Cuộc thi nghiên cứu khoa học La gì

Khoa học là một quá trình hoạt động có hệ thống nhằm tìm ra những kiến thức mới, học thuyết mới những kiến thức mới học thuyết mới này tốt hơn những kiến thức và học thuyết cũ và dần thay thế những cái cũ.

Nghiên cứu khoa học là những hoạt động tìm hiểu, quan sát, làm thí nghiệm để phát hiện ra bản chất của sự việc và hiện tượng nhằm mục đích đóng góp cho Khoa học những cái mới dựa vào những thu thập, giải thích và đánh giá một cách có hệ thống các dữ liệu theo kế hoạch vạch ra. 

Có thể phân loại nghiên cứu khoa học theo 2 hướng: (1) học thuật, và (2) ứng dụng.

Theo hướng học thuật: Sử dụng các phương pháp quan sát, thực nghiệm, mô tả, phân tích, mô hình hoá (mô hình toán) mô phỏng, hoặc tri thức kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày để tìm ra quy luật, bản chất chung của sự vật hoặc hiện tượng.

Theo hướng ứng dụng:Các hoạt động thiết kế, thi công, cải tiến một thiết bị thí nghiệm, một sản phẩm hay một công đoạn của qui trình sản xuất sản phẩm nào đó.

Sinh viên muốn làm NCKH tốt cần phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và phải rèn luyện cách làm việc độc lập, cũng như làm việc nhóm, có phương pháp và đặc biệt phải có người Thầy hướng dẫn.

Ở các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,...nghiên cứu học thuật triển khai rất mạnh, nó được thực hiện ở Lab như mô phỏng trên máy tính hoặc làm thí nghiệm. Mọi hiện tượng vật lý trong tự nhiên, trong đời sống đều có thể mô tả dưới dạng toán học để kiểm soát và điều khiển đặc tính của nó bằng một phần cứng được nạp mã code.

Ở Khu công nghệ cao, Việt nam, người ta cũng thực hiện NCKH theo học thuật bằng mô hình hoá mô phỏng một sản phẩm nào đó trước khi triển khai sử dụng nó.

Triển khai hoạt động nghiên cứu Khoa Học tại Khoa Công nghệ thông tin

Những năm gần đây, Khoa Công nghệ thông tin đặc biệt quan tâm đến hoạt động NCKH của Sinh viên và Giảng viên, hướng người học theo chiều hướng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và khả năng thiết kế cải tiến. Từ những kỹ năng được trang bị này trong quá trình thực tập tại công ty sinh viên đã tự tin đề xuất những ý tưởng cải tiến phần mềm. Bên cạnh đó, Thầy và trò cùng tham gia vào hoạt động nghiên cứu phục vụ cho đời sống để nâng tầm hiểu biết cũng như ứng dụng kiến thức chuyên môn. Khoa luôn rèn luyện Sinh viên vào nề nếp thực hành nghiên cứu với mong muốn sẽ có những “sản phẩm” Sinh viên chuyên nghiệp ra trường tự tin bắt tay ngay vào qui trình sản xuất của doanh nghiệp. 

[THINK DIFFERENT - MAKE YOURSELF DIFFERENT]


Bạn chưa từng làm nghiên cứu? Bạn không biết nghiên cứu khoa học là gì nhưng vẫn muốn được trải nghiệm?

Bạn muốn tăng cường kỹ năng học tập, làm việc nhóm và những kĩ năng khác. Đồng thời, lại được cực nhiều kinh nghiệm cũng như được chứng nhận, giải thưởng... để hãnh diện với bạn bè, người thân và IN ĐẬM trong CV xin việc tương lai? 


Vậy còn chần chừ gì mà không tham gia cuộc thi “TÌM KIẾM Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH YTCC” Bạn có biết? Nghiên cứu khoa học chính là một phần công việc của sinh viên trường ĐH YTCC sau khi tốt nghiệp. Nghiên cứu khoa học có trong công việc bất kể bạn làm Nhà nước hay các tổ chức NGO, bất kể bạn làm chuyên ngành YTCC hay các chuyên ngành khác như dinh dưỡng, CTXH hay xét nghiệm. Đây là một trong những thế mạnh và ưu tiên hàng đầu của trường ĐH Y tế công cộng trong việc phát triển khả năng của sinh viên. Có thể nói, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn chính là chìa khóa làm nên sự khác biệt của chính chúng ta. Vì vậy, cuộc thi này được tổ chức nhằm tạo môi trường hỗ trợ, thuận lợi cho các bạn sinh viên được thể hiện những ý tưởng sáng tạo, có cơ hội trau dồi, học tập qua việc áp dụng lý thuyết nghiên cứu vào thực tế. Khi tham gia cuộc thi, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:  ➡️Cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được các giảng viên đúng chuyên môn có kinh nghiệm hướng dẫn trong quá trình tham gia;  ➡️Cơ hội trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm khi tham gia đầy đủ các giai đoạn của quy trình NCKH;  ➡️Cơ hội thể hiện sự sáng tạo, rèn luyện phong cách làm việc chủ động, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và tư duy logic cho bản thân.... ➡️Và hơn hết, đây sẽ là cơ hội để bạn biết được mình là ai, mình thích gì, ai là người phối hợp ăn ý với bạn, và biết đâu, sau này các bạn sẽ có cơ hội là đồng nghiệp với chính những thầy cô đã hướng dẫn bạn. Bên cạnh đó, các bạn/nhóm có ý tưởng chất lượng đều được nhận giấy chứng nhận và có cơ hội vào sâu hơn để đạt các giải thưởng có giá trị. Và đặc biệt hơn cả, các đề cương đạt giải nhất, nhì sẽ được cấp kinh phí để tiếp tục triển khai dự án NCKH đem lại các kết quả thực tế cho các bạn, từ đó mở ra các cơ hội lớn hơn nữa (kinh phí triển khai được cấp nếu nhóm có nguyện vọng và không quá 7.000.000/nhóm)  * Đặc biệt, khi tham gia cuộc thi, bạn sẽ được cộng 10 điểm hoạt động ngoại khóa. Và nếu đạt giải, bạn sẽ được cộng điểm tùy theo kết quả đạt được. Thật hấp dẫn phải không nào?

Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng Nghiên cứu khoa học trong sinh viên YTCC là môt sự kiện mang tầm quy mô lớn lần đầu tiên diễn ra tại HUPH. Hãy cùng chuẩn bị tinh thần để chào đón cuộc thi các bạn nhé!

Thể lệ cuộc thi và hướng dẫn viết đề xuất ý tưởng
Tiêu chí chấm điểm vòng ý tưởng: Vòng ý tưởng sẽ thu nhận các ý tưởng được các bạn sinh viên gửi về qua email, sau đó sẽ được hội đồng NCKH gồm 3 giảng viên của trường chấm điểm theo những tiêu chí cụ thể như sau: + Tính cấp thiết của vấn đề (25 điểm)  + Mục tiêu vấn đề (10 điểm)  + Phương pháp tiếp cận (15 điểm)  + Kết quả và đối tượng áp dụng (10 điểm)  + Tính khả thi của ý tưởng (10 điểm)  + Tính sáng tạo của ý tưởng (30 điểm) 

Điểm của mỗi đề tài là trung bình điểm chấm của 3 giám khảo và sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Thông tin chi tiết về cuộc thi, hướng dẫn đăng ký và nộp ý tưởng, các bạn sinh viên xin vui lòng xem trong link drive đính kèm bên dưới. 

  • Thời gian nộp ý tưởng : Từ ngày 05 - 22/10. 
  • Cách thức tham gia: Các sinh viên có thể tham gia với tư cách cá nhân hoặc lập một nhóm NCKH (mỗi nhóm không hơn 5 người). Ý tưởng sẽ nhận qua email theo hướng dẫn. 

Liên hệ: 

Cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật, Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật hay Hội thi Khoa học kỹ thuật (SEF: Science and Engineering Fair) là các cuộc thi trưng bày và trao giải cho các phát minh, giải pháp khoa học kỹ thuật công nghệ có ích của các cá nhân và tổ chức.

