Danh mục thuốc y học cổ truyền được Bộ Y tế công nhân

Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19

[NLĐO] - Bộ Y tế vừa công bố danh mục 12 thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19. Bộ Y tế cũng đề nghị các doanh nghiệp không tăng giá các thuốc trong danh mục này.

  • Sáng 25-7, ghi nhận thêm 3.979 ca mắc Covid-19

  • Ngày 24-7, thêm 7.968 ca mắc Covid-19, 2.047 người khỏi bệnh

  • Vì sao chuyên gia khuyến cáo không tự ý dùng Xuyên tâm liên để dự phòng, điều trị Covid-19?

  • Lên kịch bản 100.000 ca bệnh, sử dụng thuốc xuyên tâm liên điều trị Covid-19

Bộ Y tế vừa có văn bản 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu. Theo đó, tại hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 gồm:

1. Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên [Bệnh viện YHCT, Bộ Công an];

2. Viên nang Kovir [Công ty Cổ phần Sao Thái Dương];

3. Bạch địa căn [Bệnh viện YHCT, Bộ Công an];

4. Siro Viêm họng [Bệnh viện YHCT, Bộ Công an];

5. Siro Dưỡng âm bổ phế [Bệnh viện YHCT, Bộ Công an];

6. Siro Ngân kiều [Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng];

7. Hạnh tô [Bệnh viện YHCT Trung ương];

8. Vệ khí khang [Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng];

9. Hoạt huyết Nhất Nhất [Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất];

10. Imboot;

11. Xuyên tâm liên;

12. Nasagast – KG

Một số sản phẩm y học cổ truyền được sử dụng trong hỗ trợ và điều trị Covid-19

Ngoài ra, hướng dẫn cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.

Các thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu do bệnh viện bào chế và do các cá nhân, tổ chức ủng hộ được sử dụng điều trị cho người bệnh nhiễm Covid-19 ở mức độ nhẹ, không triệu chứng, cho các đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và các đối tượng cách ly [F1] phù hợp với tình hình dịch bệnh tại đơn vị, địa phương.

Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tổ chức bào chế, sản xuất thuốc cổ truyền, các sản phẩm từ dược liệu nếu đáp ứng các điều kiện chế biến, bảo chế theo quy định.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Xử lý nghiêm theo quy định các tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh vi phạm về quy chế chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh; quảng cáo không đúng nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh doanh, sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, đầu cơ tăng giả dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm sản xuất từ dược liệu.

Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông sử dụng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch phù hợp.

Không tăng giá dược liệu, thuốc cổ truyền liên quan đến các biện pháp phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19 kèm theo danh mục nói trên. Chi phí chế biển, bảo chế thuốc cổ truyền và chi phí khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền liên quan đến dịch bệnh Covid-19 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

N.Dung

 
 Ảnh minh họa - Internet

Theo dự thảo, đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân sở hữu thuốc cổ truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước, tư nhân, đơn vị nghiên cứu thuốc cổ truyền; các cơ sở kinh doanh dược có phạm vi kinh doanh thuốc cổ truyền.

Tiêu chí xét chọn thuốc cổ truyền

Dự thảo quy định tiêu chí xét chọn thuốc cổ truyền là: Cổ phương có trong các tác phẩm của Việt Nam và của Trung Quốc trước thế kỷ 19 trở về trước được sử dụng tại Việt Nam, bao gồm thuốc cổ phương gia giảm làm tăng tác dụng chính của thuốc hoặc cổ phương gia giảm được nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2 trở lên và được Hội đồng nghiên cứu y sinh học cấp tương ứng nghiệm thu đánh giá an toàn, hiệu quả.

Bài thuốc gia truyền được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành.

Thuốc dân gian được sử dụng trong cộng đồng được nghiên cứu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Hội đồng nghiên cứu y sinh học cấp tương ứng nghiệm thu đánh giá an toàn, hiệu quả.

Nghiệm phương thuộc đề tài nghiên cứu cấp cơ sở được áp dụng điều trị có hiệu quả từ 10 năm tại bệnh viện, viện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tuyến tỉnh trở lên với số lượng tối thiểu 200 người bệnh được Hội đồng nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở nghiệm thu đánh giá an toàn, hiệu quả.

Thuốc cổ truyền là sản phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương đã được nghiên cứu tiền lâm sàng, lâm sàng giai đoạn 2 trở lên được Hội đồng nghiên cứu y sinh học cấp tương ứng nghiệm thu đánh giá an toàn và hiệu quả.

Thuốc cổ truyền được chuyển dạng bào chế không thay đổi tác dụng và đường dùng, có quy trình, dạng bào chế ổn định, được Hội đồng khoa học cấp Bộ đánh giá an toàn, hiệu quả của thuốc có dạng bào chế mới với chứng bệnh hoặc bệnh theo bài thuốc gốc.

Dự thảo cũng nêu rõ, thuốc cổ truyền không đưa vào danh mục là bài thuốc chưa được Hội đồng nghiên cứu y sinh học cấp tương ứng nghiệm thu đánh giá an toàn, hiệu quả; chưa được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền; chưa nghiên cứu lâm sàng…

Cấu trúc Danh mục thuốc cổ truyền

Danh mục thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này gồm 163 bài thuốc, sắp xếp thành 22 chương theo tác dụng chữa bệnh, cấu trúc bài thuốc bao gồm các mục sau: 1. Tên bài thuốc; 2 Xuất xứ [tên tài liệu ghi bài thuốc]; 3. Công thức: tên vị thuốc [ghi tên trong dược điển Việt Nam, dược điển Trung Quốc, hoặc sách dược liệu, sách y học cổ truyền]; số lượng từng vị [quy đổi ra gam]; 4. Dạng bào chế; 5. Công năng; 6. Chủ trị; 7. Liều dùng; 8. Cách dùng; 9. Lưu ý khi sử dụng: thận trọng khi sử dụng, tương tác thuốc.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dược căn cứ danh mục thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này được chế biến, bào chế và đăng ký thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc hoặc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được thay đổi công thức, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, đường dùng, thận trọng và tương tác thuốc.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ danh mục thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này đáp ứng điều kiện chế biến, bào chế theo quy định và bán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn tỉnh hoặc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được thay đổi công thức, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, đường dùng, thận trọng và tương tác thuốc.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Cổ phương là phương thuốc được ghi trong các sách về y học cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc, từ trước Thế kỷ 19; trong đó đã ghi về số vị thuốc cổ truyền, lượng từng vị, cách bào chế, liều dùng, cách dùng và chỉ định của phương thuốc.

Cổ phương gia giảm là bài thuốc cổ phương được tăng thêm hoặc giảm một số vị thuốc, liều lượng của vị thuốc, cách bào chế vị thuốc, liều dùng, cách dùng, chỉ định dùng theo biện chứng của thầy thuốc đảm bảo hiệu lực và an toàn của phương thuốc.

Nghiệm phương là những phương thuốc cổ truyền có hiệu quả nhất định đối với một chứng bệnh hoặc một bệnh nào đó.

Bài thuốc gia truyền là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh, một chứng bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã sở tại và Sở Y tế công nhận.

Thuốc thang là thuốc có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian được sử dụng để phòng bệnh, chữa bệnh và được đóng gói theo liều sử dụng.

Thuốc dân gian là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu trong nước được sử dụng trong cộng đồng từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền khẩu hoặc ghi chép thành tài liệu trở thành kiến thức và thực hành trong điều trị hiệu quả một số một số bệnh hoặc một số chứng bệnh.

Lưu Thủy


Video liên quan

Chủ Đề