Chữa bệnh lupus ban đỏ ở đâu

Bệnh lupus ban đỏ rất nguy hiểm. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể biến chứng sang các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Bị bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số địa chỉ điều trị lupus ban đỏ uy tín. Đọc ngay!

Lupus ban đỏ có nguy hiểm không?

Có thể khẳng định rằng, lupus ban đỏ, đặc biệt là lupus ban đỏ hệ thống là bệnh rất nguy hiểm, bởi nó gây tổn thương nội tạng. Nếu không được can thiệp y tế, người bị lupus có thể tử vong. Các ảnh hưởng của lupus, bao gồm:

- Gây suy thận: Thận là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lupus. Tình trạng viêm kéo dài có thể làm tổn thương thận, thậm chí gây suy thận. Bằng cách phát hiện sớm và điều trị bằng thuốc phù hợp, bạn có thể bảo vệ thận khỏi bị hư hại.

 

Suy thận là biến chứng lupus ban đỏ thường gặp

- Tổn thương tim: Những người mắc lupus có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Lupus có thể gây viêm cơ tim, dẫn đến tăng tỷ lệ đau tim và bệnh động mạch, ngay cả ở những bệnh nhân trẻ ở độ tuổi 20. Viêm niêm mạc quanh tim cũng có thể gây đau ngực [viêm màng ngoài tim].

- Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông: Những người mắc bệnh lupus có khả năng bị thiếu máu hoặc nguy cơ đông máu cao hơn. Một số người bị bệnh lupus cũng có hội chứng kháng thể kháng phospholipid [APS]. APS làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông và sảy thai. Cục máu đông có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể, bao gồm phổi, chân hoặc thậm chí não.

- Gây mất trí nhớ: Đôi khi, tình trạng viêm xảy ra trong não. Điều này có thể gây đau đầu, các vấn đề về tâm thần như mất trí nhớ hoặc tập trung kém, co giật, viêm màng não, thậm chí hôn mê. Một số người bị lupus cũng trải qua những thay đổi trong tâm trạng như khó chịu, trầm cảm và lo âu.

- Viêm màng phổi: Một số người bị lupus bị viêm màng phổi. Nó gây ra đau ngực dữ dội khi bạn hít vào. Nếu tình trạng viêm lan đến phổi, chúng có thể làm giảm lượng oxy mà máu hấp thụ.

- Mắc bệnh xương khớp: Người bị lupus thường bị viêm khớp và gây đau đớn.

 

Người bị lupus ban đỏ thường bị đau khớp

- Hệ thống tiêu hóa: Viêm từ lupus có thể lây lan sang hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến các cơ quan như tuyến tụy và gan. Lupus cũng có thể làm cho ruột bị rò rỉ protein, gây tiêu chảy và giảm lượng chất dinh dưỡng hấp thu.

-  Lupus có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai.

>> Xem thêm: 8 cách tăng cường miễn dịch, điều trị và ngăn ngừa lupus ban đỏ hiệu quả

Bị bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu tốt nhất?

Khi phát hiện các triệu chứng lupus, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Một số địa chỉ mà bạn có thể đến, bao gồm:

Chữa lupus ban đỏ tại Hà Nội

1. Bệnh viện Da liễu Trung ương

Bệnh viện Da liễu Trung ương [15A - Phương Mai - Quận Đống Đa - Hà Nội] là chuyên khoa đầu ngành khám và điều trị các bệnh về da liễu, trong đó có lupus ban đỏ. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại cùng các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Nơi đây được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

 

Bệnh viện Da liễu Trung ương là địa chỉ khám, chữa bệnh lupus uy tín

2. Khoa Miễn dịch dị ứng - Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai [Số 78 Giải Phóng - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội] là bệnh viện lớn, có uy tín khám chữa bệnh lâu năm, trong đó có lupus ban đỏ. Khoa Miễn dịch dị ứng được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ tài năng, nhiệt huyết. Đây là địa chỉ tin cậy của mọi bệnh nhân lupus trên cả nước.

3. Khoa Da liễu dị ứng – Bệnh viện 108

Khoa da liễu dị ứng của Bệnh viện 108 [Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội] có chức năng khám bệnh, cấp cứu và điều trị các bệnh về da liễu, đặc biệt là lupus ban đỏ, vảy nến, xơ cứng bì,… Đây cũng là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn để điều trị lupus.

Chữa lupus ban đỏ tại TP. Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Người bị lupus ban đỏ khu vực phía nam có thể đến các cơ sở của Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh tại 3 cơ sở: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP HCM; 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP HCM; 21B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP HCM để được khám chữa bệnh hiệu quả. Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ là địa chỉ tin cậy của nhiều người.

 

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ tin cậy của người bị lupus ban đỏ

2. Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện Nhân dân 115 [527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP HCM] cũng là địa chỉ uy tín về điều trị các bệnh da liễu, trong đó có lupus ban đỏ.

