Công nghiệp hóa là tất yếu đối với gì năm 2024

6.1.2 Tính tất yếu khách quan và nội

dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở Việt Nam

6.1.2.1 Tính tất yếu của công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

KN: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn

bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản

lý Kinh tế - Xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang

sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương

tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công

nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao

động xã hội cao

Đặc điểm:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,

văn minh” [Dùng khi nói thuyết trình:đây là đặc điểm đầu tiên và

cũng là đặc điểm quan trọng nhất của công nghiệp hóa hiện đại

hóa ở Việt Nam]

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

[Dùng khi thuyết trình:kinh tế tri thức là một nền kinh tế xuất

hiện sau kinh tế công nghiệp khi mà các quốc gia họ đã xây

dựng thành công nền kinh tế công nghiệp rồi họ sẽ hướng tới

nền kinh tế tri thức một nền kinh tế trong đó tri thức tạo ra phần

lớn giá trị nền kinh tế tri thức được tạo ra bởi các ngành kinh tế

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã không còn xa lạ với chúng ta. Đặc biệt, theo tư tưởng mới, quá trình này không còn bị giới hạn về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn thuần mà chỉ nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như các quan niệm trước đây vẫn nghĩ. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé!

- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí. Ngoài ra, công nghiệp hóa còn được hiểu là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, về năng suất lao động,... - Hiện đại hóa được hiểu là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động phổ thông ứng dụng những thành tựu công nghệ. Đây là một thuật ngữ tổng quát nhằm biểu đạt tiến trình cải biến nhanh chóng khi con người nắm được khoa học kỹ thuật tiên tiến và dựa vào đó để phát triển xã hội với mộc tốc độ mau chóng chưa từng thấy trong lịch sử. \=> Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

2. Tính tất yếu khách quan của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Một là: CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển LLSX xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua + CNH là quá trình tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Thông qua CNH các ngành được trang bị những tư liệu sản xuất, kỹ thuật công nghệ hiện đại, tăng NSLĐ, tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu của con người.

+ Mỗi phương thức sản xuất có một CSVCKT tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất. Vì vậy, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua CNH, HĐH. - Hai là, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH phải thực hiện từ đầu thông qua CNH, HĐH. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường CSVCKT cho CNXH, phát triển LLSX và góp phần hoàn thiện QHSX XHCN trên cơ sở đó tăng dần trình độ văn minh của xã hội. + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả + Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho khối liên minh công, nông, trí ngày càng được tăng cường, củng cố đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. + Tăng cường tiềm lực, sức mạnh an ninh, quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần để xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN.

Như vậy, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định thắng lợi của con đường đi lên CNXH. Vì vậy, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt TKQĐ lên CNXH.

Chủ Đề