Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau biển nhiều khi rất đẹp

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 15 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập và hệ thống kiến thức Tiếng Việt 3 hiệu quả. Đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 có đáp án đi kèm, giúp thầy cô và các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé ôn tập một cách chủ động và linh hoạt nhất. Mời các bạn tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 3 dưới đây.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 15

  • 1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 15
  • 2. Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 15

1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 15

A. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt

Đọc thầm bài sau và trả lời các câu hỏi:

BIỂN ĐẸP

Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.

Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.

Theo VŨ TÚ NAM

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Bài văn trên tả cảnh biển vào lúc nào?

a. Buổi sớm.

b. Buổi trưa.

c. Buổi chiều.

d. Cả sớm, trưa và chiều.

Câu 2: Sự vật nào trên biển được tả nhiều nhất?

a. Cánh buồm

b. Mây trời.

c. Con thuyền

d. Đàn bướm

Câu 3: Vẻ đẹp muôn màu sắc của biển do những gì tạo nên?

a. Những cánh buồm

b. Mây trời và ánh sáng.

c. Mây trời

d. Mây trời và cánh buồm.

Câu 4: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?

a. Một hình ảnh

b. Hai hình ảnh

c. Ba hình ảnh

d. Bốn hình ảnh

Câu 5: Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh? [0,5 điểm]

a. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

b. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.

c. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

d. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

Câu 6: Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

d. Khi nào?

Câu 7: Điền đúng dấu câu thích hợp vào ô trống đoạn văn sau:

Tôi đứng tựa người trên lan can........lặng người ngắm cảnh đẹp của đêm nay........Sao ở đâu mà nhiều đến thế

Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Đàn chim én đang sải cánh trên bầu trời xanh.
...............................................................................................................................

Câu 9: Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai là gì?

...............................................................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT:

1. Chính tả : Nghe – viết: bài “Mùa hoa sấu” [từ Vào những ngày cuối xuân, .... đến một chiếc lá đang rơi như vậy] - [trang 73, sách Tiếng Việt 3- Tập 1].

2. Tập làm văn

Đề bài : Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.

2. Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 15

Phần A:

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 5 điểm, gồm đọc đoạn trong bài đã học và trả lời 1 câu hỏi – thực hiện trong tiết ôn tập cuối học kì 1.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức Tiếng Việt [5 điểm]

Câu 1: Đáp án d [0,5 điểm]

Câu 2: Đáp án a [0,5 điểm]

Câu 3: Đáp án b [0,5 điểm]

Câu 4: Đáp án d [0,5 điểm]

Câu 5: Đáp án c [0,5 điểm]

Câu 6: Đáp án b [0,5 điểm]

Câu 7: Điền đúng dấu câu thích hợp vào ô trống đoạn văn sau: [1 điểm]

Tôi đứng tựa người trên lan can , lặng người ngắm cảnh đẹp của đêm nay . Sao ở đâu mà nhiều đến thế ?

Câu 8: Đàn chim én làm gì? [1 điểm]

Câu 9: Học sinh đặt một câu theo mẫu câu: Ai là gì? [1 điểm]

Ví dụ: Mẹ em là giáo viên.

3. CHÍNH TẢ [4 điểm]

- Điểm toàn bài: 4 điểm

- Viết đúng chính tả toàn bài 3 điểm [ Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm]

- Trình bày đúng quy định, sạch đẹp:1 điểm

4. Tập làm văn [6 điểm]

HS viết được đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, biết dùng từ, đặt câu cho điểm tối đa. Mỗi ý diễn đạt được [ 1 điểm] Nếu HS viết chưa đúng yêu cầu, diễn đạt chưa mạch lạc, chưa biết dùng từ, đặt câu thì tuỳ mức độ để trừ điểm.

Gợi ý làm bài:

+ Giới thiệu người hàng xóm mà em sẽ kể, viết về người đó:

Tên gì? Người già hay trẻ, đàn bà hay đàn ông, thanh niên hay thiếu nữ? Người đó độ, bao nhiêu tuổi, dễ tính hay khó tính, dễ gần hay khó gần, yêu mến trẻ em ra sao…?

+ Nghề nghiệp của người đó trước đây và bây giờ?

+ Quan hệ tình cảm của gia đình em với người Hàng xóm ra sao?

Tình cảm của em với người đó và ngược lại?

+ Cảm nghĩ của em về người hàng xóm?

Bài mẫu:

Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em.

Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.

VnDoc.com có đủ Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 theo Thông tư 22, có đáp án và ma trận đề thi được VnDoc sưu tầm, tổng hợp trọn bộ 2 môn Toán, Tiếng Việt có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 3 theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi học kì 1.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 15. Các em học sinh có thể tham khảo thêm toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 cùng môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chú đất nung – Luyện từ và câu: luyện tập về câu hỏi. Câu 1. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây,Câu 2. Đặt câu hỏi với mỗi từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu. Câu 3. Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây .Câu 4. Đặt câu hỏi từ cặp từ vừa tìm được ở bài 3.Câu 5. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?

Câu 1. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:a] Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.b] Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.c] Bến cảng lúc nào cũng đông vui.d] Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.

Câu 2. Đặt câu hỏi với mỗi từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.


Câu 3. Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây .a] Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?b] Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ?c] Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ?

Câu 4. Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.


Câu 5. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?a] Bạn có thích chơi diều không ?b] Tôi không biết bạn có thích chơi diều không ?c] Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ?d] Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy ?

e] Thử xem ai khéo tay hơn nào ?

Câu 1.a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?b. Trước giờ học, các em thường làm gì?c. Bến cảng như thế nào?d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?

Câu 2. Đặt câu hỏi

– Ai học giỏi nhất lớp?– Cái gì khiến bạn chú ý?– Để làm vui lòng cha mẹ em phải làm gì?

Câu 3. Từ nghi vấn

a. Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không? Có phải – khôngb. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không? Phải khôngc. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?

Câu 4. Đặt câu hỏi từ cặp từ vừa tìm được ở bài 3

• Có phải Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam không?• Chữ viết của Cao Bá Quát hồi nhỏ xấu lắm phải không?• Nguyễn Hiền rất thích thả diều à?

Câu 5. Trong năm câu đã cho:

– 2 câu là hai câu hỏi:a. Bạn có thích chơi diều không?d. Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?– 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi:b. Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.c. Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.

e. Thử xem ai khéo tay hơn nào. 

1. Nghe - viết:

2. Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a] Chữ ch hay tr?

  Em nhìn ...ăng ...ở dậy

Từ mặt biển ...ân ...ời

        Khi triều dâng căng ngực

     Biển bạc đầu ...ăng soi.

b] Dấu hỏi hay dấu ngã?

Trường em ngói mới đo hồng

Mọc lên tươi thắm giưa đồng lúa xanh

Gió về đồng lúa reo quanh

Vây chào nhưng bước chân nhanh tới trường.

3. Tìm tiếng:

a] Bắt đầu bằng chữ ch hay tr có nghĩa như sau:

- Đồ dùng bằng vải, len, dạ ... để dắp cho ấm.

- Trái ngược với méo.

- Trái ngược với nhanh.

b] Có dấu hỏi hay dấu ngã có nghĩa như sau:

- Cây nhỏ, thân mềm. làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa...

- Đập nhẹ vào một vật cho kêu thành tiếng.

- Vật dùng để quét nhà.

4. Tập viết.

a] Ôn các chữ hoa kiểu 2.

b] Viết ứng dụng: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

Xem lời giải

Bài Làm:

a. Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

=> Ở câu lạc bộ, chúng em làm gì?

b. Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

=> Ai là người thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?

Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được xem là một trong những nội dung trọng tâm của phần Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Mời quý độc giả tham khảo một số bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm lớp 3 dưới đây để hướng dẫn con em mình ôn tập phần kiến thức này nhé!

Trong chương trình tiếng Việt lớp 3, các em học sinh đã được học các kiến thức cơ bản về đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu. Để có thể ghi nhớ kiến thức này, các em cần nắm chắc kiến thức và luyện tập với các mẫu câu ngắn và đơn giản sao cho thuần thục, từ đó có thể dễ dàng vận dụng với nhiều mẫu câu khác nhau. 

Các bước làm bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm

Bước 1: Đọc kỹ cả câu.

Bạn đang xem: Bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm lớp 3

Bước 2: Đọc kỹ bộ phận in đậm và xác định nội dung bộ phận in đậm nói về điều gì.

Bước 3: Tìm từ để hỏi [ai/cái gì/con gì], tương ứng với nội dung của bộ phận in đậm.

Bước 4: Hoàn thiện câu hỏi với đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

Trước khi làm các bài tập về đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm các bạn nhớ theo dõi các bước làm trên nhé

Bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm

1. Bé Xuân Mai là ca sĩ nhí mà em yêu thích.

=> Ca sĩ nhí mà em yêu thích là ai? / Ai là ca sĩ nhí mà em yêu thích?

2. Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

=> Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?

3. Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng.

=> Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?

 4. Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.

=> Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?

5. Ở nhà văn hóa thiếu nhi, chúng em chơi thể thao, học hát và múa.

=> Ở nhà văn hóa thiếu nhi, chúng em làm gì? 

6. Hằng năm cứ vào dịp Tết, người dân làm bánh chưng, bánh dày cúng tổ tiên.

=> Hằng năm cứ vào dịp Tết, người dân làm gì? / Người dân làm gì vào dịp Tết hằng năm?

7. Cô ấy là người thông minh nhất mà tôi từng gặp.

Xem thêm: Giới Thiệu Bộ Phim Bằng Tiếng Anh, Write About Your Favourite Film

=> Cô ấy như thế nào? / Cô ấy là người như thế nào?

8. Bác nông dân đang cấy lúa trên đồng ruộng.

=> Bác nông dân đang cấy lúa ở đâu?

9. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở ngoài chân đê.

=> Bọn trẻ con xóm em hay thả diều ở đâu?

10. Ông ngoại dẫn em đi hiệu sách.

=> Ông ngoại dẫn em đi đâu?

11. Hôm nay Nam đi học.

=> Khi nào Nam đi học?

12. Trường em khai giảng vào ngày mùng 5 tháng 9.

=> Khi nào trường em khai giảng?

13. Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá.

=> Vì sao cả lớp cười ồ lên?

14. Với tinh thần đoàn kết một lòng, nhân dân ta đã thắng giặc ngoại xâm.

=> Vì sao nhân dân ta thắng giặc ngoại xâm?

15. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

=> Mẹ tôi làm gì?

Lưu ý khi làm bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm

Muốn đặt đúng câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu, các em học sinh phải lưu ý đọc kỹ cả câu chứ không chỉ đọc mỗi phần in đậm đã vội làm bài ngay. Đặc biệt, không nên quá máy móc dựa vào các dấu hiệu nhận biết, mà phải căn cứ vào nội dung phần in đậm cũng như nội dung cả câu để đặt câu hỏi. 

Ví dụ: Trong trường hợp bộ phận in đậm trong câu chỉ nguyên nhân, lý do, trước bộ phận in đậm thường có các từ nối “vì”, “do”, “tại”, “bởi”, “nhờ”… Tuy nhiên ở câu số 14, các từ nối này không xuất hiện. Dù vậy, nếu đọc kỹ cả câu, sẽ không khó để xác định bộ phận in đậm trong câu đề cập tới nguyên nhân của việc nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm, từ đó dễ dàng đặt câu hỏi “vì sao”.

Khi đã thuần thục cách đặt câu hỏi cơ bản và đúng ngữ pháp, các em học sinh có thể luyện tập cách đặt câu hỏi sao cho mềm mại và trôi chảy theo nhiều cách khác nhau.

Chúc các em học sinh lớp 3 ôn tập thật tốt và dễ dàng chinh phục dạng bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm môn Tiếng Việt! 

Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

6. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a. Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

b. Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

Bài làm:

a. Ở câu lạc bộ, chúng emchơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

=> Ở câu lạc bộ, chúng em làm gì?

b.Emthường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

=> Ai là người thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề