Dàn ý học sinh cần biết nói lời cảm on và xin lỗi

Soạn bài: Luyện tập Thao tác lập luận bình luận [ngắn gọn] Văn 11. Bàn về vấn đề cần bình luận: Thái độ, cách giải quyết. Ý nghĩa sâu rộng mà vấn đề gợi ra. Quan điểm, đánh giá, nhận xét của bản thân. Liên hệ với xã hội, thời đại,..

Câu 1: a] Xác định:

   ● Đây là kiểu bài Bình luận [tham gia diễn đàn – phát biểu ý kiến của riêng mình vào trong diễn đàn]

   ● Lựa chọn nội dung bình luận: Bài viết không nên bàn luận toàn bộ đề tài mà chỉ nên chọn một trong những vấn đề cụ thể sau:

+ Chống nói tục.

+ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

+ Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.

+  Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

b] Xác định luận điểm chính

+ Giới thiệu vấn đề bình luận như thế nào. Đưa ra thái độ, đánh giá. Trình bày trung thực, rõ ràng

+ Đánh giá vẫn đề cần bình luận: Chỉ ra những tốt, xấu, phải, trái, đúng sai hay dở của vấn đề.

+ Bàn về vấn đề cần bình luận: Thái độ, cách giải quyết. Ý nghĩa sâu rộng mà vấn đề gợi ra. Quan điểm, đánh giá, nhận xét của bản thân. Liên hệ với xã hội, thời đại,..

⟹ Luận điểm chính:

+ Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch.

+ Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay.

+ Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

Bài 2: Dàn ý bình luận về khía cạnh biết nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi ” của học sinh văn minh, thanh lịch.

* Mở bài : nêu vấn đề cần bình luận- biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”

* Thân bài:

– Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:

    + Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi.

    + Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

    + Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

    + Không nói tục, chửi thề…

⟶ Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

–  Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

     + Nói tục, chửi thề

     + Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.

      + Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

      +Nói nhưng không tôn trọng người nghe…

⟶ Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

–  Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

     + Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ⟶ văn minh, thanh lịch

* Kết bài: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.

     Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo mẫu nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi dưới đây. Hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người thấu hiểu văn hóa nói lời cảm ơn và xin lỗi - được coi như thước đo đánh giá phẩm chất của một con người.

Mở bài nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi

     Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, một người toàn diện là một người không chỉ có tài năng xuất chúng, mà trước hết phải là một người có đạo đức và những phẩm chất quý giá. Trong đó, coi trọng nghĩa tình, biết nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, biết nói xin lỗi khi phạm sai lầm được coi là thước đo để đánh giá phẩm chất của một người.

Xem thêm:

Nghị luận lợi ích của việc đi bộ

Nghị luận học đi đôi với hành

Thân bài 

Cảm ơn và xin lỗi - Bài học đầu đời của mỗi người 

     Trong những bước đi đầu tiên của cuộc đời, chúng ta đã được dạy về cách nói cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ. Nếu như lời cảm ơn thể hiện sự biết ơn, trân trọng đối với sự giúp đỡ của mọi người thì “xin lỗi” chính là cách ta bày tỏ sự hối hận, biết lỗi của mình khi gây ra tổn thương cho ai người khác. 

     Khi ấy, dưới sự giám sát của bố mẹ và thầy cô, lời xin lỗi - cảm ơn luôn được ta ghi nhớ và đi chung với ta trong những năm tháng tuổi thơ. Nhưng càng lớn, dường như người ta dần quên đi ý nghĩa thật sự của hai từ này, và họ cũng chẳng còn nhớ lý do phải nói “cảm ơn” và “xin lỗi”. Bài học đầu đời ấy, đã bị nhiều người quên lãng theo vòng quay của thời gian mất rồi.

Chẳng có ai chưa từng mắc lỗi, cũng chẳng có ai chưa từng nhận sự giúp đỡ của ai khác

Nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống

     Trong cuộc sống, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể làm được mọi thứ bằng chính bản thân mình. Do đó, ít nhất một lần trong đời bạn cần đến sự giúp đỡ của người khác. Khi nhận được sự giúp đỡ, liệu ta sẽ dửng dưng nhận như đó là phần ta xứng đáng có, hay cảm ơn người đã giúp ta bằng một thái độ biết ơn? Tất nhiên là bạn phải nói “cảm ơn” rồi, vì sẽ chẳng có ai sẵn lòng giúp một kẻ không biết điều đâu.

     Mỗi chúng ta đều là một cá thể không hoàn hảo. Ai trong đời rồi sẽ có lúc mắc phải sai lầm mà thôi. Có những sai lầm chỉ ảnh hưởng đến chính ta, nhưng cũng có những sai lầm gây nên hậu quả đối với cuộc sống của người khác. Đơn giản nhất là việc bạn vô tình va vào một người đi đường, hay một đứa trẻ nghịch ngợm trót đá bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Lúc đó, điều đầu tiên trước khi bạn tìm cách khắc phục sự cố đó là phải nói hai từ “xin lỗi” với một thái độ thành khẩn.

Đừng đánh mất đi vẻ đẹp của lời cảm ơn và xin lỗi

     Ngày xưa, những tiêu chuẩn đạo đức bao gồm cả cách nói lời cảm ơn và xin lỗi luôn được người ta coi trọng và đặt lên hàng đầu. Mặt khác, khi ấy nhịp sống còn chậm, mọi người sống với nhau bằng tình cảm thật tâm, nên việc nói lời xin lỗi, cảm ơn với thái độ chân thành là một điều tất yếu. 

     Thời gian trôi qua, xã hội ngày càng phát triển, con người được tiếp cận với hệ thống giáo dục bài bản hơn. Những tưởng người ta sẽ có nhiều cơ hội nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề này hơn, thì ngược lại, dường như lời xin lỗi và cảm ơn ngày càng ít đi, thay vào đó là thái độ hời hợt, dửng dưng của lớp người lạnh lùng. 

     Nhiều người cứ vịn vào cái cớ rằng nói cảm ơn hay xin lỗi chỉ thể hiện sự khách sáo, xa cách, thậm chí thật giả tạo, để rồi thật khó để họ thốt lên những lời nói đó một cách thật tâm. Nhưng với tôi, đó chỉ là lời ngụy biện nực cười cho lối sống đã xuống cấp. 

     Xã hội phát triển, con người ngày càng xa cách nhau. Mỗi một người đều tự coi mình là cá thể riêng biệt với cái tôi “vượt trội”, họ sống trong thế giới của riêng mình mà không màn quan tâm đến cảm nhận từ người khác. Thử nghĩ xem, nếu bạn là một người thích giúp đỡ người khác với tất cả sự nhiệt tình. Nhưng nhận lại chỉ là ánh mắt hờ hững, vô tình, liệu bạn có muốn giúp thêm một ai hay không? 

     Ngược lại, khi bạn bị ai đó làm ảnh hưởng, liên lụy bởi lỗi lầm mà họ gây ra, nhưng họ lại vờ như không biết gì, không hề ăn năn hối hận. Thậm chí không muốn dính dáng hay chịu trách nhiệm, bạn sẽ có cảm nhận như thế nào? Chắc chắn chúng ta đều có câu trả lời giống nhau, và đó chính là lý do chúng ta cần biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.

Kết bài nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi

     Lời cảm ơn và xin lỗi thật ngắn gọn, cũng chẳng khó để nói ra, nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống tinh thần của ta. Đừng để lời xin lỗi và cảm ơn biến chất đi theo thời gian, để rồi ta phải sống trong một thế giới lạnh lùng, vật chất. Hãy hướng bản thân phát triển không chỉ về tài năng mà còn những phẩm chất quý giá. Thử nói cảm ơn và xin lỗi hằng ngày, bạn sẽ thấy nó thật chẳng khó như ta vẫn nghĩ.

     Đó là bài văn mẫu nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi mà bạn có thể tham khảo. Mời bạn đón đọc thêm các bài viết khác tại đây!

[1]

Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi



Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi - Bài mẫu 1



1. Mở bài


Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn. [Một trongnhững thước đo giá trị nhân phẩm của một con người chính là ý nghĩa của việc xinlỗi và cảm ơn].


Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vàonăng lực của bản thân mình.


2. Thân bàia. Giải thích


Xin lỗi: tâm trạng ăn năn, cảm thấy có lỗi với người khác khi mình làm điều gì saivới họ và thừa nhận lỗi lầm đó bằng lời nói và hành động.


Cảm ơn: tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái khi người khác làm điều gì đó giúpmình hoặc khiến mình trở nên tốt hơn.


→ Xin lỗi và cảm ơn là những lời nói, hành động thiết thực của con người, nóđánh giá phẩm hạnh, đạo đức của con người đó.


b. Phân tích


Xin lỗi khi ta làm sai và cảm ơn khi ta được giúp đỡ là một phép lịch sự tối thiểuthể hiện đạo đức của con người đồng thời khiến người khác tôn trọng ta hơn.


Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và những lúc mình rơi
vào hoàn cảnh éo le được người khác giúp đỡ, chính vì thế chúng ta cần thể hiệnthái độ hối hận hoặc biết ơn với họ.


Nếu xã hội ai cũng biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểmthì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.


c. Chứng minh


Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.


Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.


d. Phản biện


Trong xã hội vẫn còn nhiều người không biết hoặc không dám thừa nhận lỗi lầmcủa mình, lại có những người vơ cảm, lãnh đạm trước sự giúp đỡ của người khác,… đấy là những con người hèn nhát đáng bị chỉ trích.

[2]

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn, đồng thời rút rabài học cho bản thân.


Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi - Bài mẫu 2



1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời


Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhậnơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.


Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...



Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhauhơn.


Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta khơng biết cảm ơn, xin lỗi? [khi đó liệumọi người cịn dám giúp đỡ ta khơng?]


2. Thực trạng


Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bịmai một.


Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâmđến nhau, tính tốn nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiềubị ảnh hưởng.


Biểu hiện [nêu biểu hiện đời sống]. Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết vềđơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nayvới cuộc sống, với mọi người.


Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vơ cảm, khiến cho xãhội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ khơng biết cảm ơn, xin lỗikhi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.


3. Liên hệ bản thân


Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa? Suy nghĩ của riêng bạn [tán thành hay phản đối?]


4. Đưa ra giải pháp



Văn mẫu Nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi



Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đếntrong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưngcho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọngthế nào trong cuộc sống này.

[3]

xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêmtốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhậtcủa chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lầntrong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cáchthực lịng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi vàcám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai cóthể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và khơngbiết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.


Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đơi khi, giả tạovà ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lịng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy làđúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điềuđó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đóvà nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rácvô tri vô giác vẫn có dịng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tơi”?


Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trongbản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi.Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bộichúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượngvà coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sốngvà giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cáchmáy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học“Giáo dục cơng dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờhọc buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi ngườidường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưadần...


Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một sốngười đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng “cảm ơn” đã thưa thớt dần.Hình như người ta khơng biết đến nó hay đã cố quên đi.


Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói,học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏbé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trướcsự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai


Nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi - Bài mẫu 2



Có hai câu rất ngắn ngọn nhưng con người ta lại thường hay quên nói khi được aiđó giúp đỡ hay khi mắc lỗi với người khác, đó là " cảm ơn" và " xin lỗi".

[4]

Bạn cảm thấy thế nào khi ai đó mắc lỗi với bạn mà lại khơng hề nói lời xin lỗi?Thất vọng, bực tức, ấm ức, thấy con người thật không biết điều....?


Không phải lúc nào chúng ta giúp đỡ người khác cũng vì một lời cảm ơn hay thathứ, bỏ qua cho người khác chỉ vì một lời xin lỗi mà chúng ta làm những điều đó vìnó đáng làm và nên làm. Thế nhưng một lời cảm ơn sẽ gắn kết con người với nhauhơn, một lời xin lỗi sẽ giúp mọi bực tức qua đi nhanh chóng hơn, khiến con ngườivị tha hơn, giúp những vết dạn tình cảm nhanh chóng được hàn gắn hơn. Vậy tạisao chúng ta lại cảm thấy khó khăn đến vậy khi nói hai câu này hay chúng ta lạithường quên đi việc cần phải nói nó trong cuộc sống?



Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảmthấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Cịn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảmthấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Khơng phải như vậy đâu. đừng đểnhững cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ,hẹp hịi và thậm chí là thiếu văn hố. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩato lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên khơng ai chịu nói lờixin lỗi, một người có thể chạnh lịng khi khơng nhận được lời cảm ơn...


Có hàng ngàn lý do để chúng ta nói lời cảm ơn và xin lỗi và hãy nói nó bất cứ khinào có cơ hội và đừng để phải hối tiếc, ân hận vì đã khơng nói 2 câu này.


"Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau"


Câu nói của cha ơng ln nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế. Mỗi chúng tachỉ cần độ lượng hơn, bớt ích kỷ hơn biết đặt mình vào vị trí của người khác và suynghĩ thống hơn thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn biết bao nhiêu. Và để làm đượcđiều đó chúng ta cần học cách nói hai câu "cảm ơn" và "xin lỗi" đúng lúc.


Nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi - Bài mẫu 3



Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vivăn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơnvà xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất vănhóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.


Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tớingười nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và conngười cũng vì thế mà sống vị tha hơn.


[5]

lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thểnào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,... Song thiết nghĩ, vẫn cònmột nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ cócon cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi,mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử vớingười khác.


Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi cơng cộng, người lớn tuổi hơn ítkhi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vicủa họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ haysau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớnlên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảmơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của chamẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?


Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗilầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai;lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưngkhông chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảmơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xửvăn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội,mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có vănhóa hơn trong giao tiếp.


Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng vănhóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹphơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗikhơng thật lịng, để cho qua chuyện.


Nghị luận về văn hóa cảm ơn, xin lỗi - Bài mẫu 4




Với một đất nước có bề dày lịch sử. Với những truyền thống văn hóa vơ cùng đặcsắc. Những truyền thống văn hóa cao đẹp được ơng cha ta truyền thừa từ nhiều thếhệ tới nay. Có thể nói, những truyền thống ấy, đã đi sâu vào đời sống người dân.Biết ơn người khác giúp đỡ, chúng ta sẽ cảm ơn. Còn nếu làm sai điều gì, chúng tasẵn sàng xin lỗi. Đây là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộcta.

[6]

Tại sao chúng ta phải xin lỗi, cảm ơn. Bởi chỉ những hành động nhỏ đó thơi. Cũnggắn kết con người lại với nhau. Người khác giúp đỡ bạn, và đôi khi, họ chẳng cầnbạn đền đáp bất cứ thứ gì. Một lời cảm ơn cũng là niềm vui cho họ. Chẳng khó gìkhi nói một lời cảm ơn cả. Chúng ta sống trong một quần thể người chứ khơngphải mỗi chúng ta. Vì thế, biết cảm ơn sẽ giúp loài người trở lên gần gũi và hiểunhau hơn. Còn xin lỗi, là một đức tính khơng thể thiếu được trong cuộc sống. Biếtxin lỗi, nhận lỗi lầm mà mình đã mắc phải. Là cách tốt nhất, hiệu quả nhất đểchúng ta nhận được sự tha thứ. Cũng như biết nhận lỗi sẽ được người khác quýtrọng hơn là giấu giếm. Bởi giấu giếm lỗi lầm đến khi bị phát giác, chúng ta sẽ mấtđi sự tơn trọng của người khác với mình.


Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi thì quá rõ ràng. Chúng tasẽ mất đi sự tơn trọng của người khác đối với mình. Sẽ chẳng ai có thể gần gũi,thân thiện với chúng ta như trước nữa. Mọi người đến với chúng ta chỉ vì vụ lợi,khơng có sự chân thật. Hơn thế nữa, nếu chúng ta khơng biết nói lời cảm ơn, giúpđỡ. Sau này, có chuyện gì xảy ra với chúng ta, ai sẽ ra tay giúp đỡ. Ai cịn có thểtin tưởng chúng ta mỗi khi chúng ta mắc sai lầm nhưng giấu giếm, dùng mọi biệnpháp để bao che sai phạm.


Mà cuộc sống hiện đại của chúng ta đang xảy ra tình trạng như vậy. Những lời cảmơn, xin lỗi dần mất đi. Con người trở lên thờ ơ, lạnh nhạt với những người xungquanh. Đặc biệt là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Được tiếpxúc, học tập những kiến thức tiến bộ của nhân loại. Được không ngừng trau dồiphầm chất lại là những người đánh mất giá trị đạo đức truyền thống. Những lờicảm ơn từ họ dần thưa thớt, đối với bạn bè, thầy cơ, thậm chí là chính gia đìnhmình. Họ cũng chẳng cịn nói được một tiếng cảm ơn, xin lỗi. Chưa làm bài tập vềnhà thì ngụy biện cho hành động của mình, chẳng nói được một lời xin lỗi cơ giáo.Tại sao tình trạng này lại diễn ra? Có thể nói, đó là do sự phát triển của đời sốngthị trường. Con người chỉ mưu cầu hạnh phúc cá nhân, tính tốn cho bản thânnhiều hơn, bớt quan tâm tới người xunh quanh. Và những người trẻ tuổi, sinh ratrong một xã hội không ngừng phát triển như vậy. Ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sựphát triển của xã hội làm mất đi dần những giá trị đạo đức lâu đời của dân tộc.Tác hại của lối sống ích kỉ, chỉ biết có bản thân. Lạnh nhạt, thờ ơ với cuộc sống.Không biết cảm ơn, xin lỗi về những hành động của mình. Là nó tạo lên những conngười chai lì, vơ cảm, khiến cho xã hội mất mất đi sự gắn kết, sống lẻ tẻ, rời rạc.Một đứa trẻ nếu không biết xin lỗi, cảm ơn khi lớn lên sẽ biến thành một đứa trẻ vôơn, không biết tơn trọng người khác.

[7]

khơng biết nói ra những câu xin lỗi, cảm ơn. Con người sẽ chẳng thể nào hòa nhậpđược.


Bản thân mỗi chúng ta, hãy tự suy nghĩ xem đã biết nói lời xin lỗi, cảm ơn haychưa? Nó có xuất phát từ chính trong tâm chúng ta hay chỉ là lời nói cho có, choqua hay khơng. Việc biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hiện đại này là vôcùng cần thiết. Với cuộc sống không ngừng đầy đủ, đời sống mọi người khơng cịnthiếu thốn nhiều như trước. Thì việc giữ gìn những giá trị truyền thống là việc làmcần thiết. Để làm được điều ấy, chúng ta cần có một hệ thống giáo dục hiệu quảhơn. Ngay từ khi còn bé, chúng ta cần phải rèn luyện cho lớp trẻ những truyềnthống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Tự rèn luyện lối sống của bản thân mỗi ngườicũng góp phần làm giàu nét đẹp văn hóa chung cho cả một cộng đồng.


Biết nói lời xin lỗi và cảm ơn, là một hành động tốt. Chúng ta chẳng mất gì nhiều
nhưng bù lại, chúng ta giành được tình yêu thương của những người xung quanh.Hãy lắng nghe cuộc sống, hòa nhập vào với cuộc sống bằng chính trái tim củamình. Để thấy được cuộc sống quanh chúng ta biết bao điều tốt đẹp. Hạnh phúc sẽmỉm cười với chúng ta. Xin cảm ơn!


Nghị luận về văn hóa cảm ơn, xin lỗi - Bài mẫu 5



Một cá nhân sống trong tập thể khơng bao giờ có thể sống một mình tách biệt vớimọi người mà ln ln có ít nhất một mối quan hệ nào đó với người khác. Bêncạnh đó, khơng một ai trong xã hội có thể làm mọi việc bằng tự chính bản thân, vídụ như một cơ gái sống một mình thì đơi khi với sức lực yếu ớt của phụ nữa khơngthể bê một bình nước nặng lên trên nhiều tầng lầu mà không thấy mệt, hay mộtngười khơng thể hồn thành tốt một hạng mục cơng việc khó khăn mà khơng cầnđến ý tưởng và cơng sức của người khác,… do vậy, chắc chắn ít nhất một lần trongđời bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác, mà khi nhận sự giúp đỡ đó rồi, bạnnên dửng dưng coi như lẽ tất nhiên hay cần có thái độ biết ơn người đó? Câu trả lờitất nhiên là vế thứ hai và để làm được điều đó, một câu “Cảm ơn” ngắn gọn, đơngiản đôi khi cũng là đủ rồi.

[8]

Trong xã hội phong kiến không phải đứa trẻ nào cũng được đến trường để học conchữ nhưng bù vào đó là chúng được bố mẹ dạy bảo nghiêm khắc những tiêu chuẩnđạo đức mà biết nói cảm ơn và xin lỗi là một trong những bài học quan trọng. Mặtkhác trong xã hội cũ khi nhịp sống còn chậm, mọi người sống với nhau rất tìnhcảm nên khơng khó để nhận thấy những biểu hiện chân thành và lời cảm ơn, xinlỗi. Nhưng thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển hơn, những tưởng conngười ta sẽ nâng cao tầm hiểu biết về vấn đề này nhưng thực tế thật đáng buồn làmsao khi lời cảm ơn và xin lỗi dần ít đi trong xã hội. Nhiều người vin vào cái cớ nếucứ nói cảm ơn và xin lỗi liên tục thì chỉ là biểu hiện của sự khách sáo xa cách, sựhời hợt và giả tạo mà không bao giờ nói “Cảm ơn” hay “Xin lỗi”. Nhưng theo tôi,đây chỉ là sự ngụy biện cho lối sống đã xuống cấp. Con người ta dần xa cách nhau,mỗi người sống trong thế giới của riêng bản thân mà không cần quan tâm đến cảmnhận của người khác. Các bạn hãy thử suy nghĩ thêm bằng cách đặt bản thân vào vịtrí của người khác, khi bản thân mình giúp đỡ ai đó với sự nhiệt tình, chân thànhnhưng nhận lại chỉ là sự hờ hững và khi ai đó gây ra lỗi đẩy bản thân mình vào rắcrối mà khơng chút ăn năn, hối hận với hành động đó thì các bạn sẽ có cảm xúc gì?Câu trả lời của các bạn cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao chúng ta phảibiết nói lời cảm ơn và xin lỗi”.


Lời cảm ơn và xin lỗi tưởng rất ngắn ngọn nhưng rất đỗi quan trọng trong cuộcsống hằng ngày. Hãy hướng bản thân đi theo con đường của một người khơng chỉcó tài năng mà cịn có những phẩm chất đạo đức quý giá và hãy thực hành nó ngaytừ hơm nay bằng cách nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” với mọi người.


Nghị luận về văn hóa cảm ơn, xin lỗi - Bài mẫu 6



Chắc chắn sẽ thật khủng khiếp. Lịch sử của lồi người hình thành đi liền với vănminh nhân loại, những giá trị sống. Nét văn hố nói lời cảm ơn và xin lỗi nếukhơng tồn tại thì mọi giá trị của một sự văn minh trong xã hội chẳng cịn là địnhnghĩa gì.


Lời cảm ơn và xin lỗi chính là những lời nói mà chúng ta sử dụng nhiều nhất trongcuộc sống. Lới nói cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong những tiêu chí để đánhgiá với con người trong văn hoá ứng xử. Con người sử dụng chúng trong nhiềutrường hợp. Trong quan hệ xa hội việc nói lời cảm ơn và xin lỗi là một trongnhững phương thức giao tiếp đơn giản và quan trọng nhất. Khi chúng ta được giúpđỡ từ người khác thì chúng ta nói lời cảm ơn, khi chúng ta làm sai thì chúng ta xinlỗi, điều này sẽ giúp cho chúng ta giải tỏa được nhiều khúc mắc và sống vị tha vớinhau hơn.

[9]

cho ta thứ gì đó. Lời cảm ơn trong kỹ năng giao tiếp khi được thốt ra người nghe sẽ
cảm thấy vui hơn. Đó là khi bạn được một người khác mời một thứ gì đó như "Bạncó muốn một tách cafe khơng?”. Người Việt Nam thì thường trả lời “Khơng” hoặc“Có, cảm ơn”. Nhưng người nước ngồi họ “cảm ơn” kể cả khi họ khơng có nhucầu “Không, tôi uống rồi, cám ơn bạn !”.


Nhiều năm trở lại đây đạo đức giới trẻ bị báo chí cảnh báo là xuống cấp trầm trọng.Tuy có thể khơng đến mức đó nhưng chỉ nói cách “cảm ơn – xin lỗi” cũng thấyphép lịch sự trong giao tiếp của giới trẻ đang giảm sút. Ra đường hỏi đường bác xeôm nhưng lại quên mất cảm ơn khi đã biết đường, đánh rơi đồ vật trên đườngngười khác nhặt dùm vì quá “vội vàng” lại quên cảm ơn.


Người Việt thường dựa vào địa vị của mình và coi thường người khác. Họ khơngchấp nhận việc nói lời “cảm ơn” với những người có địa vị thấp hơn mình. Hãy thửnhớ xem khi bạn vào một trung tâm thương mại chú bảo vệ dắt xe dùm bạn, bạn có“cảm ơn” người ta khơng. Nhiều bạn nghĩ đó là cơng việc của người ta, họ trả tiềnđể làm như vậy nhưng bạn lại vơ tình qn họ cũng đang giúp bạn đó thơi.


Và rất rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhiều bạn trẻ nghĩ những tình huống đó qnhỏ nhặt nên khơng chú ý mà khơng biết bí quyết nói lời cảm ơn trong giao tiếp làcần thiết như thế nào. Rõ ràng lời cảm ơn và xin lỗi đã và đang bị mai một đi.Chắc chắn chúng ta ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, nói năng thiếu suy nghĩ hoặccó những hành động đáng tiếc. Tuy nhiên vấn đề không phải là việc phạm phải sailầm mà chính là thái độ của chúng ta sau đó cũng như cách ta sửa chữa lỗi lầm.Xét ở khía cạnh nào đó, phản ứng của chúng ta sau khi mắc phải sai lầm khôngđơn thuần chỉ là thái độ nhất thời của ta mà còn thể hiện sự trưởng thành ở mỗingười. Chẳng hạn, sau khi nói dối hoặc làm hỏng tài sản, đồ đạc của ai đó, việc bạnchân thành nhận lỗi hay trốn tránh trách nhiệm sẽ thể hiện con người và tính cáchcủa bạn rất rõ.

[10]

tốt đẹp về mình trong suy nghĩ mọi người. Bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi
nghĩ đến những lỗi lầm mà mình đã phạm phải.


Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này mà có thể nói đến đó chính là sựlỏng lẻo trong ứng xử, nền kinh tế thị trường làm cho con người ta thay đổi hay cókhi do bản tính của con người đó khơng quen với từ cảm ơn và xin lỗi. Và bêncạnh đó thì có một ngun nhân nữa đó chính là lâu nay, xã hội Việt Nam chúng taluôn tồn lại suy nghĩ người ít tuổi ln phải cảm ơn và xin lỗi người lớn tuổi vàngược lại người lớn tuổi không phải làm điều đó.


Trong giao tiếp lời cảm ơn hay xin lỗi là điều hết sức bình thường và chúng ta cóthể thực hiện nó mọi lúc mọi nơi khi cần thiết, điều này thể hiện được trình độ vănhóa của con người. Vì hà cớ gì mà chúng ta khơng nói cảm ơn, xin lỗi.


Chúng ta cần có những biện pháp nhất định để cải thiện tình hình này. Mà việc duynhất chúng ta có thể làm chính là giáo dục ý thức văn hóa cảm ơn và xin lỗi đếnvới đông đảo nhân dân. Việc làm này mang ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì việccảm ơn và xin lỗi nó thuộc lĩnh vực văn hóa nên phương pháp có thể thực hiện làtuyên truyền và giáo dục để cải thiện vấn đề này.


Mỗi chúng ta hãy luôn nêu cao văn hóa cảm ơn và xin lỗi. Mỗi người cần có nhữngứng xử nhất định với những sai lầm của mình. Và xin lỗi và cảm ơn là điều đầutiên mà chúng ta nên học tập.


Nghị luận về văn hóa cảm ơn, xin lỗi - Bài mẫu 7



Trong cuộc sống lời xin lỗi cùng hai tiếng cảm ơn luôn là những nguyên tắc đạođức thiết thực nhất mà mỗi người cần có trong văn hóa ứng xử. Biết nói lời cảm ơnkhi được giúp đỡ và biết xin lỗi khi mắc sai lầm cũng là một cách thể hiện lịng tựtơn của chính bản thân mình



Biết cảm ơn và biết nói lời xin lỗi là một nguyên tắc cơ bản nhất trong văn hóagiao tiếp giữa con người với con người. Khi được giúp đỡ, con người ta cần phảinói lời cảm ơn đến ân nhân của mình, đó là phép lịch sự tối thiểu. Khi nhận đượclời cảm ơn chân thành từ người mình ban ơn, người làm ơn cũng sẽ thấy vui, thấyấm lịng vì nhận ra rằng sự giúp đỡ của mình là có ích, đã mang lại điều tốt đến chomọi người.


Khi mắc phải lỗi lầm với người khác thì phải biết xin lỗi, nhận lỗi sai của mình, cónhư vật, mâu thuẫn giữa mọi người mới được giảm nhẹ, đồng thời cũng thể hiệnvăn hóa của người mắc lỗi, biết nhận cái sai là sẽ biết sửa sai.

[11]

Nếu chúng ta không biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác,người làm ơn sẽ nhận thấy sự thiếu tôn trọng họ từ bạn, rằng việc làm của họ và vơnghĩa và sự giúp đỡ sẽ khơng có lần thứ hai. Không chịu xin lỗi, không chịu nhậnlỗi khi làm sai sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng, bạn sẽ bị đánhgiá là một con người thiếu lễ độ, sự tôn trọng với bạn sẽ bị suy giảm trầm trọng.Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là tình trạng những lời cảm ơn, xin lỗi dườngnhư khơng cịn sự phổ biến hay cịn tồn tại nhưng lại bao hàm ý nghĩa xã giao rõrệt. Đặc biệt là các bạn trẻ với lối suy nghĩ đề cao cá nhân, các bạn rất cân nhắc khiđưa ra lời xin lỗi vì cho rằng như vật là tự hạ thấp bản thân mình hay nói ra nhữnglời cảm ơn khơng có nhiều tình cảm.


Đất nước ngày một đổi mới, đời sống của người dân ngày càng được cải thiệnnhưng với sự nhu nhập của văn hóa và nhu cầu vật chất ngày càng cao khiến chocon người ngày càng thờ ơ, vơ cảm với nhau, ít quan tâm nhau và có nhiều sự tínhtốn thiệt hơn với nhau để giành lấy phần hơn về cho mình. Để rồi, chính nhữnglối ứng xử văn hóa đạo đức tưởng chừng đã trở thành đạo lý, truyền thống cũng bịmai một dần, lời cảm ơn và xin lỗi cũng vậy.


Khơng biết nói lời cảm ơn, xin lỗi sẽ dễ khiến cho tâm hồn con người trở nên chai
sạn, vô cảm. Con người với con người trong xã hội mất đi sự gắn kết. Con ngườikhơng viết nói lời cảm ơn là những người vô ơn bạc nghĩa, những người khơngbiết nói lời xin lỗi là bất nghĩa, thiếu đạo đức


Đừng coi thường lời cảm ơn, xin lỗi tưởng chừng nhỏ bé và vơ hại, nó là bề nổicủa đạo đức nhưng đừng để nó bị thối trào. Người ta thường nói: “Học ăn, họcnói, học gói, học mở” để cho thấy tầm quan trọng của ứng xử giao tiếp trong cuộcsống. Văn hóa, đạo đức, lịng tự tơn và cách đánh giá về một con người cũng từ đómà ra. Tuy nhiên, lời cảm ơn và xin lỗi phải thành tâm, xuất phát từ sự chân thànhthì đó mới thực sự tạo nên những ý nghĩa tốt đẹp thực sự.


Hãy biết nói lời cảm ơn khi được nhận ơn và biết nói lời xin lỗi khi mắc sai lầm,đó là phép lịch sự tối thiểu nhất, cũng là thước đo nhân cách của mỗi người. Hãyxây dựng cho mình một hình ảnh đẹp trước mắt mọi người từ những chuyện nhỏnhặt nhất, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành.


Nghị luận về văn hóa cảm ơn, xin lỗi - Bài mẫu 8


[12]

Lời cảm ơn là lời thể hiện sự biết ơn, quý trong dành cho những người đã giúp đỡkhi ta gặp khó khăn, hoặc đơn giản hơn, lời cảm ơn được thốt ra khi ta nhận đượcsự tự tế từ đối phương. Không ai tiếc một lời cảm ơn khi được phục vụ một cáchchu toàn từ người bồi bàn. Lời cảm ơn kèm nụ cười thân thiện thể hiện bạn làngười có học vấn, hịa đồng, vui vẻ và biết trân trọng người khác. Lời xin lỗi là sựnuối tiếc, thừa nhận sai lầm và mong muốn sửa chữa lỗi lầm khi ta vơ tình mắc lỗi.Lời xin lỗi khi làm cha mẹ buồn, xin lỗi khi vơ tình làm rơi đồ của người khác,...có khả năng làm dịu đi cơn nóng giận, giải tỏa những hiểu lầm khơng đáng có. Bảnthân chúng ta khi bị làm khó chịu cũng xứng đáng nhận được một lời xin lỗi. Nhưvậy, cảm ơn là xin lỗi là những câu nói đơn giản nhất, dễ nói nhất, phản ánh vănhóa giao tiếp, trình độ tư duy của mỗi cá thể và làm con người ngày thêm gắn kết.Tuy nhiên, ngày càng ít những lời cảm ơn và xin lỗi được nói ra trong những cuộchội thoại hàng ngày.


Trên thực tế có thể thấy một cách dễ dàng, con người ngày càng ít nói cảm ơn khiđược giúp đỡ hay nói xin lỗi khi phạm sai lầm. Trong số chúng ta, còn được baonhiêu người nói cảm ơn khi nhận tiền thừa từ những người bán hàng, cúi đầu cảmơn khi hoàn thành một chuyến xe an toàn, thoải mái. Lời cảm ơn chân thành xuấtphát từ đáy lịng khơng địi hỏi phải ở trong hồn cảnh thanh cao, mĩ miều. Cũngkhơng cịn nhiều người biết nói lời xin lỗi khi lỡ va quệt vào người tham gia giaothơng, thay vào đó là những lời mắng chửi thậm tệ như "không biết đi à", "mắt đểở đâu mà không biết nhường đường". Xin lỗi từ những điều nhỏ nhặt không làmchúng ta "mất giá", đó là cách ứng xử tối cơ bản của những người lịch thiệp, hòagiải mọi khúc mắc và hiểu lầm, gắn kết con người với con người.


Một sự thật đáng buồn rằng văn hóa xin lỗi và văn hóa cảm ơn của người ViệtNam ngày càng có chiều hướng đi xuống. Giới trẻ khơng có phản xạ cảm ơn khinhận được sự giúp đỡ của người khác, điều này có thể dễ dàng nhìn thấy, nghethấy khi các bạn trẻ giao tiếp với những người bán hàng. Họ thường có suy nghĩrằng, họ bỏ tiền ra để mua dịch vụ, vì thế, người bán hàng cần cảm ơn họ nhưng họkhơng cần thiết nói cảm ơn. Suy nghĩ sai lệch này chắc hẳn đã và đang được tư duybởi phần lớn công dân hiện nay. Tương tự như vậy, người lớn - tấm gương củanhững mầm non dân tộc, lại rất hiếm khi xin lỗi khi mắc sai lầm. Bậc cha mẹ chorằng họ khơng có trách nhiệm phải xin lỗi con cái cho dù họ trách mắng con trẻ saihay phạm sai lầm trước mặt con trẻ. Chính những hành động ấy tác động vào tiềmthức của trẻ em một lối sống và hành vi tiêu cực. Thậm chí, có những trường hợpcha mẹ ra đường với con nhỏ ngồi sau vẫn sẵn sàng mắng nhiếc, cãi nhau khi gặpsự cố. Con trẻ chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, nên dường như sự suyđồi văn hóa cảm ơn và xin lỗi đã bắt nguồn, tồn tại từ những thế hệ đi trước.