Mục lục

  • 1 Mục đích
  • 2 Các tổ chức phát động cuộc thi
    • 2.1 Bộ Khoa học và Công nghệ
    • 2.2 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
      • 2.2.1 Đồng tổ chức
      • 2.2.2 Các cuộc thi
    • 2.3 Bộ giáo dục và đào tạo
    • 2.4 Intel
  • 3 Hạn chế
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Mục đíchSửa đổi

Phát hiện, tôn vinh, khuyến khích cũng như thúc đẩy sự phát triển, nhân rộng các mô hình, giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến, có tính ứng dụng cao, rộng rãi, dễ dàng và chi phí thấp nhằm đáp ứng, phục vụ các nhu cầu thiết thực của cuộc sống, cải thiện, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương, cũng như sự phát triển chung của đất nước. Cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Các tổ chức phát động cuộc thiSửa đổi

Bộ Khoa học và Công nghệSửa đổi

  • Hội thi sáng tạo Kỹ thuật. Được tổ chức lần thứ nhất (2008-2009) trong 8 lĩnh vực[1]
  • Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hàng ngày[2]

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt NamSửa đổi

Đồng tổ chứcSửa đổi

Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh[3]

Các cuộc thiSửa đổi

  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc Việt Nam[3]
  • Cuộc thi - Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ
  • Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc

Bộ giáo dục và đào tạoSửa đổi

  • Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia ViSEF[4]
  • Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học[5] (cơ sở và phổ thông)

IntelSửa đổi

Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel ISEF (The Intel International Science and Engineering Fair) là hội thi khoa học dành cho học sinh phổ thông lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm vào tháng 5 tại Hoa Kỳ, với học bổng tổng trị giá hơn 4 triệu USD hàng năm[6] Các giải thưởng cuộc thi cũng là động lực tích cực, khuyến khích đam mê tìm hiểu khám phá, phong trào nghiên cứu khoa học, sáng tạo phát triển phổ biến trong giới học sinh tương lai đất nước.

Hạn chếSửa đổi

Các phát minh, giải pháp cải tiến của học sinh thường không có nhiều giá trị ứng dụng vào thực tế do kiến thức, trình độ học sinh cấp 3 không đủ, khối lượng kiến thức nội dung học cấp 3 khá nặng khiến thời gian nghiên cứu hạn hẹp đẫn đến chất lượng nghiên cứu không đạt, kết quả nghiên cứu không có khả năng cạnh tranh với những đàn anh sinh viên giàu kinh nghiệm cũng như các nhà khoa học (thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư) tiền bối có trình độ chuyên môn cao

Vì bệnh thành tích và vụ lợi cá nhân, nên

  • Một số người có địa vị, quyền lực trong xã hội gửi gắm con em (còn gọi là con ông cháu cha) vẫn đang là học sinh cho đi thi
  • Các trường chuyên có tiếng cấp 3 gửi gắm học sinh cho đi thi

bằng cách sao chép rồi chỉnh sửa nội dung các đề tài luận án có sẵn của sinh viên hoặc thạc sĩ, tiến sĩ đang là giáo viên cao đẳng, đại học thành tài liệu nghiên cứu riêng để mang đi thi dự giải nhằm lấy giải thưởng về để

  • Làm đẹp bảng thành tích học tập cho con em để được tuyển thẳng vào đại học hoặc lấy học bổng du học nước ngoài.
  • Lấy danh tiếng về cho trường.

Xem thêmSửa đổi

  • Hội thi Tin học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Tiến Dũng. “Lần đầu tiên Bộ Khoa học tổ chức thi sáng tạo kỹ thuật”. Vnexpress. Thứ năm, 30/10/2008.
  2. ^ Hương Thu. “Bộ Khoa học phát động cuộc thi sáng tạo công nghệ”. Vnexpress. Thứ ba, 5/8/2014.
  3. ^ a b “Thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13 (2014- 2015)”. Vifotec. Thứ năm, 31 Tháng 5 2012.
  4. ^ Cộng đồng giáo dục Stem Việt Nam. “Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia ViSEF 2016”. Stem. 09:00 02/03/2016. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2012-2013”. moet.gov.vn. 25-09-2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ ThS. Hồ Sỹ Anh Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM. “Intel Isef - Hội thi của những ý tưởng sáng tạo trẻ toàn thế giới”. ier.edu.vn. 18-09-2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2016.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật