Con đường hình thành nhân cách người lãnh đạo

Chuẩn mực đạo đức của người lãnh đạo được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ yếu nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỉ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên, lên trước lơi ích riêng của cá nhân mình.

Một lòng phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì nhân dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc. Lãnh đạo là đầy tớ trung thành của nhân dân .

Người lãnh đạo là một nhà chức trách, nắm quyền lực thực tế, có trong tay một số cán bộ, công nhân viên nhất định, đồng thời có quyền ban hành các quyết định về những vấn đề liên quan đến lợi ích của cơ quan, của người lao động thuộc quyền quản lý.

Khi đã ở cương vị quản lý, người lãnh đạo tự quyết định mình phải làm gì, làm như thế nào, đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước tập thể, trước cấp trên. Người lãnh đạo giữ vị trí trung tâm của tập thể lao động, mang sức mạnh quyền lực - sức mạnh được Nhà nước đảm bảo tác động trực tiếp với đối tượng quản lý của mình.

Người lãnh đạo là cầu nối giữa cơ quan quản lý cấp trên và tập thể lao động; mọi chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước ban hành thông qua người lãnh đạo để đến với tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp trên về trạng thái hoạt động, kết quả hoạt động, cũng như các mặt về đời sống của tập thể do mình quản lý. Có trách nhiệm tạo những điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện sáng kiến của người lao động, đảm bảo cho họ tham gia tích cực vào hoạt động quản lý của tập thể lao động.

Để thực hiện tốt vai trò, chức năng trên và để khẳng định tốt vị trí của mình, người lãnh đạo cần phải có những phẩm chất và năng lực cần thiết - Đó là những nét đặc trưng về nhân cách của người cán bộ lãnh đạo.

Nhân cách nhà lãnh đạo chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, có những trình độ và năng lực cần thiết thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Đó là:

- Những phẩm chất chính trị - tư tưởng nói lên khuynh hướng hoạt động xã hội và lập trường chính trị của người lãnh đạo, bao gồm: lòng trung thành với lý tưởng XHCN, với đường lối, quan điểm của Đảng ta, niềm tin và thắng lợi cuối cùng của cách mạng, có lập trường kiên định của giai cấp công nhân.

- Những phẩm chất - tâm lý - đạo đức nói lên trình độ trưởng thành về ý thức đạo đức, hành vi đạo đức, lập trường đạo đức của người lao động. Nhờ có trình độ cao mà người lãnh đạo có được các hành vi đạo đức đúng đắn trong mọi tình huống. Sự trong sáng về đạo đức, sự tận tâm với công việc, sự quan tâm chăm sóc mọi người lao động, tinh thần phê và tự phê nghiêm túc, tinh thần tập thể, tính trung thực, công bằng, giản dị, khiêm tốn...

- Những năng lực tổ chức - chuyên môn nói lên khả năng về văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ của người lãnh đạo có thể thực hiện tốt công việc của mình như năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn ..

Theo quan điểm của người Việt Nam, đạo đức là cái gốc của nhân cách. Vậy những nét đặc trưng trong đạo đức người lãnh đạo được thể hiện như thế nào.

Phẩm chất chính trị - tư tưởng của người lãnh đạo được thể hiện tập trung trong quan điểm quản lý của họ. Quam điểm này sẽ bảo đảm phương hướng giai cấp, cho mọi suy nghĩ và hành vi quản lý của mỗi người. Quan điểm quản lý của mỗi người lãnh đạo chịu sự chi phối, sự qui định của đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam.

Quan điểm quản lý cá nhân đúng đắn của mỗi người cán bộ quản lý lãnh đạo hiện nay được thực hiện rõ nhất trong sự cố gắng đặt lợi xã hội lên hàng đầu trong mọi hoạt động của mình. Biết kết hợp hài hoà 3 lợi ích ở cơ quan, đơn vị mình, ngoài ra phải có lập trường sống cá nhân tích cực nữa.

Người lãnh đạo phải có quan điểm, lập trường vững vàng, kiên quyết chống hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong chính bản thân, tích cực tham gia các hoạt động sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển xã hội, trên cơ sở tự nguyện, tự giác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Phẩm chất đạo đức nói lên trình độ trưởng thành về ý thức đạo đức, hành vi đạo đức, lập trường đạo đức của người lãnh đạo. Nhờ có trình độ cao mà người lãnh đạo có được các hành vi đạo đức đúng đắn trong mọi tình huống. Sự trong sáng về đạo đức, sự tận tâm với công việc, sự quan tâm chăm sóc mọi người lao động, tinh thần phê và tự phê nghiêm túc, tinh thần tập thể, tính trung thực, công bằng, giản dị, khiêm tốn...

Chuẩn mực đạo đức của người lãnh đạo được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ yếu nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỉ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên, lên trước lơi ích riêng của cá nhân mình. Một lòng phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì nhân dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc. Lãnh đạo là đầy tớ trung thành của nhân dân .

