Cơ sở để xác định giá cả của hàng hóa

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó.

Khái niệm giá cả là trung tâm của kinh tế học vi mô khi nghiên cứu các hoạt động của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng là trung tâm của tiếp thị khi nghiên cứu các kế hoạch tiếp thị.

Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:

  • Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số lao động [thời gian lao động và công sức lao động] làm ra nó.
  • Giá trị của đồng tiền
  • Quan hệ cung và cầu về hàng hoá.
  • Giá trị
  • Quy luật giá trị

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giá_cả&oldid=50164389”

Kết quả xử lý PAKN

Trả lời: Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự và tại Điều 3 Thông tư số 43/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 quy định về căn cứ định giá tài sản không phải là hàng cấm như sau: - Giá thị trường của tài sản: là giá giao dịch phổ biến trên thị trường của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự với tài sản cần định giá tại thời điểm định giá và địa điểm định giá được yêu cầu định giá. Giao dịch phổ biến trên thị trường là hoạt động mua, bán tài sản được tiến hành hợp pháp và công khai trên thị trường. Một tài sản được coi là có giao dịch phổ biến khi có ít nhất 03 tài sản tương tự có giao dịch mua, bán trên thị trường. Mức giá giao dịch phổ biến được thu thập là giá mua, bán thực tế của giao dịch thành công; giá niêm yết của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giá chào bán, giá chào mua; giá kê khai; giá trúng thầu; giá ghi trên hóa đơn, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ… - Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định: là mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc quyết định đang có hiệu lực áp dụng tại thời điểm được yêu cầu định giá. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá thì áp dụng mức giá cụ thể do cơ quan hoặc đơn vị sản xuất kinh doanh quy định tại thời điểm được yêu cầu định giá; - Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp: là giá được xác định theo kết quả thẩm định giá tại Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá còn hiệu lực đối với tài sản được thuê thẩm định giá; - Giá trong tài liệu, hồ sơ hợp pháp về loại tài sản đó do các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan yêu cầu định giá cung cấp; - Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá: là những thông tin, tài liệu giúp xác định giá của tài sản cần định giá, như mức độ sử dụng tốt nhất có khả năng mang lại giá trị cao nhất, hiệu quả nhất của tài sản; quan hệ cung cầu về tài sản; ý kiến đánh giá về giá trị của tài sản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân có kiến thức, hiểu biết về tài sản; lời khai và hồ sơ tài liệu của các bên liên quan đến tài sản; giá của tài sản tương tự với tài sản cần định giá trong vụ án khác và đã được Hội đồng định giá tài sản thực hiện định giá trước đó; giá của tài sản tương tự với tài sản cần định giá thu thập được trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức trong khu vực và trên thế giới khi Hội đồng tiến hành mở rộng thu thập giá tại khu vực và thế giới. * Lưu ý: Trường hợp có từ 02 căn cứ trở lên, Hội đồng định giá tài sản tùy theo tính chất, đặc điểm tài sản cần định giá và tình hình thông tin thu thập được liên quan đến tài sản để xác định thứ tự ưu tiên của các căn cứ định giá tài sản. Các mức giá từ các nguồn thông tin quy định ở trên được xác định tại thời điểm và tại nơi tài sản được yêu cầu định giá theo yêu cầu định giá của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. + Trường hợp tại thời điểm được yêu cầu định giá không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự thì áp dụng tại thời điểm định giá hoặc gần thời điểm định giá nhưng không quá 02 năm [24 tháng] tính đến thời điểm định giá. Thời điểm định giá là thời điểm mà giá trị tài sản được phản ánh theo yêu cầu định giá của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; + Trường hợp tại địa điểm được yêu cầu định giá không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự thì mở rộng khu vực thu thập thông tin về giá sang các khu vực có đặc điểm thị trường tương tự với địa điểm được yêu cầu định giá. Trường hợp không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự trong lãnh thổ Việt Nam, thì mở rộng việc thu thập giá tại khu vực và thế giới trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh tại khu vực và thế giới.

Trên đây là các căn cứ dùng để định giá tài sản không phải là hàng cấm trong tố tụng hình sự, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tư vấn cho bà được rõ.

Là một kênh đầu tư hiệu quả và an toàn, thị trường hàng hóa phái sinh chịu rất nhiều biến động. Trong số đó, yếu tố  “giá cả hàng hóa” có ảnh hưởng lớn đến thị trường hàng hóa này. Vậy giá cả thị trường hàng hóa được xác định bởi các yếu tố nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

[Có thể bạn nên đọc]

Giá cả hàng hóa là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về giá cả hàng hóa được nhân loại công nhận như sau:

Giá cả hàng hóa là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền

– Quan điểm của các nhà kinh tế học: Giá cả của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hóa.

– Quan điểm của các nhà kinh tế thị trường: Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, đồng thời cũng biểu thị một cách tổng hợp các mối hệ trong nền kinh tế quốc dân.

– Quan điểm các Mác: Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định.

– Quan điểm của Lê-nin: Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất định, một đơn vị sử dụng nhất định.

Như vậy, không có một khái niệm chung nào về giá cả hàng hóa. Bạn có thể hiểu đơn giản, giá cả của hàng hóa là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền. Trong đó, giá cả là thước đo xác định lượng giá trị hàng hoá và là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Chức năng của giá cả hàng hóa phái sinh

Giá cả hàng hóa phái sinh được xem xét trên góc độ của người mua và người bán.

Đối với người mua: Giá cả là tổng số tiền mà người mua phải bỏ ra để được quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa. 

Đối với người bán: Giá cả là tổng số tiền mà người bán tiêu thụ được sản phẩm theo giá trị đã được thỏa thuận trước.

Giá cả hàng hóa phái sinh có 3 chức năng chính, đó là:

1- Phân phối lại và phân phối toàn bộ thu nhập quốc dân.

2- Phương tiện thanh toán cho các hợp đồng mua bán.

3- Đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế vĩ mô.

Các yếu tố tác động đến giá cả thị trường hàng hóa phái sinh 

Có rất nhiều các yếu tố tác động đến giá cả thị trường hàng hóa phái sinh, trong đó một số yếu tố chủ chốt bao gồm:

Thứ nhất, quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường:

Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa có xu hướng giảm; ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên.

Thứ hai, giá trị của hàng hóa:

Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Giá trị hàng hóa sẽ tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa, tức là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì giá cả hàng hóa càng cao và ngược lại.

Thứ ba, giá trị tiền tệ: 

Tiền tệ tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa. Khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại. 

Thứ tư, tác động của các chính sách kinh tế:

Tùy vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia, giá cả có thể thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.

Cuối cùng, chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh:

Sự cạnh tranh càng cao giữa các doanh nghiệp cũng có thể khiến giá cả hàng hóa càng có cơ hội được hạ thấp và ngược lại…

Tóm lại, giá cả hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà các trader cần xác định rõ yếu tố nào quan trọng nhất và theo dõi dữ liệu để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp!

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
🏢 Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ [84] 024.3552 7979
🖥   FB: //www.facebook.com/www.finvest.vn
💳 STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
💳 STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
💳 STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Video liên quan

Chủ Đề