>> Xem thêm: Chữa lupus ban đỏ bằng liệu pháp tâm lý

Giải pháp cải thiện lupus ban đỏ nhờ sản phẩm thảo dược thiên nhiên

Trong các đợt cấp tính, các chuyên gia sẽ chỉ định thuốc cho người bị lupus. Tuy nhiên, khi bệnh ổn định, các chuyên gia khuyên người mắc lupus nên duy trì lối sống tích cực, lành mạnh, kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang để tăng cường hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa lupus ban đỏ tái phát hiệu quả.

 

Kim Miễn Khang hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ hiệu quả

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với các thảo dược quý khác như thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng bệnh, kiểm soát các biến chứng và giảm thiểu khả năng tái phát bệnh lupus ban đỏ. Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị lupus hiệu quả, không gây tác dụng phụ.

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị lupus ban đỏ hiệu quả

Chị Nguyễn Thị Loan [sinh năm 1984, Phú Thọ] phát hiện mình bị lupus ban đỏ và đã có quá trình chữa bệnh gian nan trước khi biết đến Kim Miễn Khang. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị trong video dưới đây:

Chuyên gia nói gì về sản phẩm Kim Miễn Khang?

TS Vũ Thị Khánh Vân phân tích: “Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn có yếu tố di truyền. Bạn nên yên tâm sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia. Ngoài ra, bạn cũng nên yên tâm sử dụng Kim Miễn Khang từ 3 – 6 tháng vì thành phần thảo dược giúp điều chỉnh miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể”. Xem thêm phân tích của TS Vũ Thị Khánh Vân trong video sau:

Bài viết đã cung cấp cho bạn lời giải đáp cho thắc mắc: Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu, từ đó, bạn đã có danh sách những địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị lupus ban đỏ hiệu quả.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về câu trả lời cho câu hỏi: Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 

Theo số liệu của Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng [MDLS] tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân mắc bệnh Lupus ban dỏ hệ thống vào điều trị tại Trung tâm luôn chiếm số lượng đông nhất, với hơn 1.000 lượt người bệnh mỗi năm, chiếm gần một nửa tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.

Lupus ban đỏ hệ thống là vấn đề lớn về sức khỏe, với hàng trăm ngàn người mắc trên thế giới nhưng xã hội còn ít biết đến sự tồn tại của nó. TS.BS. Phạm Huy Thông, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng và MDLS tại Bệnh viện Bạch Mai, đã chia sẻ những điều cần biết về Lupus ban đỏ hệ thống - căn bệnh nguy hiểm ít người biết đến.

Một bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ đang được điều trị tại Trung tâm Dị ứng – MDLS, Bệnh viện Bạch Mai

Lupus ban đỏ hệ thống là gì?

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, trong đó cơ thể người bệnh bị gây hại bởi các tự kháng thể và phức hợp miễn dịch. Vì một lý do nào đấy, cơ thể của người bệnh sinh ra một loại kháng thể chống lại các thành phần của chính cơ thể mình gọi là tự kháng thể. Kháng nguyên là các thành phần của cơ thể người bệnh. Khi tự kháng thể kết hợp với các kháng nguyên sẽ tạo nên phức hợp miễn dịch. Phức hợp miễn dịch có thể lắng đọng ở tất cả các cơ quan của cơ thể gây tổn thương ở các cơ quan đó. Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh Lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát được căn bệnh nếu điều trị đúng cách ngay từ đầu.

Lupus ban đỏ hệ thống thường được ghi nhận ở đối tượng nào?

Bác sĩ chia sẻ, tỉ lệ bệnh nhân nữ mắc Lupus ban đỏ hệ thống nhiều hơn so với bệnh nhân nam. Trung bình, cứ 10 bệnh nhân mắc bệnh thì có 9 người là nữ. Bệnh thường được gặp ở lứa tuổi cho con bú.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Lupus ban đỏ hệ thống?

Theo bác sĩ, cho đến nay nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ hệ thống còn chưa được biết rõ. Nhưng phần lớn các nghiên cứu gợi ý rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình phát sinh bệnh.

  • Di truyền: Tỉ lệ mắc bệnh giữa các chủng tộc có sự khác nhau. Mặt khác, có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân có huyết thống gia đình, được gọi là các trường hợp Lupus gia đình. Trung tâm Dị ứng – MDLS, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận các trường hợp Lupus gia đình như mẹ và con cùng mắc bệnh, chị gái và em gái cùng mắc bệnh. Trong đó, có trường hợp cá biệt là chị gái và em trai cùng mắc bệnh. Ngoài ra, vai trò của HLA [yếu tố kháng nguyên bạch cầu người] trong cơ chế sinh bệnh Lupus đã được nghiên cứu và chúng minh từ hơn 30 năm trước. Như vậy yếu tố di truyền ở đây là di truyền các đoạn gen chứ không phải di truyền bệnh. Điều đó có nghĩa là không phải hễ bố mẹ bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
  • Môi trường: Một trong những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Cơ chế của hiện tượng này do tia cực tím chiếu lên bề mặt da làm cho các protein nội bào của da biến thành các tự kháng thể bệnh lý gây nên bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
  • Hormone giới tính: 90% bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ hệ thống là nữ giới. Các hormone như estrogen, testosterone, progesterone, các thuốc tránh thai bản chất là hormone sinh dục nữ và liệu pháp hormone thay thế đã được chứng minh có liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Khi mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân thường có những triệu chứng gì?

Các triệu chứng của Lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm. Do ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên triệu chứng của bệnh hết sức phong phú và đa dạng. Triệu chứng toàn thân của Lupus ban đỏ hệ thống thường không đặc hiệu. Đôi khi bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn. Triệu chứng thực thể của bệnh rất khác nhau tùy từng người bệnh. Có những bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên là sưng đau khớp. Có những người lại có triệu chứng đầu tiên là ban đỏ ở mặt.

Ban đỏ cánh bướm ở mặt cũng là một trong những triệu chứng điển hình của Lupus ban đỏ hệ thống. Có những người không có biểu hiện bên ngoài nhưng có biểu hiện bên trong, khi xét nghiệm thì phát hiện ra như tổn thương nội tạng, tổn thương ở hệ thần kinh,... Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác cho nên có những người bệnh từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh được chẩn đoán xác định có thể mất tới vài năm.

Triệu chứng ban đỏ cánh bướm ở mặt ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống được chẩn đoán bằng kỹ thuật, phương pháp nào?

Cho đến nay, chưa có một kỹ thuật nào là đặc hiệu để chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Hiện tại, Trung tâm Dị ứng - MDLS, Bệnh viện Bạch Mai, cũng như một số bệnh viện lớn trong cả nước đang sử dụng các kỹ thuật phát hiện kháng thể để chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống như: kỹ thuật phát hiện kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng dsDNA, kháng kháng nguyên Smith, các kháng thể trên hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…. Tuy nhiên, một mình các kỹ thuật kháng thể không chẩn đoán được bệnh mà phải kết hợp với các biểu hiện lâm sàng.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được điều trị như thế nào?

Bác sĩ chia sẻ, Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh chưa rõ nguyên nhân nên đến nay chưa có liệu pháp điều trị đặc hiệu. Mục tiêu của điều trị Lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng bệnh trong đợt cấp, dự phòng các tổn thương nội tạng và dự phòng các đợt bệnh tái phát. Điều trị Lupus ban đỏ hệ thống được chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất là điều trị không dùng thuốc. Khi bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân một số biện pháp tránh các nguyên nhân gây ra bệnh như phải sử dụng khăn hoặc tấm vải che chắn cho da, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, hạn chế gắng sức, hạn chế lao động mạnh, hạn chế thai nghén.

Trong trường hợp bệnh nhân cần phải có thai thì cần phải có sự tư vấn của bác sĩ ít nhất là 6 tháng trước khi dự định có thai. Các thuốc điều trị Lupus ban đỏ hệ thống được chia làm 4 nhóm chính gồm: các thuốc chống viêm, giảm đau khôngsteroid; thuốccorticosteroidcó tác dụng chống viêm mạnh hơn nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ hơn nên chỉ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng; thuốc chống sốt rét tổng hợp như Hydroxychloroquine, Chloroquine và các thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra các liệu pháp khác như thay huyết thương [PEX], lọc máu cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Lupus ban đỏ hệ thống là một căn bệnh mãn tính nên người bệnh cần phải tuân thủ điều trị thường xuyên. Nếu như bệnh nhân bỏ thuốc, các ảnh hưởng của cơ quan nội tạng sẽ phát triển âm thầm trong cơ thể. Và khi bệnh nhân quay trở lại thì các tổn thương đã quá nặng và có thể sẽ không điều trị được nữa. Do đó, khi bệnh nhân đã được chẩn đoán bị mắc Lupus ban đỏ hệ thống thì cần phải được theo dõi y tế một cách hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ. Bệnh nhân cũng phải tuân thủ các chế độ điều trị của bác sĩ, mặc dù liều lượng thuốc điều trị hàng ngày có thể rất thấp và ít tác dụng phụ nhưng rất quan trọng để duy trì việc dự phòng các tổn thương nội tạng và dự phòng các đợt bùng phát bệnh.

Cuối cùng, TS.BS. Phạm Huy Thông chia sẻ: “Gia đình người bệnh là chỗ dựa tinh thần vững vàng nhất cho người bệnh. Khi mắc Lupus ban đỏ hệ thống, gia đình cần hỗ trợ tinh thần cho người bệnh để người bệnh lạc quan, yên tâm điều trị và tuân thủ điều trị của bác sĩ. Và đặc biệt, người bệnh phải điều trị liên tục và thường xuyên để kiểm soát các tổn thương do căn bệnh gây ra.”

Trịnh Phương Anh

Video liên quan

Chủ Đề