Đánh giá chương trình giáo dục mầm non hiện nay

GD&TĐ - Ngày 20/3 tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết giữa kì thử nghiệm và tham vấn dự thảo 1 của Chương trình GDMN.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của đại diện Bộ GD&ĐT, Chương trình GD Unicef tại Việt Nam, các Sở GD&ĐT Thái Nguyên, Ninh Bình, Nghệ An, Kon Tum, TP.HCM, Đồng Tháp. Cùng các Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Hoa Lư, Trường ĐH Sư phạm – Trường ĐH Vinh, Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, Trường CĐSP Trung ương TP.HCM, Trường ĐH Đồng Tháp.

Đánh giá mức độ

Thực hiện Quyết định số 4102/QĐ-BGDĐT ngày 7/12/2022 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động xây dựng, ban hành Chương trình GDMN mới. Đến nay Chương trình thử nghiệm tiến hành sơ kết để đánh giá những mặt được, chỉ ra hạn chế và kiến nghị khắc phục.

Tại hội nghị, các chuyên gia đã cùng rà soát quá trình và kết quả hoạt động kỳ 1 trong thử nghiệm Chương trình GDMN mới, đồng thời đề xuất những giải pháp thực hiện trong giai đoạn tới.

Đặc biệt, đánh giá quá trình triển khai thực tế, các chuyên gia và cán bộ quản lý GDMN đã đề xuất rút kinh nghiệm và điều chỉnh cần thiết cho triển khai kỳ 2 cũng như góp ý kiến tham vấn dự thảo 1 Chương trình GDMN.

Chương trình GDMN mới đòi hỏi đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển trẻ.

Theo báo cáo sơ kết giữa kì, việc thử nghiệm Chương trình GDMN của 6 tỉnh/thành phố tham gia: Tp Hồ Chí Minh; Đồng Tháp Nghệ An; Kon Tum; Ninh Bình; Thái Nguyên. Các địa phương đã làm rõ nhiều nội dung quan trọng. Cụ thể là theo mục đích, địa bàn, kế hoạch thử nghiệm 1 số nội dung mới của Chương trình GDMN ở 6 tỉnh, đại diện cho 6 vùng phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam.

Các thông tin này sẽ giúp Ban biên soạn tiến hành sửa đổi dự thảo 1 Chương trình GDMN mới để tiếp tục triển khai thí điểm Chương trình GDMN thời gian tới.

Theo đó, nội dung thử nghiệm các điểm mới của Chương trình GDMN như sau: Cụ thể hóa kết quả mong đợi [KQMĐ] trong Chương trình GDMN phù hợp với địa phương [còn gọi là địa phương hoá KQMĐ và cụ thể hoá KQMĐ tương ứng với trẻ em các nhóm, lớp].

Phát huy hiệu quả phối hợp

Ông Nguyễn Minh Nhật - đại diện tổ chức UNICEF Việt Nam, cho rằng: Hội nghị rất quan trọng bởi thông tin ở giai đoạn này sẽ làm cơ sở cho triển khai ở giai đoạn tiếp theo; Đồng thời đánh giá cao các đối tác Trung ương và địa phương, trong thời gian rất ngắn, gấp rút nhưng hoàn thành khối lượng công việc lớn; có cam kết cao và đóng góp cho ngành...

Trẻ đáp ứng ra sao với khung kết quả mong đợi trong Chương trình GDMN mới.

Thực tế thử nghiệm đã chỉ ra: Năng lực của đội ngũ, giáo viên, cơ sở hạ tầng, hướng dẫn chưa rõ, nhất là các vấn đề mới. Các báo cáo hầu như chưa chỉ ra và phân tích sâu sắc nguyên nhân cụ thể do Chương trình mới hay thiếu thời gian, thiếu chính sách...

Ban biên soạn cần phản hồi về nguyên nhân cốt lõi để có cơ sở cho điều chỉnh ở giai đoạn 2. Khi chưa được chỉ rõ sẽ rất khó để điều chỉnh. Đây là câu hỏi cần được giải quyết thấu đáo.

Mặc dù đánh giá cao sự phối hợp giữa các bên, đặc biệt là các trường đại học, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng cần làm rõ và phát huy hiệu quả của sự phối hợp hơn nữa. Thử nghiệm cần nhắc việc, chuyển quyền xuống cho địa phương.... Đã có bức tranh đầy đủ, tự tin với kết quả ở giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2, các đơn vị giám sát ở Trung ương cần tiếp tục phối hợp với địa phương để giúp ban soạn thảo chỉnh sửa hoàn thiện theo yêu cầu.

Mục đích thử nghiệm Chương trình GDMN mới nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ cho việc xây dựng, hoàn thiện Chương trình GDMN mới. Cụ thể về: Trẻ em Nhà trẻ, Mẫu giáo đáp ứng như thế nào với Khung kết quả mong đợi trong Chương trình GDMN mới; Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng ra sao với yêu cầu thực hiện 1 số điểm mới của Chương trình GDMN; Những nội dung nào của Chương trình GDMN mới cần sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn GDMN trong giai đoạn sắp tới.

