03/10/2012, tọa lạc tại số 165 giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội dưới sự điều hành của các công chứng viên có trình độ và bề dày thành tích trong ngành pháp luật cũng như trong lĩnh vực công chứng. Cam kết giúp bạn giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề về thủ tục pháp lý.

Công chứng là việc của công chứng viên chứng thực một văn bản, giấy tờ có nội dung, hình thức đúng với bản chính được các các cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Quy định của pháp luật về giấy tờ công chứng như thế nào? Giấy tờ công chứng có thời hạn bao lâu? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc về giấy tờ công chứng có thời hạn bao lâu? Công chứng là gì?

Giấy tờ công chứng có thời hạn bao lâu

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

  1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Vậy, công chứng giấy tờ không phải khái niệm đúng mà chỉ là cách gọi được nhiều người dùng để chỉ việc chứng thực một văn bản, giấy tờ có nội dung, hình thức đúng với bản chính và được thực hiện trong các trường hợp trên.

Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.

Tuy nhiên, trong thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:

Bản sao vô thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

Bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp [6 tháng], Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân [6 tháng], Giấy chứng minh Nhân dân [15 năm]… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Theo Luật Công chứng, việc công chứng hợp đồng, giao dịch hoặc bản dịch chỉ được thực hiện tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Còn đối với công chứng giấy tờ hay chính xác là chứng thực giấy tờ, người có nhu cầu có thể đến một trong các cơ quan sau:

– Phòng Tư pháp huyện: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Trong trường hợp này, người ký chứng thực là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

– Ủy ban nhân dân cấp xã: Chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận. Người ký trong trường hợp này là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã.

– Cơ quan đại diện: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Người ký là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự.

– Phòng/Văn phòng công chứng: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Việc ký do Công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. [theo Điều 5 Nghị định 23 năm 2015]

– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bản sao được công chứng chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về giấy tờ công chứng có thời hạn bao lâu? để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề