Danh sách diễn viên Nhà hát Kịch Hà Nội

Thêm yêu thích thành công

  • Nổi bật
  • Đoàn 1
  • Đoàn 2
  • Đoàn Ca múa nhạc
  • Đoàn Kịch Thể nghiệm

Nhà hát Kịch Việt Nam [Tiếng Anh: Vietnam National Drama Theatre] là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói. Hiện nay, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam là Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Xuân Bắc.

Nhà hát Kịch Việt NamVietnam National Drama TheatreTổng quan Đơn vị sự nghiệp công lậpThành lập1952Trụ sởSố 01 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà NộiGiám đốc chịu trách nhiệm

  • Nguyễn Xuân Bắc, NSƯT

Phó giám đốc chịu trách nhiệm

  • Kiều Xuân Hiếu, NSƯT

Trực thuộcBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchWebsitenhahatkichvietnam.vn

Nhà hát Kịch Việt Nam [tiền thân là đội kịch thoại của đoàn văn công nhân dân Trung ương] được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc. Lịch sử ra đời của nhà hát gắn liền với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu cách mạng Việt Nam và trưởng thành cùng lịch sử phát triển của đất nước, đến nay nhà hát Kịch Việt Nam được coi là "Cánh chim đầu đàn" và là "Anh cả đỏ" của nền nghệ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam.[1]

Nhà hát gồm ban lãnh đạo và Các phòng chức năng và đoàn biểu diễn bao gồm:

  • Phòng Hành chính, Tổng hợp;
  • Phòng Tổ chức biểu diễn;
  • Phòng Nghệ thuật;
  • Đoàn kịch Đương đại;
  • Đoàn kịch cổ điển.

Trong 65 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, nhà hát đã có hơn 15 thế hệ nghệ sĩ, diễn viên kế tiếp nhau, trong đó có 25 Nghệ sĩ Nhân dân, 58 Nghệ sĩ Ưu tú. Ðó là những thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng như NSND: Thế Lữ, Song Kim, Ðào Mộng Long, Nguyễn Ðình Nghi... đến các thế hệ kế tiếp như các NSND: Trọng Khôi, Trần Tiến, Doãn Hoàng Giang, Thế Anh, Ðoàn Dũng, Doãn Châu, Phạm Thị Thành; các NSƯT: Nguyệt Ánh, Hà Văn Trọng, Mỹ Dung, Phạm Bằng, Quang Thái, Tú Mai… cùng thế hệ nghệ sĩ hôm nay đang sung sức trên sàn diễn như các NSND: Lan Hương, Anh Tú, Tuấn Hải, Lệ Ngọc; các NS: NSUT Quốc Khánh,NSUT Xuân Bắc,NSUT Hoàng Lâm Tùng,NSUT Minh Hiếu,NSUT Mai Nguyên, NSND Trung Anh, NSND Việt Thắng,Hồ Liên, Dũng Nam, Tạ Tuấn Minh, Khuất Quỳnh Hoa, và nhiều nghệ sĩ, diễn viên trẻ khác.

  • NSND Anh Dũng [2003 - 2008]
  • NSND Lê Hùng [2009 - 2012]
  • Nguyễn Thế Vinh [2012 - 2017]
  • NSND Anh Tú - Quyền Giám đốc [2017 - 2018]
  • NSƯT Xuân Bắc [2021 - nay]
  • Giám đốc: NSƯT Xuân Bắc
  • Phó Giám đốc: NSƯT Kiều Minh Hiếu

Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2017.[2]

Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2012[3]

  • Đêm trắng [Đạo diễn: NSUT Xuân Bắc]
  • Như thế là tội ác [Đạo diễn: NSUT Trịnh Mai Nguyên]
  • Điều còn lại [Đạo diễn: NSUT Kiều Minh Hiếu]
  • Yêu [Đạo diễn: NSUT Hoàng Lâm Tùng]
  • Cô gái và chiếc xe máy [Đạo diễn NSUT Hoàng Lâm Tùng]
  • Người tốt nhà số 5 [Đạo diễn: NSUT Tạ Tuấn Minh]
  • Bệnh Sĩ [Đạo Diễn: NSUT Tuấn Hải]

  1. ^ “65 năm Nhà hát kịch Việt Nam”. Báo Nhân Dân điện tử.
  2. ^ “Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2019.
  3. ^ “60 năm Nhà hát Kịch Việt Nam: Chuyện chưa kể về một "thế hệ vàng"”. Báo thể thao và văn hóa.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_hát_Kịch_Việt_Nam&oldid=68532653”

Buổi ban đầu là đội kịch trong Đoàn văn công nhân dân Thủ đô [1959]. Đến 1965, Đoàn kịch nói Hà Nội được thành lập và rồi thành Nhà hát Kịch Hà Nội [1993]. Trong số hơn 200 vở diễn của kịch nói Hà Nội tính cho đến thời điểm này, đến hai phần ba trong số đó là những vở lớn. Đáng nói là có phong cách riêng. Đó là sự tinh tế, lịch lãm và hào hoa trong diễn xuất, là sự nhạy bén về thời sự, sắc sảo về chính trị, là sự kiên định về phong cách chính kịch. Người yêu sân khấu có thể điểm danh : Tôi và chúng ta, Hà Mi của tôi, Hà Nội đêm trở gió, Lũy hoa, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc, Những linh hồn sống, Ăn mày dĩ vãng, Những mặt người thấp thoáng, Bỉ vỏ, Điệp khúc virus, Vùng lạnh, Ngôi nhà trong thành phố...

Từ phải sang trái hàng ngồi : Hoàng Cúc , Giám đốc, đạo diễn Hoàng Quân Tạo , Tác giả Lưu Quang Vũ, Trần Đức. Hàng đứng: Hoàng Dũng , Trần Vân , Hồng Sơn, Thu Hương , Kim Chung.

Các thế hệ diễn viên nhà hát

Hoàng Dũng và Thu Hương trong vở  Hẹn ngày trở lại  của tác giả Lưu Quang Vũ, đạo diễn Dương Ngọc Đức

Đặc biệt, trong kịch mục có vở Tiền tuyến gọi của tác giả Trần Quán Anh, dựng năm 1968, từng giành nhiều huy chương trong Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc [1970]. Ông Trần Quán Anh đồng thời cũng là GS.TS nổi tiếng của ngành Y với những đóng góp to lớn cho ngành Nam học Việt Nam. Và một điều ít người biết tới, ông đã từng là thầy dạy môn phẫu thuật của bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

 Hoàng Dũng và Minh Hòa trong vở Lũy hoa

  Minh Trang và Hoàng Dũng trong vở Cô gái đội mũ nồi xám, tác giả Lưu Quang Vũ, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi

Được đánh giá như một địa chỉ đỏ của sân khấu chính kịch nước nhà, Nhà hát kịch Hà Nội còn được nhớ đến bởi dàn diễn viên tài năng, về nhan sắc thì ở tầm giai nhân. Như Thanh Tú, Hoàng Cúc. Minh Hòa, Thu Hương, Đam Ka, Minh Trang, Thu Hà …

Minh Vượng, Hoàng Dũng –hai nghệ sĩ nổi tiếng và là đôi bạn thân thiết đồng môn đồng khoá từ năm 1974 và cùng về công tác một nhà hát từ 1978.

NSND Hoàng Dũng và Nguyễn Thanh Tùng trong một vở kịch của Hữu Ước [1998]

Minh Trang và Hồng Sơn trong vở "Tôi và chúng ta"

Thời nào kịch Hà Nội cũng tự hào có nhiều mỹ nhân, những người luôn ở vị trí "vơ đét" cả trên sân khấu và phim ảnh, đến mức mà có người nói vui rằng, nếu giám đốc tập trung diễn viên dựng vở trong 2 tháng thì bảo đảm mảng phim truyền hình… trắng sóng!

Lễ viếng NSND Hoàng Dũng được tổ chức tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội vào lúc 7giờ 30 đến 9 giờ ngày 20-2-2021 [ tức mùng 9 tết]

Lễ truy điệu vào lúc 9 giờ cùng ngày. Lễ an táng tổ chức cùng ngày tại Đông Tảo-Khoái Châu-Hưng Yên


ANTD.VN - NSND Trung Hiếu cho biết, lực lượng nòng cốt của Nhà hát Kịch Hà Nội-các nghệ sĩ trẻ đều là các diễn viên hợp đồng lao động. Do dịch Covid-19, nguồn thu biểu diễn không có, nhà hát vừa buộc phải cho hơn 30 diễn viên trẻ....  nghỉ việc.

Tại buổi tọa đàm "Mối quan hệ giữa Hội Sân khấu Hà Nội với các đơn vị nghệ thuật sân khấu Hà Nội", NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội nhận định, các nhà hát của Hà Nội đang rất nguy. Vừa qua, không riêng gì nhà hát Kịch Hà Nội, mà nhà hát Cải lương Hà Nội, nhà hát Chèo Hà Nội đã phải cắt bớt số diễn viên hợp đồng. Vì 3 tháng đầu năm không có lương chi trả cho số diễn viên này. Số diễn viên nằm trong biên chế, ăn lương từ ngân sách Nhà nước phần lớn đã già, ít diễn.

"Các diễn viên trẻ tuyển chọn về các đoàn nghệ thuật của Hà Nội đều là các diễn viên nhiều triển vọng, tài năng. Trong số hơn 30 diễn viên vừa cắt hợp đồng của nhà hát có không ít nghệ sĩ chuẩn bị đạt đủ số thâm niên cần thiết, có dư số huy chương hội diễn để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Đó là điều đau xót mà sân khấu Hà Nội đang trải qua. Những diễn viên như Trung Hiếu cũng đã trên dưới 50 tuổi, chỉ đóng các vai ông bố bà mẹ, chứ đóng nam thanh nữ tú mãi ai xem", NSND Trung Hiếu nói.

Các nghệ sĩ trẻ của Nhà hát Kịch Hà Nội phần lớn đều là các diễn viên hợp đồng

Cũng theo NSND Trung Hiếu, các đoàn nghệ thuật của Hà Nội gồm chèo, cải lương, kịch nói, ca múa nhạc... may mắn không phải sáp nhập lại thành một đoàn như các tỉnh thành đã diễn ra. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước như tăng chỉ tiêu biên chế hay các chế độ ưu tiên khác, anh e rằng, sau khi đại dịch đi qua, sân khấu Hà Nội sẽ có một khoảng trống lớn về lực lượng kế cận. Hiện nay, các nhà hát đành phải ký khoán với các diễn viên này, tức là có việc thì ký hợp đồng, hết việc thì nghỉ.

"Đây là một cách làm đuổi các diễn viên trẻ ra đường", NSND Trung Hiếu chua xót nói.

Tại buổi tọa đàm, NSƯT Thu Hoài, Đoàn Cải lương Hoa Mai [Nhà hát Cải lương Hà Nội] cho biết, đoàn của chị đào kép đều đã 40 đến 50 tuổi. Tìm được một diễn viên trẻ tài năng đã khó nhưng giữ chân được họ còn khó hơn. Vì các nhà hát đều chỉ được phép ký hợp đồng với các diễn viên, hầu hết không còn biên chế. Nếu như không có nhà nước hỗ trợ sẽ rất khó khăn.

Buổi tọa đàm do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức vừa diễn ra sáng ngày 16-4 tại Hà Nội

Theo NSƯT Thu Hoài, các diễn viên hợp đồng được trả lương từ nguồn thu hoạt động biểu diễn. Nhưng với đoàn của chị, mời đến xem thì khán giả chật cứng rạp, nhưng bán vé thì không ai mua. Nên để có doanh thu biểu diễn, đoàn thường vin vào các chương trình biểu diễn từ thiện mới mong bán được vé.

Trước những khó khăn mang tính tình thế cấp bách của các nhà hát Hà Nội trong cơn đại dịch, PGS.TS Phạm Duy Khuê góp ý, Hội Sân khấu Hà Nội cần có kiến nghị gửi lên UBND thành phố Hà Nội. Vấn đề này không giải quyết nhanh sẽ để lại hệ lụy lâu dài cho sân khấu Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề