Đạo đức trong công bố kết quả nghiên cứu khoa học

Người quan niệm: đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác trong mình, vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Chính tấm gương đạo đức trong sáng, suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là sự quy tụ đặc sắc nhất những giá trị của đạo đức cách mạng của Người.

Để xây dựng được những giá trị đó, đội ngũ cán bộ, công chức cần có chuẩn mực đạo đức công vụ. Đạo đức công vụ là chuẩn mực về đạo đức của những người nhân danh nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mình. Đạo đức công vụ được bao hàm trong đạo đức cách mạng. Đạo đức công vụ cần có những quy tắc, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải tuân thủ. Bất kỳ nhà nước nào cũng có những chuẩn mực đạo đức công vụ. Ngoài những nội dung, chuấn mực tương tự như nhau, tuỳ theo mỗi công việc trong nền công vụ khác nhau, hệ giá trị mà mỗi nghề nghiệp hướng tới là không giống nhau nên chuẩn mực đạo đức của mỗi nghề sẽ khác nhau.

Đối với Viện ứng dụng Công nghệ - đơn vị sự nghiệp, có nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuấn mực của đạo đức công vụ là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

1. Quan điểm về đạo đức công vụ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức công vụ được thể hiện trong những nguyên tắc đạo đức, chuấn mực sau:

Một là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày Cách mạng Tháng 8 thành công, cho đến mấy năm kháng chiến thành công và đánh thắng được giặc lụt, giặc dốt, giặc thực thực dân và giặc đói là nhờ vào cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì. Kiệm tức là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của nhân dân. Liêm tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân. Chính tức là việc phải dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh. Người cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tức là từ sự đóng góp của nhân dân. Nhân dân trả công cho cán bộ để phục vụ họ thì cán bộ phải cố gắng làm để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhân dân.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có mối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau. Theo Hồ Chí Minh: “Cần và Kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người, Cần mà không Kiệm,“thì làm chừng nào xào chừng ấy”... Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được”. “Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới có Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam”. “Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới hoàn toàn. Một người có cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn”.

Hai là, phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, bất kỳ việc to việc nhỏ đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Cho nên việc gì cũng quý, việc gì cũng cần. Công việc cách mạng là do nhiều việc nhỏ, nhiều bộ phận mà xây dựng nên. Neu không có những việc nhỏ, những bộ phận nhỏ cộng lại, thì sẽ không thành việc lớn. Công việc xã hội cũng giống như cái đồng hồ, nếu thiếu một cái đinh nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến cả cái đồng hồ. Vì vậy, khi chúng ta phụ trách một công việc gì, bất kỳ to nhỏ, chúng ta cũng phải luôn luôn nhớ đến việc đó quan hệ với cách mạng, ảnh hưởng đến cách mạng. Chúng ta phải đưa toàn tâm, toàn lực làm cho thành công, làm trọn nhiệm vụ. Chỉ làm cho xong chuyện, làm qua loa, tức là có hại cho cách mạng, có hại đến nhân dân”.

Ba là, chấp hành nghiêm kỷ luật và có tỉnh thần sáng tạo trong thi hành công vụ

Mỗi người phải chấp hành nghiêm những quy định của cơ quan, của tổ chức. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” là ta được họ yêu mến. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cần phải gương mẫu về đạo đức, tự giác tuân thủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nền nếp công tác, tránh được những cám dỗ. Tinh thần sáng tạo trong công việc cũng là một chuấn mực đạo đức mà người cán bộ phải phát huy. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ phụ trách phải theo đường lối chung nhưng cũng phải suy nghĩ tìm tòi, có những sáng kiến riêng của mình, theo tinh thần “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, như thế công việc mới “chạy” được.

Bốn là, có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đẩu trong công việc

Người cán bộ phải luôn có chí tiên thủ, tinh thần cầu tiến bộ. “Xã hội ngày càng tiến, công tác của ta cũng ngày càng tiến. Vì vậy, năng lực của ta, sáng kiến của ta, tiến bộ của ta cũng phải luôn phát triển, tiến lên không ngừng. Không tiến, tức là thoái”. Tinh thần cầu tiến bộ, học tập không ngừng là một yêu cầu cao đối với mỗi cán bộ, công chức “Mỗi một đồng chí ta phải có thái độ khiêm tốn, càng cựu, càng giỏi, càng phải khiêm tốn, phải có lòng cầu tiến bộ, phải nhớ lấy câu nói của ông thầy chúng ta. Tự mãn, tự túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm”.

