Cư xử như thế nào khi ông bà cho đất

Ông bà nội tôi đã mất gần 20 năm, trước đó có cho cha mẹ tôi mảnh đất và gia đình tôi đang sinh sống tại đây.

Ba tôi đang đứng tên sổ đỏ. Ba mẹ tôi có 4 người con và ba tôi cũng còn một số anh em ruột ở quê.

Ba tôi nay rất già yếu, chưa làm di chúc. Ngộ nhỡ ba qua đời thì nhà đất ông được thừa kế từ ông bà nội sẽ được phân chia như thế nào? Và những người anh em ruột của ba tôi có liên quan gì nữa không? (Duy Mỹ)

Luật sư tư vấn

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (dân gian hay gọi là "sổ đỏ") là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo dữ kiện bạn cung cấp, Nhà nước đã công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho bố bạn. Việc chia thừa kế quyền sử dụng đất của bố bạn sẽ được thực hiện theo 2 trường hợp sau:

- Bố bạn chết không để lại di chúc, hoặc di chúc không hợp lệ: Phần di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015).

Cụ thể, theo điểm a khoản 1 Điều 651, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Theo đó, cha, mẹ của bố bạn đã mất nên những người được hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn sẽ bao gồm: vợ, 4 người con của bố bạn và di sản sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế này.

Những người anh em ruột của bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai theo điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS 2015. Theo đó, những người này chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản theo quy định tại khoản 3 Điều 651.

Vì vậy, nếu trong trường hợp những người ở hàng thừa kế thứ nhất không rơi vào một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 651 thì những người anh em ruột của bố bạn sẽ không được hưởng di sản thừa kế và không còn liên quan đến phần di sản này.

- Bố bạn chết để lại di chúc hợp pháp (theo Điều 630 BLDS 2015): Phần di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia cho những người có tên trong nội dung di chúc.

Theo đó, nếu trong di chúc có tên của những người anh em ruột của bố bạn và những người này không từ chối nhận di sản (Điều 620), không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản (khoản 1 Điều 621) thì những người này cũng sẽ được chia phần di sản của bố bạn.

Chỉ trong trường hợp những người này không có tên trong di chúc thì họ mới không có quyền thừa kế di sản do bố bạn để lại.

Ông bà nội tôi đều đã mất từ lâu (ông mất năm 1983, Bà mất năm 2009), Ông bà có 2 người con trai và 1 cô con gái nuôi. Bố tôi là con cả nhưng cũng đã mất (mất năm 2004) và Chú tôi còn sống nhưng chú không sống ở phần đất của Ông bà (Bố và chú tôi đều sinh sống đã lâu ở Hà Nội và phần đất của Ông bà tôi để lại là ở Thanh Hóa). Vậy cho tôi hỏi tôi là cháu sẽ được hưởng phân chia đất như thế nào khi mà ông bà nội tôi mất đi không để lại di chúc thừa kế và số đỏ phần đất vẫn đang là tên của Ông bà nội tôi. Chia thừa kế khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khá phức tạp, nhất là khi xác định phần di sản nào sẽ được chia, việc xác định này ảnh hưởng trực tiếp đến phần thừa kế được hưởng và nghĩa vụ của các hàng thừa kế nếu có.

Chia thừa kế khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của người chết ở chỗ phải xác định phần di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất mà có Sổ đỏ, Số hồng được cấp cho hộ gia đình.

1. Xác định di sản khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình

1.1. Điều kiện để Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình sử dụng đất nếu có đủ các điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất: Có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại,...), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).

Điều kiện thứ hai: Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất (thời điểm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế,...).

Điều kiện thứ ba: Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung...

* Lưu ý: Trên thực tế để xác định giá trị cùng nhau đóng góp, tạo lập khối tài sản chung khá phức tạp, trong nhiều trường hợp không thể xác định được; hướng giải quyết trên thực tế khi đó phụ thuộc vào Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình (Sổ đỏ, Sổ hồng có dòng chữ “hộ ông” hoặc “hộ bà”). Trên thực tế xảy ra việc này là vì trước đây có nhiều địa phương ghi nội dung cấp Giấy chứng nhận cho "hộ ông", "hộ bà” mà không cần đáp ứng đủ điều kiện trên.

1.2. Xác định di sản để chia thừa kế

- Ý nghĩa của việc xác định di sản: Xác định di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của gia đình sử dụng đất rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của những người thừa kế. Hay nói cách khác, xác định di sản để chia thừa kế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần di sản được hưởng là bao nhiêu và phần nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng (nếu có).

- Cách xác định: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức độ khó dễ khi xác định là khác nhau. Để xác định chính xác phải dựa vào 03 điều kiện (căn cứ) nêu trên.

Ví dụ: Năm 2000, UBND huyện B cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông A với diện tích 300m2, nguồn gốc sử dụng đất do Nhà nước giao cho hộ gia đình, thời điểm giao năm 1990, khi đó hộ gia đình ông A gồm có 03 thành viên, gồm: ông A, vợ ông A và người con trai. Năm 2018, con trai ông A kết hôn; đến năm 2021 ông A chết.

Khi chia thừa kế, phần di sản của ông A để lại được xác định là 300m2, được chia đều cho 03 người, mỗi người được hưởng là 100m2 (thời điểm cấp Giấy chứng nhận hộ gia đình ông A có 03 thành viên đang sống chung, các thành viên có chung quyền sử dụng đất vì đất do Nhà nước giao cho hộ gia đình; vì giao chung nên dù con ông A còn nhỏ thì vẫn có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ); con dâu ông A không có chung quyền sử dụng đất với hộ gia đình ông A vì không đáp ứng được các điều kiện trên.

Tóm lại, phần di sản trong ví dụ trên là 100m2, hay nói cách khác, khi chia thừa kế chỉ chia 100m2.

Sau khi xác định di sản thừa kế cần xem người để lại di sản có để lại di chúc hay không, nếu có di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật hoặc vừa chia theo di chúc, vừa chia theo pháp luật khi một phần di chúc không hợp pháp hoặc không định đoạt hết phần di sản là quyền sử dụng đất.

2. Chia thừa kế nhà đất theo di chúc

2.1. Hình thức của di chúc:

Di chúc gồm di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Di chúc bằng văn bản gồm:

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

- Di chúc bằng văn bản có công chứng;

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc miệng được quy định như sau: Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”.

2.2. Điều kiện di chúc hợp pháp

Căn cứ khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, thì di chúc hợp pháp là di chúc phải có đủ các điều kiện sau: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của luật”.

2.3. Cách chia thừa kế theo di chúc

Căn cứ khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.

* Lưu ý: Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Theo đó, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc sẽ được hưởng phần di sản thừa kể bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

Quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

3. Chia thừa kế nhà đất theo pháp luật

3.1. Các trường hợp chia thừa kế nhà đất theo pháp luật

Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp sau:

- Không có di chúc.

- Di chúc không hợp pháp.

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản là quyền sử dụng đất sau:

- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3.2. Người được hưởng thừa kế theo pháp luật

Căn cứ Điều 649 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế.

- Diện thừa kế: Là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản (quan hệ nuôi dưỡng là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi,... và phải có quyết định đăng ký nhận con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không phải là con nuôi theo hình thức tư nhân tại một số địa phương).

- Hàng thừa kế: Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

  1. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  1. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."

* Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

3.3. Cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau

Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Tóm lại, nếu nhà đất được chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Thực tế chủ yếu là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất mới được nhận di sản, rất ít trường hợp người thuộc hàng thừa kế thứ hai hoặc thứ ba được nhận di sản thừa kế.

Kết luận: Chia thừa kế khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của người chết ở chỗ phải xác định phần di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất mà có Sổ đỏ, Số hồng được cấp cho hộ gia đình.