Đánh giá đầu tư của nhật bản vào việt nam

Theo trang mạng thedailystar.net, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong 1-2 năm tới là 60%, tăng 4,7 điểm so với năm trước và là mức cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Đây là con số trong kết quả khảo sát về đầu tư của Nhật Bản vào châu Á và châu Đại Dương 2022 do Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản [JETRO] tại Việt Nam thực hiện.

Vốn đầu tư FDI sang Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng hơn 45% năm 2022.

Về triển vọng năm 2023, có 53,6% số doanh nghiệp Nhật Bản tham gia khảo sát đánh giá triển vọng sẽ “được cải thiện”, cao nhất ở châu Á và châu Đại Dương. Trong khi đó, 6,9% số doanh nghiệp Nhật Bản tham gia khảo sát cho rằng triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2023 kém hơn so với năm 2022.

Được biết, cuộc khảo sát được thực hiện tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á và châu Đại Dương và nhận được phản hồi từ 603 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong một cuộc khảo sát tương tự ở Trung Quốc, số doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng đầu tư vào Trung Quốc trong 1-2 năm tới chỉ là 33,4%, mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu năm 2007. Ngoài ra, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam dự báo có lãi trong năm 2022 là 59,5%, tăng 5,3 điểm so với năm 2021.

Theo JETRO, nguyên nhân chính giúp cải thiện lợi nhuận kinh doanh tại Việt Nam, cả trong lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất, là do kinh tế xã hội của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Nhiều doanh nghiệp cho biết kinh doanh năm nay cải thiện so với năm ngoái phần lớn là nhờ sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch, nhất là ngành sản xuất hàng tiêu dùng và ngành dịch vụ.

Bộ Công Thương cho biết, tính riêng trong tháng 10 năm 2022, Việt Nam đã thu hút được hơn 22,46 tỷ USD tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp [GVMCP] của nhà đầu tư nước ngoài, bằng 94,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Nhật Bản đứng thứ hai với trên hơn 4,19 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản nhận định, mặc dù dòng vốn FDI của Nhật Bản ra thế giới giảm 49% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ 2021; nhưng trong các đối tác hàng đầu về đầu tư của Nhật Bản, vốn đầu tư FDI sang Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng hơn 45% năm 2022. Cùng với đó, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như Tập đoàn EREX, JERA, MUJI hay các chuỗi cửa hàng bán lẻ như Ministop, FamilyMart, 7-Eleven…hiện nay đã có mặt tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ ngày càng mở rộng thị trường hoạt động, tăng vốn sản xuất các sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam.

Đánh giá về môi trường đầu tư tại Việt Nam, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội Takeo Nakajima nhận xét Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào. Chính phủ và chính quyền Việt Nam năng động, nhiệt tình và các khu công nghiệp của Việt Nam hiện đang phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam còn cần cải thiện về hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài.

Chia sẻ góc nhìn của một nhà đầu tư Nhật Bản, ông Nakamura Minoru, Giám đốc Công ty TNHH Morinaga Milk Việt Nam [hoạt động trong ngành nguyên liệu sữa], cho biết trước khi rót vốn vào Việt Nam từ năm 2020, công ty đã có nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam. Công ty đã quyết định lựa chọn đầu tư vào Việt Nam vì 3 lý do chính yếu.

Thứ nhất là những hỗ trợ từ phía Chính phủ Việt Nam với nhiều chính sách khuyến khích, trợ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai là xu hướng phát triển của thị trường nói chung và có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Thứ ba là dân số Việt Nam liên tục tăng, mức sống, thu nhập của người dân cũng tăng cao.

“Chúng tôi nhận thấy cơ hội trong thị hiếu, xu hướng của thị trường đang xoay quanh, chú trọng vào những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Dù trải qua 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến nhiều trở ngại trong việc xúc tiến các kế hoạch kinh doanh, tuy nhiên công ty vẫn rất lạc quan và có nhiều dự báo tích cực về việc kinh doanh ở thị trường Việt Nam trong thời gian tới”, ông Nakamura Minoru cho hay.

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều thách thức nhưng doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tin tưởng rót vốn đầu tư nước ngoài [FDI] vào Việt Nam, trong đó Bình Dương đón nhận nhiều dự án lớn.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam và cơ quan ngoại giao Nhật Bản chứng kiến ký kết hợp tác giữa UBND tỉnh Bình Dương và chính quyền tỉnh Yamaguchi [Nhật Bản] - Ảnh: T.D.

Ngày 8-9, trong khuôn khổ sự kiện "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Nhật Bản [1973-2023] diễn ra tại Bình Dương, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và đại sứ, các cơ quan đại diện ngoại giao, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã chứng kiến việc trao chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài [FDI] của Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương.

Ông Võ Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết Bình Dương hiện đứng thứ hai cả nước [chỉ sau TP.HCM] về thu hút vốn FDI, với gần 4.150 dự án đến từ 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổng vốn đầu tư hơn 40 tỉ USD.

Tại sự kiện, nhiều dự án lớn hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được công bố. UBND tỉnh Bình Dương và đại diện chính quyền tỉnh Yamaguchi [Nhật Bản] đã ký kết hợp tác để Nhật Bản đào tạo du học sinh điều dưỡng chất lượng cao cho tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

Nhiều dự án lớn của Nhật Bản được trao chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng tại sự kiện như: dự án của Công ty Nitto Denko Việt Nam sẽ khởi công giai đoạn 6 nhà máy với tổng vốn đầu tư hơn 113 triệu USD; Công ty TNHH MTV SKM Việt Nam khởi công thêm nhà máy 10 triệu USD; Công ty YUWA Việt Nam nhận giấy phép xây dựng thêm dự án có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD…

Cũng tại sự kiện, Tổng công ty Becamex IDC [vốn nhà nước chi phối thuộc UBND tỉnh Bình Dương] ký kết hợp tác với Tập đoàn AEON [Nhật Bản]. Trước đó, Tập đoàn AEON đầu tư dự án tổng vốn hơn 5,1 triệu USD tại thành phố mới Bình Dương.

Tổng cộng, Nhật Bản hiện có khoảng 350 dự án với tổng vốn đầu tư 5,9 tỉ USD tại Bình Dương.

Lãnh đạo, đối tác hai bên tham quan các sản phẩm thương hiệu Việt Nam tại các gian hàng trong khuôn khổ hội nghị kết nối cung cầu nhân sự kiện “Gặp gỡ Nhật Bản 2023” tại Bình Dương - Ảnh: T.D.

Ông Nguyễn Minh Vũ - thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao - cho biết mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản là "những người bạn". Trong xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và kinh tế thế giới nhiều thách thức, nhưng qua trao đổi cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn tin tưởng đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.

Bình Dương là một địa phương năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có kết nghĩa, hợp tác với nhiều thành phố, tập đoàn lớn của Nhật Bản.

Bắn pháo hoa kỷ niệm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Chương trình "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" do UBND tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và chính quyền tỉnh Yamaguchi [Nhật Bản] phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Đồng thời, chương trình cũng là dịp để Bình Dương và các đối tác Nhật Bản đánh giá kết quả hợp tác trong thời gian qua, thúc đẩy đầu tư, giao thương, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, gắn bó sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Trong khuôn khổ chương trình "Gặp gỡ Nhật Bản 2023", tối 8-9 có bắn pháo hoa chào mừng tại thành phố mới Bình Dương. Ngoài ra còn có một số hoạt động cho công chúng như: lễ hội tại AEON MALL Thuận An, Bình Dương với chủ đề "Nâng tầm hợp tác, hướng tới tương lai" từ ngày 8 đến 10-9.

Chương trình trao đổi thanh niên Việt Nam - Nhật Bản dự kiến từ ngày 4 đến 14-9 tại Trường đại học Thủ Dầu Một. Biểu diễn áo dài Việt Nam, vòng chung kết chương trình "Phụ nữ Bình Dương với văn hóa Nhật Bản"…

Chủ Đề