Đạo đức người lãnh đạo là phải biết cách xử thế giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo trong quá trình quản lý, nhằm xây dựng được những quan hệ tốt đẹp với nhau, trên cơ sở đó mà bảo đảm thực hiện công việc chung đạt kết quả cao. Chẳng hạn, trong công tác đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có tính khách quan công bằng đối với mọi cán bộ, công nhân viên dưới quyền, không được "yêu là tốt, ghét là xấu"; không thiên vị, không định kiến. Người lãnh đạo phải biết nghe lời nói phải, nghe những ý kiến bị coi là trái với ý kiến của mình, để xử lý, chọn lọc những thông tin đúng phục vụ cho công tác lãnh đạo .

Năng lực tổ chức - chuyên môn nói lên khả năng về văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ của người lãnh đạo có thể thực hiện tốt công việc của mình như năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn ...

Người lãnh đạo phải có tư chất đúng mực, tự chủ, thể hiện: phải là người biết tự kiềm chế sự bột phát tình cảm của bản thân, nếu không biết làm chủ được tâm trạng của mình thì không thể làm lãnh đạo được. Dù tâm trạng riêng như thế nào chăng nữa thì người lãnh đạo khi đến cơ quan làm việc vẫn phải luôn vui vẻ với mọi người, bình tĩnh để giải quyết công việc được tốt nhất. Người lãnh đạo biết lắng nghe ý kiếm của người khác, biết phát biểu đúng nơi đúng chỗ, biết im lặng và biết tránh những kích động không cần thiết. Mọi hành vi và lời nói của người lãnh đạo đều phải có suy nghĩ, có sự kiểm soát.

Trong ứng xử hàng ngày phải luôn tỏ ra hồn nhiên, khiêm tốn, biết tôn trọng mọi người. Quan hệ với mọi người chân thật, đúng mức; trên không nịnh hót, dưới không quyền uy; tránh tình trạng nịnh trên, nạt dưới. Người lãnh đạo cần sống giản dị, chân thật, có lối sống phù hợp với thực tại khách quan, với truyền thống dân tộc, không xa hoa phù phiếm, phô trương hình thức, dối trá, lừa lọc, độc ác.

Đạo đức trong công tác còn đòi hỏi người lãnh đạo làm việc tận tâm, có sáng kiến, công tác đạt hiệu quả cao, phải thực hiện "lời nói đi đôi với việc làm", luôn lấy chữ tâm làm đầu; làm việc phải có lề lối, có quy tắc, có chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện phải theo chương trình, kế hoạch đó. Người cán bộ phải giám nghĩ, dám làm và giám chịu trách nhiệm trước những công việc của mình.

Tuy nhiên, người lãnh đạo chỉ có đạo đức vẫn chưa đủ. Chủ tịch Hồ chí Minh dạy rằng: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Do vậy, người lãnh đạo phải có năng lực tổ chức và điều hành. Để làm tốt được vai trò này, người lãnh đạo cần có một số tư chất chung như: Có khả năng vận dụng mau lẹ kiến thức, kinh nghiệm vào công tác thực tế của mình. Sẵn sàng tiếp xúc với mọi người, biết lắng nghe họ nói chuyện, gợi ý để họ thể hiện quan điểm, rồi thu lượm những điều cần thiết cho công tác của mình. Có sự suy xét sâu sắc, suy nghĩ phân tích tìm ra bản chất của vấn đề, thấy được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Biết tác động tới từng người một cách kiên quyết, khiến họ phải làm theo mình. Tìm ra những sáng kiến để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Độc lập trong cách suy nghĩ, phán quyết trong công việc, biết tự tìm ra các giải pháp hợp lý, nhưng cũng biết tiếp thu cái hay của người khác. Làm việc gì cũng phải theo đuổi từ đầu đến cuối để đạt được mục đích đã đề ra. Có sự nhạy cảm về tổ chức: trước hết, đó là sự tinh nhạy về tâm lý - là khả năng mau chóng đi vào thế giới tâm hồn của mọi người, biểu hiện qua hành vi, hình dáng, giao tiếp. Từ đó nhà quản lý có được kết luận tương đối chính xác về một con người, thậm chí ngay cả trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với thời gian ngắn nhất.

Nhà quản lý phải xác định một cách nhanh chóng sự phù hợp của mỗi con người với những lĩnh vực hoạt động nhất định, xác định được những lợi ích mà người đó đem lại khi bố trí vào công việc phù hợp với khả năng của bản thân họ, phát huy sở trường, hạn chế sở đoản của họ. Đây là khả năng nhìn người đặt việc.

Người lãnh đạo cần phải nhạy cảm với tình hình để luôn đi đầu, đón trước sự phát triển của sự việc. Chẳng hạn, người lãnh đạo ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể trong tình hình hiện nay cần nhanh chóng nắm bắt tình hình chính trị, xã hội để kịp thời động viên giáo dục tư tưởng chính trị cho nhân viên luôn đề cao cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch. Cũng như đề ra những biện pháp chủ động, kịp thời trong việc bảo vệ an ninh, bí mật, tài sản của nhà nước.

Trong thời đại ngày nay, dù ở trong cương vị nào, tài năng và đức độ vẫn là những phẩm chất cần thiết cho kết quả của công tác quản lý. Vì vậy mỗi cán bộ lãnh đạo cần luôn luôn tự hoàn thiện bản thân, tự học tập, trau dồi kiến thức thông qua sách vở và thực tiễn để tự nâng cao trình độ, năng lực quản lý của bản thân, đáp ứng nhu cầu công tác lãnh đạo và quản lý

Video liên quan

Chủ Đề