Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện khám sức khỏe khi nào

Tôi muốn hỏi về việc khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm..khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?...

     Xin chào luật sư!

     Tôi muốn hỏi về việc khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm

     Mong luật sư giải đáp. Xin cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

1. Cơ sở pháp lý về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

2. Nội dung tư vấn về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

     Yêu cầu về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm là yếu tố cần thiết để xác nhận cơ sở kinh doanh đó đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1. Nghĩa vụ khám sức khỏe khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm

     Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, người sản xuất, kinh doanh phải đủ sức khỏe để tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.  Đồng thời, theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, “Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh”.

     Như vậy, Đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu quan trọng nhất là không truyền bệnh qua thực phẩm do đó quy định không mắc các bệnh truyền nhiễm. Căn cứ theo quy định nay, chủ sở sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm phải đảm bảo không mắc các bệnh này từ trước và trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu phát hiện người lao động  và chủ cơ sở mắc các bệnh truyền nhiễm này thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại sản xuất, kinh doanh. Do đó, nếu để người mắc các bệnh trên mà gây ra hậu quả truyền bệnh cho người tiêu dùng thì chủ cơ sở sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm

2.2. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận sức khỏe trong kinh doanh thực phẩm

     Hiện nay, không phải cơ quan y tế nào cũng có thẩm quyền cấp giấy xác nhận sức khỏe cho chủ cơ sở, người lao động trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm. Theo quy định tại công văn số 5845/BCT-KHCN “Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định”. Thông tư 14/2013/TT-BYT đã hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nội dung khám sức khỏe, phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [KBCB] được phép thực hiện khám sức khỏe.

     Theo đó, Người lao động sau khi khám tại cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe, nếu đủ sức khỏe sẽ được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y Tế [Giấy chứng nhận thẻ xanh]. Việc khám sức khỏe với các đối tượng này có thể gọi là: Khám thẻ xanh an toàn thực phẩm.

     Kết luận: Khám sức khỏe về các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm là nghĩa vụ bắt buộc đối với người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm và chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm. Vì vậy, một trong các tài liệu cần có khi xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm là giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

     Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về khám sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung

Đối với kinh doanh thực phẩm, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm cực kì quan trọng. Vậy, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm cần những điều kiện gì? Hãy để Luật Thành Thái giúp bạn!

Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm cần phải đảm bảo các điều kiện về kiến thức ATTP; và yêu cầu về sức khỏe

Các bài viết có liên quan: Xin cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;Tư vấn mở siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện ích;Bán lẻ rượu, bán buôn thuốc lá

1. Yêu cầu về kiến thức an toàn thực phẩm

  • Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn; và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Các đơn vị được phép tổ chức các lớp tập huấn và cấp GCN cho học viên đã tham gia các lớp tập huấn gồm: các cơ sở của ngành Y tế đang được cấp phép đào tạo các Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế; Các cơ sở của Bộ Công Thương đã được Bộ Y tế xác nhận đủ điều kiện tham gia giảng dạy, tập huấn kiến thức ATTP và cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP đối với các loại thực phẩm do Bộ Công Thương quản lí

2. Yêu cầu về sức khỏe

  • Người lao động phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng; khám sức khỏe định kì.
  • Chủ cơ sở hoặc người quản lí có tiếp xúc với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khỏe; được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Việc khám sức khỏe do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.
  • Việc khám sức khỏe phải được thực hiện định kì hàng năm đối với người lao động tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm; ít nhất 06 tháng đối với các cơ sở chế biến sữa tươi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, suất ăn sẵn.
  • Chủ cơ sở phải lập kế hoạch khám để thực hiện kế hoạch khám hàng năm.
  • Bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào bị bệnh cấp tính; có các vết thương hở có thể ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm đều phải báo cáo để không được phân công trực tiếp tham gia kinh doanh thực phẩm.
  • Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng; đeo găng tay; không hút thuốc; khạc nhổ trong khu vực kinh doanh thực phẩm

Trên đây là tư vấn của Luật Thành Thái. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý khách vui lòng liên hệ: 0369.131.905

Rất mong được hợp tác cùng với quý khách.

Các bài viết có liên quan: Xin cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;Tư vấn mở siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện ích;Bán lẻ rượu, bán buôn thuốc lá

Công ty CP Elovi Việt Nam sản xuất thực phẩm sữa tươi đóng hộp. Trước đây, Công ty thực hiện khám sức khỏe cho công nhân theo Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế, trong đó có quy định Danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn, kinh doanh thực phẩm ăn ngay. Tuy nhiên, nay Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT đã hết hiệu lực.

Công ty CP Elovi Việt Nam hỏi, Công ty thực hiện khám sức khỏe cho công nhân, đặc biệt là công nhân tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất thực phẩm phải áp dụng theo quy định nào?

Về vấn đề này, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm, người sản xuất, kinh doanh phải đủ sức khỏe để tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thực tế trong luật lao động cũng đã có quy định về khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 6/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe.

Theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, “Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh”.

Đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu quan trọng nhất là không truyền bệnh qua thực phẩm do đó quy định không mắc các bệnh truyền nhiễm. Việc quy định này không có nghĩa là trước khi vào làm ở cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm người lao động và chủ cơ sở phải khám sức khỏe xác định không mắc các bệnh này mà trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu người lao động phát hiện mắc các bệnh này thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại sản xuất, kinh doanh. 

Trách nhiệm thuộc về chủ cơ sở, nếu để người mắc các bệnh trên mà gây ra hậu quả truyền bệnh cho người tiêu dùng thì chủ cơ sở sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề