Đánh giá bác hồ đã từng dạy học ở ngôi trường nào

  1. Trang chủ
  2. Đại Học
  3. Đại cương

ADMICRO

A. Trường tiểu học Pháp – Việt ở Vinh

B. Trường tiểu học Đông Ba ở Huế

C. Trường Quốc học Huế

D. Trường Dục Thanh ở Phan Thiết

Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án

ADSENSE / 1

Câu hỏi này thuộc ngân hàng trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Xem chi tiết để làm toàn bài

UREKA

MGID

ADMICRO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trước đó, một cuộc hội thảo được tổ chức tại Bình Thuận đặt ra nhiều vấn đề về giai đoạn thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học ở Phan Thiết như: thời điểm đến Phan Thiết; rồi từ Phan Thiết vào Sài Gòn; dạy các môn học gì ở trường Dục Thanh... Theo tham luận của TS Nguyễn Viết Lưu [Ban Tuyên giáo T.Ư] thì việc dạy học của Người ở trường Dục Thanh không đơn thuần là dạy chữ mà lồng vào đó tinh thần yêu nước cho các học trò của mình.

Tài liệu của bà Ngô Thị Mùi, Phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh [chi nhánh Bình Thuận], cho biết các học trò của Bác là cụ Nguyễn Quý Phầu và Nguyễn Đăng Lầu khi còn sống nói rằng thầy giáo Thành dạy Quốc ngữ, Hán văn, Pháp văn và Thể dục. Còn  tài liệu của PGS-TS Trần Thị Thu Hương [Viện Lịch sử Đảng] thì nghiêng về khả năng Người dạy Quốc ngữ và Hán Văn. Về vấn đề này, Đoàn Chủ tịch hội thảo đã đưa ra kết luận: “Thầy Thành dạy Thể dục là chính và dạy thay các thầy khác, trợ giảng ba môn Quốc ngữ, Hán văn và Pháp văn”.

Trao đổi với Báo Thanh Niên, nhà thơ Đỗ Quang Vinh, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa [Sở VH-TT-DL Bình Thuận], cho biết nhân ngày sinh Bác năm nay, Sở đã hoàn thành quyển sách Thầy giáo Nguyễn Tất Thành với mái trường Dục Thanh. Sách gồm ba phần, quy tụ các bài viết nói về hoạt động của thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh; những bài hát, bài thơ tiêu biểu về Bác với Dục Thanh - Phan Thiết, đồng thời, chọn  lọc các ý kiến, cảm nghĩ của du khách về mái trường Dục Thanh.

Liên quan đến thời gian Bác Hồ đến Phan Thiết, theo bà Ngô Thị Mùi, khoảng tháng 8.1910, sau khi rời Bình Định vào Phan Rang, anh Nguyễn Tất Thành vào Duồng [nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, Bình Thuận] để gặp cụ Trương Gia Mô [một người bạn thân của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc]. Cụ Trương Gia Mô bố trí cho anh Nguyễn Tất Thành ở chùa Phước An vào ban ngày, ban đêm đưa về nhà mình. Tuy nhiên, không có một tài liệu nào nói rõ ngày tháng thầy giáo Thành từ Duồng vào Phan Thiết.

Bà Ngô Thị Mùi cũng cho biết khi còn sống, nhiều học trò của thầy giáo Thành cũng không nhớ rõ thời gian Bác vào Phan Thiết. Đoàn Chủ tịch hội thảo đã thống nhất và đề nghị "các Bảo tàng Hồ Chí Minh và hệ thống các di tích về Hồ Chủ tịch lấy thời điểm thầy Thành đến Phan Thiết là tháng 8.1910 và rời Phan Thiết vào Sài Gòn tháng 2.1911”.

Vấn đề thẻ căn cước của Bác với tên là Văn Ba khi lên tàu ở cảng Nhà Rồng đi Pháp, được làm tại Phan Thiết hay Sài Gòn? Nhiều nhà nghiên cứu nghiêng về giả thuyết Bác làm thẻ căn cước này tại Phan Thiết, chứ không thể vào Sài Gòn mới làm.

Vấn đề này, Đoàn Chủ tịch hội thảo vẫn để ngỏ. Kết luận chỉ định hướng “Chúng ta cùng suy nghĩ mối quan hệ của cụ Hồ Tá Bang [một trong sáu người sáng lập Trường Dục Thanh - PV] với Công sứ Pháp Denier”. Có thể mối quan hệ này là cơ sở để đặt ra giả thiết rằng thẻ căn cước được làm tại Phan Thiết. Vì khi đó ông Hồ Tá Bang có mối quan hệ khá tốt với Công sứ Pháp tại Bình Thuận và nhờ giúp cho những người dạy học ở trường mình.

Quế Hà - Hải Yến

Trường Dục Thanh nay là Khu di tích Dục Thanh.

Những ngày này khi cả nước hướng về kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước [5/6/1911- 5/6/2021], mảnh đất Bình Thuận càng thêm tự hào khi đã từng in dấu chân Người.

Khoảng đầu tháng 9/1910, trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn tìm cách đi sang Pháp và các nước phương Tây “xem họ làm như thế nào để trở về giúp đồng bào”, thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết. Người xin dạy học tại Trường Dục Thanh đến tháng 2/1911. Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 trong khu đất của anh em cụ Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh, là con của nhà thơ, nhà văn yêu nước Nguyễn Thông. Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, bên cạnh đó còn dạy thêm Hán văn, Pháp văn. Trường mang tên Dục Thanh với ý nghĩa giáo dục thanh niên lòng yêu nước, hưởng ứng truyền bá tư tưởng của phong trào Duy Tân.

Lớp học đơn sơ, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành từng dạy học.

Trong thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh, lúc đầu thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở nhờ nhà cụ Hồ Tá Bang, sau chuyển ra ở cùng với học sinh nội trú của trường tại nhà Ngư trong khuôn viên trường. Thầy được phân công dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp Nhì, phụ trách thể dục buổi sáng cho trường, chăm lo xây dựng tủ sách, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động ngoại khóa của trường. Mặc dù việc dạy học chỉ là tạm thời nhưng thầy giáo Nguyễn Tất Thành nhiệt tình truyền dạy cho học sinh về tình yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên và những suy nghĩ về vận mệnh đất nước. Đây cũng là thời điểm Người tìm hiểu kỹ tình hình và điều kiện chuẩn bị cho cuộc hành trình vào Sài Gòn, vượt đại dương bôn ba tìm đường cứu nước.

Ngoài giờ lên lớp, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rất say mê đọc sách. Từ đó, Người đã tiếp cận được thuyết nhân quyền, dân quyền, tự do, bình đẳng, bác ái… Người còn học hỏi ngư dân cách đánh bắt cá, cách xác định phương hướng khi đi biển, cách chống say sóng… Khi rảnh, thầy Thành lại chăm sóc cây cối trong vườn, dẫn học trò đi thăm những cảnh đẹp ở Phan Thiết…

Ngọa Du Sào – nơi Bác thường đọc sách.

Đến nay đã tròn 110 năm ngày Người rời mái trường này nhưng những kỷ vật ở Trường Dục Thanh xưa, nay là Khu Di tích Dục Thanh vẫn được gìn giữ vẹn nguyên. Ngoài lớp học với mái ngói đơn sơ được bao bọc bởi 4 bức tường gỗ giản dị, hiện Khu Di tích Dục Thanh còn lưu giữ rất nhiều kỷ vật quý giá về Người như: bộ bàn ghế Bác ngồi giảng bài, bộ trường kỷ Bác ngồi, bộ ván gỗ Bác ngủ mỗi đêm, chiếc án thư, chiếc tủ đứng Bác để tư trang cá nhân, tráp văn thư, nhà Ngư nơi Bác sinh hoạt…Khuôn viên khu di tích còn có cây khế năm xưa thầy giáo Nguyễn Tất Thành thường hay tưới nước, chăm sóc mà bây giờ người dân nơi đây gọi là Cây khế Dục Thanh hay Cây khế Bác Hồ.

Ngày nay, Khu Di tích Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh -Chi nhánh tỉnh Bình Thuận không chỉ trở thành điểm tham quan du lịch, thăm viếng Bác mà còn là nơi sinh hoạt chính trị, giáo dục tư tưởng, ý thức của thế hệ trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cây khế Bác từng chăm sóc sau những giờ dạy học.

Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh- Chi nhánh Bình Thuận, mỗi năm Khu Di tích Dục Thanh đón rất nhiều trường học, các cơ quan, đơn vị tổ chức dâng hương, báo công dâng lên Bác, nhất là vào các ngày lễ lớn của dân tộc. Năm 2020, nơi đây đã đón hơn 1.630 đoàn khách đến viếng, sinh hoạt chính trị và hơn 90 nghìn lượt khách đến tham quan… Điều đáng mừng là ngày càng có rất nhiều bạn trẻ tìm đến Khu Di tích này để viếng Bác, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Người để tự soi rọi bản thân mình.