[13]

đại, cho smartphone, cho ipad, cho laptop... Thay vì ra đường gặp gỡ và tăngcường khả năng giao tiếp, hầu hết mọi người lựa chọn ở nhà, nói chuyện với bạnbè qua tin nhắn, điện thoại. Bản tính con người từ đó bớt thiện lương hơn do ítđược đặt trong tình huống giao tiếp trực diện. Những lời xin lỗi, cảm ơn khơng cịncó cơ hội được thể hiện chức năng khi qua khoảng cách màn hình, ta khơng thểbiết đối phương đang làm gì bên kia, xung quanh họ có những ai, họ bình phẩm vềta như thế nào. Nhân tính con người thay đổi theo guồng xoay phát triển của thờiđại công nghệ. Hơn nữa, phải thừa nhận một điều rằng, từ trước tới nay, việc giáodục chuẩn mực ứng xử ít được quan tâm. Các bậc phụ huynh dành thời gian đikiếm tiền nhiều hơn là dạy dỗ con trẻ cách cư xử sao cho phải phép. Những lớp kỹnăng sống chỉ phần nào khỏa lấp được sự thiếu thốn về mặt giáo dục nhân cách,tuy nhiên, cũng không phải đứa trẻ nào cũng được uốn nắn, bài bản trong mơitrường chun nghiệp như vậy. Việc khơng nói lời cảm ơn hay xin lỗi cũng khônggây ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp đến các mối quan hệ nên con người cóchiều hướng xao nhãng, bỏ qua dễ dàng, dẫn đến con người khơng có thói quen nóixin lỗi và cảm ơn trong những tình huống cần thiết. Tồi tệ hơn, có những trườnghợp bị giáo dục cách ứng xử tiêu cực để tránh bị xâm phạm, lâu dần sẽ tạo thànhbức tường thành ngăn cách với thế giới, thui chột khả năng giao tiếp và ứng xử củacá nhân đó. Hai từ cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có quánhiều lý do để ngăn cản chúng ta nói ra. Vì "ngại", vì "tại sao phải xin lỗi", "saophải cảm ơn", vì "bình thường tơi khơng cần nói cảm ơn", chung quy lại là vì ýthức. Tác động ngoại lai sẽ khơng thể ảnh hưởng nếu chúng ta là những người cóbản lĩnh vững vàng và có ý thức duy trì những thói quen tốt đẹp, như việc nói lờixin lỗi, cảm ơn.

[14]

Ngay từ khi con nhỏ, việc giáo dục con trẻ về tác dụng của lời xin lỗi và cảm ơn làrất quan trọng. Chúng ta đã và đang làm rất tốt điều này. Hầu hết mọi đứa trẻ đềuthuộc làu các bài dạy cảm ơn và xin lỗi, vậy tại sao người lớn lại không thực hiệnđược điều đó? Nói cảm ơn khi được giúp đỡ, bày tỏ tấm lòng biết ơn và làm gươngcho con cháu. Xin lỗi khi mắc sai lầm, đặc biệt là xin lỗi trẻ em khi bạn hành xửchưa đúng mực với chúng khơng chỉ dạy cách xin lỗi mà cịn khiến chúng có cảmgiác được tơn trọng, từ đó trẻ em cũng biết cách tôn trọng người khác. Bản thânchúng ta cũng vậy, cần dần dần dẹp bỏ cái tôi cá nhân để trở thành cá thể cộngđồng. Nói lời cảm ơn và xin lỗi không khiến chúng ta mất mát điều gì, vậy hãy"lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau", vừa khiến tâm trạng phấn chấn, thanh bình,vừa khiến người đối diện thoải mái, dễ chịu, gia tăng mối quan hệ xã hội và nângcao vị trí, khẳng định giá trị bản thân. Muốn được đối xử tốt, trước hết hãy đối xửtốt với tất cả mọi người.


Cảm ơn và xin lỗi, những điều tưởng như nhỏ bé, không đáng phải suy nghĩ lạikhiến con người ta băn khoăn, trăn trở. Liệu một mối quan hệ bạn bè lâu nămkhăng khít phút chốc tan biến chỉ vì thiếu đi lời xin lỗi, có đáng hay khơng? Liệumột nụ cười tươi rói của bác xe ơm tần tảo, vất vả có xứng đáng để ta nói lời cảmơn chân thành? Cuộc sống khơng đong đếm bằng số tiền trong ví, số kiến thức đồsộ hay bộ quần áo đắt tiền. Giá trị thực tại nằm ở chỗ, bản thân ta là người như thếnào.



---Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:


Soạn văn 12 ngắn gọn


Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12Phân tích tác phẩm lớp 12

Soạn văn 12 ngắn gọnTác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12Phân tích tác phẩm lớp 1220 đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Video liên quan

Chủ Đề