Giáo dục mầm non Nhật Bản áp dụng các phương pháp nhằm chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng như độc lập, tự chủ và khả năng thể hiện bản thân rõ ràng, cũng như khơi dậy hứng thú đến trường và tăng khả năng học tập của trẻ. Chuẩn bị bước đệm đầu tiên để trẻ làm quen với việc đi học và bước vào giai đoạn tiếp theo của phổ cập. Đây là điều quan trọng của hệ thống giáo dục Nhật Bản, nhằm mục đích nuôi dưỡng và ươm mầm các tài năng của đất nước.

Xu hướng giáo dục mầm non mới của Nhật Bản

Xu hướng giáo dục mầm non mới của Anh

Theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục Anh, để trẻ vui chơi một cách tự do và thoải mái là chìa khóa cho sự phát triển của trẻ. Thông qua quá trình vui chơi, trẻ có cơ hội tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh, từ đó học cách chia sẻ, giao tiếp hòa đồng và gắn bó với những người xung quanh.

Hệ thống chương trình giảng dạy cốt lõi của Vương quốc Anh bao gồm 6 lĩnh vực học tập và phát triển. Chương trình học được thiết kế sao cho trẻ vừa học vừa chơi nhằm đánh thức và phát triển tối đa thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ. Chương trình học của trẻ được chia thành ba lĩnh vực chính: giao tiếp và ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triển tình cảm và xã hội cá nhân. 3 lĩnh vực khác bao gồm toán học, hiểu biết thế giới, nghệ thuật biểu diễn và thiết kế. EYFS được sử dụng và thành công không chỉ ở Anh mà còn ở nhiều nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Xu hướng giáo dục mầm non mới của Mỹ

Các trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Mỹ luôn đầy ắp sách và đồ chơi. Giáo viên ở các trung tâm mầm non dạy trẻ cách đánh vần, cách đọc và giúp trẻ hiểu biết về khoa học đời sống, khoa học và công nghệ, nghệ thuật, mỹ thuật,... Bên cạnh đó trẻ được dạy kỹ năng mềm như bảo vệ bản thân, cách chăm sóc bản thân để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe. Kể từ đó, các chương trình cũng phải học cách điều chỉnh để điều chỉnh sao cho phù hợp, hiệu quả nhất có thể. Môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện chắc chắn là cơ hội cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Xu hướng giáo dục mầm non mới của New Zealand

Ở New Zealand, phụ huynh không tin rằng trường mầm non chỉ đơn giản là nơi chăm sóc trẻ khi bố mẹ vắng nhà. Mà còn ý thức được rằng, 6 tuổi là thời kỳ phát triển toàn diện về nhân cách và tâm lý của trẻ. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ trông và dạy trẻ dưới 6 tuổi, là lớp mẫu giáo đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Các kỹ năng mà trẻ có được thông qua một chương trình học tiên tiến, phù hợp sẽ là nền tảng cho tương lai của trẻ.

Có vẻ như trẻ em New Zealand là những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới vì chúng được lớn lên trong môi trường tự do, được phát triển tự do và vui vẻ, tự do khám phá thiên nhiên, phát triển kỹ năng cá nhân và tự do để sáng tạo. Ở New Zealand, trẻ em được tôn trọng và học cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và thiên nhiên xung quanh chúng.

Một số xu hướng giáo dục mầm non ở nước ta hiện nay

Giáo dục mầm non hiện đại hướng đến việc để trẻ học mà chơi, chơi mà học

Học mà chơi, chơi mà học đang là xu hướng đang được chú trọng. Trẻ em cần được học tập và vui chơi trong môi trường rộng rãi, thoáng mát. Ngoài ra, nhà trường phải cung cấp cơ sở vật chất phù hợp, rộng rãi,... Chương trình giáo dục tiên tiến, giáo trình đa dạng để trẻ có thể tự do tìm hiểu, khám phá đúng bản chất của "học mà chơi, chơi mà học". Điều này có thể giúp trẻ phát triển tư duy và sáng tạo một cách toàn diện. Ngoài ra, trường học cũng phải là nơi các em được trải nghiệm các kỹ năng sống, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Xu hướng giáo dục mầm non học mà chơi - chơi mà học

Xu hướng áp dụng chương trình giáo dục trải nghiệm

Đối với xu hướng này, giáo viên sẽ có phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non là dạy và hỗ trợ trẻ tiếp thu bài học bằng các giáo cụ thực hành. Khi trẻ có thể tự mình thực hành các nguyên tắc, bài học cơ bản, sáng tạo theo suy nghĩ và cảm nhận của mình thì hiệu quả giáo dục càng lớn. Ưu điểm của xu hướng này là trẻ được trau dồi kiến ​​thức song song với việc phát triển và kích thích bản thân. Tính sáng tạo, tự chủ, chủ động của trẻ. Ngoài ra, trường học cũng phải là nơi các em có thể trải nghiệm tất cả các kỹ năng sống và thể chất của mình. phát triển tinh thần.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển chung của đời sống xã hội. Ngành mầm non cũng phải chuyển sang công nghệ và áp dụng những tiến bộ này vào quá trình dạy và học để nâng cao chất lượng. Để đáp ứng xu thế trên, mỗi giáo viên cần tăng cường học tập, nâng cao trình độ và khả năng sử dụng công nghệ thông tin. Sự đổi mới này có vai trò kích thích, gây hứng thú, tò mò, khám phá của trẻ khi học.

Chương trình giáo dục mầm non của trường quốc tế Việt Úc [VAS]

Với chương trình song ngữ quốc tế mầm non chuẩn mực kết hợp hài hòa giữa chương trình giáo dục quốc gia [MOET] và chương trình Tiền tiểu học của Anh Quốc [Early Years Foundation Stage], trẻ mầm non tại VAS sẽ được chú trọng phát triển 4 nền tảng quan trọng về ngôn ngữ, tư duy, thể chất và kỹ năng.

  • PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: Trẻ làm quen với các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc và tiền viết ở cả hai ngôn ngữ Việt – Anh thông qua các hoạt động vui học như kể chuyện, kịch nghệ, các trò chơi tương tác. VAS hiện là trường có thời lượng giảng dạy tiếng Anh học thuật nhiều nhất so với các trường dạy cùng chương trình song ngữ quốc tế tại TP. HCM. Trẻ Mầm non được học 10 - 20 tiết tiếng Anh mỗi tuần tùy độ tuổi với giáo viên bản xứ nhằm kích thích tối đa tốc độ phản xạ với ngôn ngữ và luyện ngữ âm tự nhiên.
  • TƯ DUY: Trẻ được tiếp xúc sớm với các khái niệm về Toán, Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông [ICT]. Các bài học tại VAS được thiết kế dưới hình thức trò chơi, các thí nghiệm khoa học, tương tác với các thiết bị điện tử… để khơi gợi sự hứng thú, kích thích trí tò mò và tập trung vào sự phát triển tư duy của trẻ.
  • PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT, NĂNG KHIẾU: VAS đảm bảo trẻ luôn dành thời gian rèn luyện thể chất mỗi ngày qua hoạt động tập thể dục buổi sáng, các trò chơi vận động với dụng cụ, các tiết học bơi, đạp xe, kéo co… để tăng sức bền, kích thích sự phát triển chiều cao và sự dẻo dai, cứng cáp. Bên cạnh đó, VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động trau dồi năng khiếu về hội họa, âm nhạc và các cuộc thi phong phú hằng năm để trẻ cọ xát và phát triển tiềm năng như Cuộc thi Đánh vần Tiếng Anh “Spelling Bee”, Tìm kiếm tài năng nghệ thuật “VAS’s Got Talent”, hội thao “VAS Olympics”…
  • HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG: Từ cấp Mầm non tại VAS, trẻ đã được rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong cách ứng xử, chăm sóc bản thân, tự vệ, quản lý cảm xúc và kỹ năng giao tiếp… để hình thành phẩm chất và xây dựng tính tự lập, tự chủ trong sinh hoạt và học tập.

Học sinh của trường quốc tế Việt Úc được tiếp xúc công nghệ công tin

Trên đây là tổng hợp các xu hướng giáo dục mầm non trên thế giới nói chung, và trường quốc tế Việt Úc nói riêng tại Việt Nam. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bậc phụ huynh và các em học sinh những thông tin hữu ích nhất. Ba mẹ có thể đăng ký tìm hiểu thêm về các phương pháp giáo dục hiện đại và tham quan trải nghiệm trực tiếp trường mầm non song ngữ VAS tại: ?

Đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non là gì?

Đánh giá là hoạt động thu thập thông tin, phân tích và so sánh với mục tiêu chương trình nhằm định hướng, điều chỉnh chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ. Hoạt động đánh giá có thể do giáo viên tiến hành để tổ chức và điều chỉnh hoạt động chăm sóc – giáo dục cho phù hợp với trẻ.

Bộ công cụ đánh giá thực hiện chương trình giáo dục mầm non gồm bao nhiêu tiêu chí?

- Đối tượng xây dựng công cụ đánh giá: Cán bộ quản lý, tổ chuyên môn xây dựng công cụ đánh giá dựa trên cơ sở nội dung gợi ý công cụ đánh giá việc thực hiện Chương trình Gíao dục Mầm non. Đánh giá môi trường giáo dục gồm 9 tiêu chí.

Giáo dục mầm non hiện nay đang có xu hướng thay đổi như thế nào?

Nền giáo dục mầm non hiện tại đang ngày càng chú trọng hơn đến trẻ, môi trường học tập phải tạo được sự hứng thú cho trẻ, để trẻ thoải mái vui chơi theo cách của riêng mình, từ đó giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.

Ý nghĩa của việc đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non được hiểu như thế nào?

Quá trình phát triển của con bạn cần phải được đánh giá điều này sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ chậm phát triển tâm thần, chiều cao, hay sự tăng trưởng của trẻ nhanh hay chậm. Qua đó giúp bạn có kế hoạch điều chỉnh cách chăm sóc, nuôi dạy phù hợp và hiệu quả.

Chủ Đề