Năm là, có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc

Mọi người cần đoàn kết thân mật, hợp tác chặt chẽ như tay với chân thì công việc mới hoàn thành được. Bác chỉ rõ: “Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị”. Nếu trong một tập thể mà các thành viên có thành kiến với nhau, dè dặt, đối phó với nhau, kèn cựa lẫn nhau thì “nó làm cho trống đánh xuôi kèn thổi ngược, nó làm cho công tác bị tê liệt, hư hỏng”. Tuy nhiên, thân ái, hợp tác ở đây không phải là bao che khuyết điểm cho đồng nghiệp mà để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm kỷ luật trong thi hành công vụ và trong cuộc sống. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải “Trung với nước, hiếu với dân”, “luôn yêu thương con người”. Đó chính là phẩm chất đạo đức cộng sản của người cán bộ chân chính.

Những chuẩn mực đạo đức công vụ này có sự quan hệ, tác động lẫn nhau trong một hệ thống chuẩn mực thống nhất. Có lòng trung với nước hiếu với dân, có lòng yêu thương con người thì mới hết lòng, hết sức đem tài đức của mình phục vụ nhân dân. Có như vậy mới thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tận tụy vì công việc chung. Nhờ vậy mới giữ được kỷ luật của cơ quan, tố chức, mới rèn được tinh thần trách nhiệm cao với công việc và ý chí phấn đấu vươn lên không ngừng. Khi giữ được phẩm chất trong sạch, không tham địa vị, danh vọng, tiền tài, có lòng chính trực thì chắc chắn sẽ có tình thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.

Đạo đức công vụ không phải tự thân nó có. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải tích cực tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức công vụ, chắc chắn chúng ta sẽ có một đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


2. Nguyên tắc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức trong nghiên cứu khoahọc

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nền tảng kinh tế của lối sống công nghiệp, trên cơ sở đó hình thành các chuẩn mực và quy phạm đạo đức công chức trong xã hội công nghiệp. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào khoảng năm 2020. Để thực hiện được chiến lược đó, vấn đề quan trọng có tính chất quyết định là phải có một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tương xứng phù họp với lộ trình và bước đi của các giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó có nghĩa là cần xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ mới. Đội ngũ cán bộ, công chức đó phải có đủ phẩm chất và năng lực, nắm bắt được những yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức và ý chí để thiết kế và tổ chức thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên mọi lĩnh vực.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế và xuất hiện kinh tế tri thức. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là yếu tố thông tin, tri thức trở thành nhân tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Bất kỳ một nước đang phát triển nào, nếu biết coi trọng yếu tố “tri thức” và “thông tin”, kết hợp phát triển tuần tự với nhảy vọt, tập trung phát triển ngành công nghệ cao thì đều có thể rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố tích cực, sự phát triển của khoa học - công nghệ cùng với cơ chế thị trường đã tạo ra hàng loạt vấn đề phức tạp mới. Đó là sự thay đổi quan niệm về giá trị con người, thay đổi lối sống của một bộ phận dân cư (kể cả cán bộ, công chức). Thực tế cho thấy, lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bất chấp danh dự và đạo đức đã trở thành một nguy cơ lớn trong xã hội. Chính môi trường này đã tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm và nghị lực của mỗi cán bộ, công chức; đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có những kiến thức mới về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng. Đó là những điều kiện tiên quyết để con người nói chung, đội ngũ cán bộ công chức nói riêng không chỉ thích nghi, mà còn làm chủ được nền kinh tế thị trường; biết phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong phát triển kinh tế, xã hội.

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo cơ sở kinh tế - xã hội hiện thực cho đạo đức mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng hình thành, củng cố và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân phải nỗ lực học tập, trau dồi tri thức, kinh nghiệm trong mọi hoạt động lao động sản xuất, quản lý, giao tiếp và ứng xử để có được những năng lực thực tế, những giá trị tự thân thích ứng với những yêu cầu mới, nhũng thước đo giá trị mới. Sự phát triển của cá nhân mỗi công chức về năng lực, trình độ nhận thức và kinh nghiệm xã hội là điều kiện để họ phát triến và hoàn thiện ý thức đạo đức, năng lực thực hiện hành vi đạo đức của mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi phải gắn lợi ích với trách nhiệm cá nhân. Có như vậy, ý thức trách nhiệm đạo đức và năng lực chịu trách nhiệm đạo đức của mỗi người mới được nâng lên, trở thành tiền đề cho hoạt động của con người trong quá trình lao động và sáng tạo các giá trị đạo đức mới một cách tự giác.

Mục tiêu quan trọng của khoa học là nhằm mở rộng tri thức con người. Do đó, có thể xem hoạt động khoa học là một việc làm mang tính xã hội, chứ không phải là một nỗ lực đi tìm sự thật trong cô đon, lặng lẻ. Bởi vì mang tính xã hội, cho nên các chuẩn mực về đạo đức khoa học phải là một “thế chế” của bất cứ trung tâm khoa học nào và phải được xem như là một mục tiêu của khoa học.

Nghiên cứu khoa học là một chu trình vòng tròn, bắt đầu từ đặt câu hỏi, phát biểu giả thuyết, tiến hành thí nghiệm, và công bố kết quả. Kết quả có thể dẫn đến câu hỏi và giả thuyết mới.

Viện ứng dụng Công nghệ là một cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học của Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động chuyên môn phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Thực hiện đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, viên chức là yếu tố cốt lối bảo đảm cho hoạt động có hiệu quả của tổ chức.

Khía cạnh đạo đức đều hiện diện ở mỗi bước trong chu trình nghiên cứu khoa học. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một câu hỏi nghiên cứu là đạo đức; một câu hỏi không đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức không thể xem là câu hỏi tốt. Trong qui trình làm thí nghiệm hay thu thập dữ liệu, những tiêu chuấn đạo đức khoa học đòi hỏi nhà nghiên cún phải tuân thủ theo các nguyên tắc như tôn trọng quyền của đối tượng tham gia nghiên cứu và trung thực (không được ngụy tạo hoặc thay đổi dữ liệu). Trong giai đoạn công bố kết quả nghiên cứu, quy định đạo đức đòi hỏi nhà nghiên cứu phải báo cáo đầy đủ và chính xác dữ liệu thu thập được, và phải tôn trọng các tiêu chuấn về đứng tên tác giả bài báo khoa học. Những chuẩn mực đạo đức khoa học vừa nêu là nguyên tố quan trọng cho sự tồn tại của khoa học và văn hoá khoa học. Một nghiên cứu không thế là một nghiên cứu “tốt” nếu không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.

Quy chuẩn đạo đức trong nghiên cứu khoa học:

- Là sự tập họp các nguyên tắc, quy định, các chuẩn mực mà người thực hiện nghiên cứu phải tuân thủ.

- Mô tả trách nhiệm và hành vi cần có của người nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu.

Mục đích của việc tuân thủ quy chuẩn đạo đức trong nghiên cứu:

- Quy định những việc người nghiên cún được làm và không được làm.

- Xác định quyền hạn và trách nhiệm của người nghiên cứu trước khi triển khai nghiên cứu.

- Bảo vệ an toàn, quyền lợi của những bên liên quan, đặc biệt là khách thể nghiên cứu, tránh khỏi sự lạm dụng.

Một số hành vi vi phạm đạo đức nghiên cứu hay gặp:

- Sao chép, mua bán dữ liệu, thuê người thực hiện.

- Ngụy tạo dữ liệu: số liệu được biến hóa cho phù hợp với kết luận mà tác giả của nó mong muốn.

- Đạo văn: trích dẫn mà không ghi rõ nguồn.

- Gian lận trong quá trình phê duyệt.

- Lợi dụng hoặc mua chuộc người khác để đạt được mục đích nghiên cứu của mình.

Kết luận

Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ đã được kiểm chứng qua thời gian, đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Để vận hành một Nhà nước theo nguyên tắc của dân, do dân và vì dân, hướng tới sự phát triển toàn diện, mọi công chức cần phải học tập và soi mình theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn được thể hiện cụ thể bằng đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Việc luôn ghi nhớ và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở vững chắc để nền khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển, đóng góp vào sự phát triển của đất nước cũng như kho tri thức của nhân loại.