Mỗi ngày, cuốn sổ ghi cảm tưởng tại Khu Di tích Dục Thanh lại dày thêm bởi những cảm xúc, niềm tự hào của hàng nghìn vị khách từng đặt chân đến. Ai ai cũng bày tỏ lòng yêu thương, sự biết ơn vô hạn đối với công lao giải phóng dân tộc của Bác, nguyện phấn đấu suốt đời đi theo con đường mà Người đã chọn, suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Giếng nước năm xưa Bác dùng để sinh hoạt. 

Ngôi trường Dục Thanh với những kỷ vật, kỷ niệm gắn với thầy giáo Nguyễn Tất Thành sẽ mãi gần gũi, thiêng liêng, là niềm tự hào, trân trọng của các thế hệ học sinh, sinh viên, của nhân dân Bình Thuận hôm nay và mai sau.

Dục Thanh Học hiệu [viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên] là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Cổng trường Dục Thanh

Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành [sau này là Hồ Chí Minh] đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại.

Trường Dục Thanh

Đầu thế kỷ 20, Bình Thuận là nơi hội tụ nhiều sĩ phu yêu nước, ban đầu do phong trào tị địa ở miền Nam,[1] sau đó do sự sách nhiễu của các quan lại phong kiến ở các tỉnh miền Trung, nên vào năm 1905, khi Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp ghé qua Bình Thuận trong một chuyến Nam du, thì hạt giống Duy Tân mọc rễ ở đây.[2]

Với sự giới thiệu của Trương Gia Mô,[3] ba cụ đã gặp các ông Nguyễn Trọng Lội [hay Lợi], Nguyễn Quý Anh [là hai con trai nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông], Hồ Tá Bang và truyền bá tư tưởng Duy Tân của mình. Với sự góp mặt thêm của các ông Ngô Văn Nhượng, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, sáu ông đứng ra sáng lập ra 3 tổ chức với các nhiệm vụ chính trị - văn hoá - kinh tế gắn liền nhau, tương ứng với cương lĩnh hành động 3 điểm "Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh" của phong trào Duy Tân hồi bấy giờ:

  • Dục Thanh Học Hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ, được thành lập năm 1907.
  • Liên Thành Thư Xã: truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước, được thành lập năm 1905.
  • Liên Thành Thương Quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân, được thành lập năm 1906.

Liên Thành Thương Quán hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu[4] và các phong trào giải phóng dân tộc về sau. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới.

Sáu sáng lập viên của trường Dục Thanh: Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội [hay Lợi], Nguyễn Quý Anh [hàng trên], Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng [hàng dưới].

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 [cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục] ngay trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức [ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết]. Cấu trúc chính của trường gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng học, một ngôi nhà lầu nhỏ - Ngoạ Du Sào - là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ và nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò xa nhà.

Kinh phí hoạt động của trường nhờ vào 2 nguồn: huê lợi từ 10 mẫu nhất đẳng điền do ông Huỳnh Văn Đẩu - một phú gia có lòng ái quốc ở địa phương - hiến cho[5] và tài trợ của Liên Thành Thương Quán. Nhờ đó học sinh ăn học không phải trả tiền, thầy giáo chỉ nhận trợ cấp mà không hưởng lương.[6]

Trường do ông Nguyễn Quý Anh làm Giám Hiệu, với hai giảng viên chính là Nguyễn Hiệt Chi và Trần Đình Phiên.[7] Trường có 4 lớp học, số học sinh lúc cao nhất vào khoảng 100 học sinh, từ Sài Gòn ra, từ Đà Nẵng, Hội An vào, và nhiều nơi khác ở Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ, do nhiều bà con của các thân sỹ gửi gắm trọ học.[6] Chương trình dạy của trường do Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội biên khảo, chú giải, được gửi vào Phan Thiết qua ông Đình nguyên hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, bạn thân giao của Trần Lệ Chất.[6]

Trường có nội quy rất nghiêm cho tất cả học sinh. Buổi sáng hàng ngày từ lúc 6 giờ sáng, chiều lúc 17 giờ, sau khi tập thể dục xong, học sinh xếp hàng thật ngay ngắn đi vào lớp. Vào lớp rồi, tất cả học sinh xếp tay vòng trước ngực hát bài ca ái quốc, dựa theo Bài thơ "Quốc Hồn Ca" do Phan Chu Trinh viết vào năm 1907, được chọn làm bài học thuộc lòng cho mỗi môn sinh.[6]

Phòng học

Tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô - vốn là bạn đồng liêu cũ của cụ Nguyễn Sinh Sắc - giới thiệu với Hồ Tá Bang đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I - IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm dạy môn thể dục.[8] Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa.

Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn[9] với giấy thông hành tên Văn Ba do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp.[6][10]

Ngọa Du Sào trong khuôn trường do Nguyễn Thông xây dựng để có nơi làm thơ, đọc sách. Khi Nguyễn Tất Thành đến dạy học, cũng từng đọc sách tại đây.

Cuối năm 1911, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn đảm trách Đổng lý phân cuộc Liên Thành ở Chợ Lớn, không còn ai giám hiệu và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912. Liên Thành Thư xã cũng đóng cửa ít lâu trước đó, chỉ còn công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến hiện tại. Hiện di tích Trường Dục Thanh thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận phục dựng theo mô tả của các học trò cũ của trường vào thời điểm thầy giáo Nguyễn Tất Thành tham gia giảng dạy, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước.[11] Phần di tích cũ còn lại nguyên vẹn gồm có cây khế mà Nguyễn Tất Thành đã chăm sóc và giếng nước mà Nguyễn Tất Thành mỗi ngày lấy nước tưới cây.

  • Công ty Liên Thành
  • Đông Kinh Nghĩa Thục
  • Phong trào Duy Tân
  • Phong trào Đông Du
  1. ^ Sau khi thực dân Pháp chiếm miền Nam, các sĩ phu ở đây chạy ra Bình Thuận, vẫn còn thuộc đất của Triều đình Huế.
  2. ^ Liên Thành Thông Sử - Chương 1: Nguyên do sự tạo lập công ty Liên Thành và trường Dục Thanh.
  3. ^ Có ý kiến cho rằng Trương Gia Mô cũng là người sáng lập, nhưng sau khi bị bắt ở Khánh Hoà chính ông tự xoá tên để tránh liên luỵ cho các tổ chức này. Tuy nhiên, theo LTTS của Hồ Tá Khanh thì Trương Gia Mô không có tên trong danh sách sáng lập viên.
  4. ^ TS Thông Thanh Khánh [ngày 2 tháng 6 năm 2006]. “Hành trình 100 năm nước mắm Liên Thành”. báo Sài Gòn Tiếp thị. [liên kết hỏng]
  5. ^ Về sau khi trường đóng cửa, các vị sáng lập xin trả lại 10 mẫu ruộng thì ông Đẩu không chịu nhận lại, viện cớ chờ khi trường mở cửa lại có để dùng. Các vị sáng lập không dám nhận lời vì không biết ngày mai cơ sự làm sao, khi đó ông Đẩu mới chịu nhận lại - Hồ Tá Khanh, trg. 34
  6. ^ a b c d e Phạm Bá Nhiễu, 23/03/2009.
  7. ^ Trần Đình Phiên là con của cụ Đốc học Trần Đình Phong, là bậc "nhân sư" nổi tiếng có đến 4 trò đỗ đại khoa là Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn Sinh Sắc - LTTS trg 17, Trang Web ĐCS VN[liên kết hỏng].
  8. ^ Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp giáo dục, Viện nghiên cứu giáo dục phía Nam - Bộ Giáo dục, Xí nghiệp in số 7, thành phố Hồ Chí Minh, năm 1990, trang 57
  9. ^ Thời điểm Nguyễn Tất Thành đến và rời trường vẫn đang còn tranh luận, tuy nhiên theo bài thuyết minh của Bảo tàng HCM Chi nhánh Bình thuận là "Nguyễn Tất Thành đến Dục Thanh vào khoảng trước Tết Trung thu 1910 và rời trường sau Tết Nguyên đán 1911".
  10. ^ Lúc này Trần Lệ Chất đang là Bí thư của Công sứ Pháp tại Bình Thuận Claude Leon Lucien Garnier - Trịnh Văn Thảo [8 tháng 5 năm 2007]. “Công ty Liên Thành [1906-1975]: Từ hội Duy Tân đến doanh nghiệp hiện đại”. Tạp chí Tia Sáng. [liên kết hỏng]
  11. ^ Trường Dục Thanh hiện tại được phục dựng vào năm 1978, nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh tỉnh Bình Thuận

Liên Thành Thông Sử - Achevé d'imprimer le 25 janvier 1984. Imprimerie Funam a Gennevilliers pour Dr. Hô-Ta-Khanh

Phạm Bá Nhiễu [23/03/2009]. “Trường Dục Thanh xưa - Nơi đây in dấu chân người...”. Thể thao Văn Hoá.

10°55′42″B 108°05′45″Đ / 10,92833°B 108,09583°Đ / 10.92833; 108.09583

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trường_Dục_Thanh&oldid=68482356”

Chủ Đề