Choukai là gì

Bí quyết chinh phục "Choukai N3"

[N2 cũng gần giống]

Có một người hoàn toàn không biết luật chơi của môn bóng đá, mà bị bạn rủ vào quán chơi game bóng đá [playstation]. Và tất nhiên do họ không hiểu luật chơi nên họ không biết khi nào là việt vị, khi nào là ghi bàn, khi nào là ném biên, khi nào là phạt góc. Họ sẽ chẳng biết điều khiển cầu thủ bóng đá ra sao cả, chẳng biết sút cũng chẳng biết chuyền. Sau khi được người bạn dạy cho luật chơi và cách điều khiển, người này cũng biết rê, chuyền và ghi được bàn thắng.

Thường trước khi đi thi dù nghe ít hay nghe nhiều, các bạn thường cảm thấy không tự tin, luôn kêu than “nghe khó lắm, có mẹo gì để nghe giỏi không?”. Sau nhiều nghiên cứu mình đã tìm được nguyên nhân cũng như cách khắc phục.
Nguyên nhân là: Do các bạn chưa hiểu được “luật chơi”. Trong bài thi nghe N3 có 5 câu, tương đương với 5 “luật chơi”. Luật chơi ở đây tương đương với ý nghĩa và nội dung của bài nghe đó. Nếu ta hiểu rõ được “luật chơi” của từng câu thì ta sẽ chọn được kết quả đúng một cách dễ dàng.

Và ngay sau đây mình sẽ hướng dẫn luật chơi của từng câu một:


Câu I

Trong Câu I có 2 loại câu hỏi chính.

1.      やるべきこと – điều cần phải làm
Tưởng tượng luật chơi ở đây là những câu hỏi thường gặp chẳng hạn như: người đàn ông sẽ chọn ăn gì, sẽ làm gì, sẽ chuẩn bị gì, sẽ bỏ cái gì vào, sẽ trả bao nhiêu tiền, sẽ gặp ai, sẽ gặp ở đâu

A.質問
なにをしますか、準備[じゅんび]する、持っていく、
何にしますか
なにをいれる?
どのように並べる?
いくら払う
Trong các bài nghe thường thì người ta sẽ hội thoại theo nội dung của 4 đáp án. Chúng ta phải biết là người ta đang nói về đáp án nào. Sau đó chúng ta sẽ xem đáp án đó có phải là đúng không bằng cách nghe kỹ phần ĐỐI PHƯƠNG CÓ ĐỒNG Ý HAY KHÔNG. Chẳng hạn Người đàn ông hỏi người đàn bà về vấn đề gì đó, người đán bà đồng ý thì sẽ nói thế nào, không đồng ý sẽ nói ra sao. Dưới đây là liệt kê của những từ đồng ý và không đồng ý.

B. 同意するかしないか
‐同意:うん、いいね、そうだね、よろしく、わかった、お願い、たのむね
‐同意しない:うーん、そうかな、それはちょっと、それはどうかな、そのままにして

`]>


# Máy chủ youtube

2.    最初[さいしょ]にすること. Điều cần làm trước tiên.

Trong phần này câu hỏi của nó là: Người con gái sẽ phải làm gì trước tiên hay người đàn ông sẽ phải làm gì ngay sau đây.

Trong bài nghe chúng ta lưu ý những từ dưới đây, đoạn nào xuất hiện những từ này thì 90% là đáp án đúng

まず、最初に、まじめに
先に、今すぐ、すぐに、急いで

 
Nếu những từ dưới đây xuất hiện thì bạn phải biết đáp án mà người ta đang nói là sai.
後ですること:
あとで、最後に、~は後でいい。

Hoặc người ta sẽ nói theo kiểu mẫu ngữ pháp, sau để diễn tả thứ tự của công việc
順番:
AてからB、のあとで、Sau khi làm A thì….
   
それから sau đó
Aの前にB  Trước khi A thì làm  B
`]>


# Máy chủ youtube

Câu II.
 

Trong câu 2 thì thường hỏi về : Lý do lớn nhất, mục đích lớn nhất, điều quan trọng nhất. Khi ta biết được những từ lien quan đến “NHẤT” dưới đây rồi thì chúng ta sẽ điền đúng đáp án được
一番 số 1 最も hơn nhất 、特に đặc biệt、最高 lớn nhất

Hay họ sử dụng mẫu ngữ pháp so sánh dưới đây để hội thoại
~より・それより・もっと~のは、

Hoặc  họ sẽ nói kiểu hàm ý, và chúng ta phải hiểu đó là phủ định hay khẳng định. Thường khi có từ けど thì sẽ là phủ định. Chẳng hạn như mẫu câu dưới đây

A: あの店、入ろうか Vào quán kia đi
B1 :休みたいしね  cũng muốn nghỉ nhỉ
B2:休みたい
けど muốn nghỉ nhưng mà…

`]>


# Máy chủ youtube

Câu III
Có 3 bài nghe, nội dung từng câu như sau
1.何について話しているか・説明しているか  Đang nói về vấn đề gì, giải thích về cái gì.

Thường ban đầu người ta sẽ giới thiệu về nội dung bằng những dạng câu dưới đây

.最近、~が増えています/gần đây… tăng lên  よく~ています thường….
.ことがあります/ よく ~ ことがあります
.をご紹介します xin được giới thiệu
.これは….です。 Đây là…ここは……. です ở đây là
.  を 知ってますか、ご存知ですか bạn có biết.

khi nghe được những câu như thê này thường ta sẽ bao quát được nội dung và sẽ điền đúng được câu hỏi.
`]>


# Máy chủ youtube

2.何をしに来ましたか。何を頼みましたか。Đến đây để làm gì, để nhờ gì.
Chẳng hạn : “người con trai đến gặp thầy giáo để làm gì”.

TRước khi nhờ vả điều gì đó người ta bao giờ cũng khơi mào bằng những kiểu nói sau.
…..ことがあるんですが、お願いがあるんですが Em có chuyện này, em có chuyện muốn nhờ.

Và nội dung quan trọng sẽ là

実は、 thực ra là….
それが đó là…
`]>


# Máy chủ youtube

3.いいたいことはなんですか Điều muốn nói là gì.

Có nhiều kiểu nói tuy nhiên các bạn chú ý những mẫu câu sau đây

しかし ~ ではないのでしょうか?. Tuy nhiên,chẳng phải là….. hay sao
でも ~のです・と思います.  Nhưng mà tôi nghĩ rằng…..
それより  これからは ~ 今後は~  từ giờ trở đi …..

`]>


# Máy chủ youtube

Câu IV: người được chỉ mũi tên nói gì?

Có 4 dạng sau:

1. Nhờ vả: [đối phương làm cho mình]
Chúng ta dung các mẫu sơ cấp sau.

Vてもらえる?もらえない?いただけませんか….
Vてくれる?くれない?くださいませんか…..


2. Xin phép: [mình thực hiện hành động]
Các mẫu câu khi xin phép:

Vてもいい?いいですか?よろしいでしょうか?…
させてもらえる?させていただきたいんですが
させてくれる?させてくれない?させてくださいませんか?…

`]>


# Máy chủ youtube


Câu V: Phản ứng nhanh

Xem miễn phí tại đây.
//dungmori.com/khoa-hoc/khoa-n3/312-doi-dap-nhanh
 

`]>

Tổng điểm: {{ result.grade }} / {{ result.total_grade }} __ {{ convertTime[result.created_at, "time"] }} ngày {{ convertTime[result.created_at, "date"] }}

Kết quả: Không đạt yêu cầu Đã qua

Phương pháp luyện nghe tiếng Nhật: học thế nào cho đúng?

Tổng quan các bí kíp luyện nghe hiệu quả nhất

2 cách để tự học luyện nghe tiếng Nhật

Bạn có 2 cách học nghe: nghe có chủ đích và nghe vô thức. Nghe có chủ đích là học nghe được cả câu và hiểu chính xác nghĩa câu. Nghe vô thức là cứ bật băng lên chạy và nghe không cần hiểu, bạn có thể làm việc khác trong khi nghe. Thậm chí là bật băng chạy và đi ngủ.

Mục đích của nghe trong vô thức là để bạn quen với nhịp điệu, tốc độ, cách nhấn nhá trong tiếng Nhật. Bạn sẽ thắc mắc rằng liệu nghe vô thức có hiệu quả không khi bạn không hiểu gì hết? Câu trả lời là Có. Nhưng với điều kiện bạn phải luyện song song với nghe có chủ đích để tăng khả năng nghe HIỂU.

Với 2 cách nghe này, bạn có thể dành một lượng thời gian nhất định trong ngày để nghe có chủ đích. Và tranh thủ những lúc “thời gian chết” – tức lúc bạn nấu cơm, giặt đồ, đi tắm, chờ Grab tới đón… để nghe vô thức. Hai cách này đều bổ trợ cho nhau trong quá trình bạn cày lên level nghe hiểu của mình. Hãy down các file mp3 trong sách tiếng Nhật vào điện thoại để có thể tranh thủ nghe khi cần nhé.

Lặp lại không ngừng mỗi ngày

Dù là bất kì kĩ năng nào, khi học ngoại ngữ, điều mấu chốt là bạn duy trì được việc học. Có thể mỗi ngày bạn luyện nghe tiếng Nhật không nhiều, chỉ chừng 30 phút cho nghe có chủ đích. Nhưng nó có hiệu quả rất nhiều khi bạn thực hiện nó mỗi ngày trong 1,2,3…tháng hay cả năm. Điều này tốt hơn hẳn việc hôm nay bạn dành cả ngày học nghe, sau đó 1 tuần sau mới quay lại học nghe. Lúc đó đảm bảo chút phản xạ và số câu ít ỏi bạn nhớ được trong cả ngày của tuần trước đã rơi rụng mất đến 70-90%. Chà, thế là lại thành ra học lại từ đầu vì bạn chẳng nhớ gì mấy, đúng không?

Não bộ con người chỉ nhớ được một thứ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Sau một ngày thì lượng kiến thức bạn nhớ được đã giảm xuống nhiều. Hãy học mỗi ngày để bắt trí não bạn ghim những gì đã học thật chắc chắn vào vỏ não. Sau này, bạn sẽ không phải ôn lại mỗi ngày nữa mà chỉ cần ôn theo tuần, theo tháng.

Bắt đầu ngay từ tiếng Nhật cơ bản

Nếu bạn nghĩ khi mới học tiếng Nhật thì chỉ cần tập trung học bảng chữ cái, chữ Kanji và học chắc ngữ pháp, bạn đã nhầm. Để đến khi học lên N3 mới bắt đầu quay sang luyện nghe thì đã muộn. Cả kĩ năng nghe và nói đều cần rèn giũa từ ngay khi bạn học N5. Đây cũng là cách học tiếng Nhật hiệu quả giúp các bạn newbie nhanh nhớ từ mới, chắc ngữ pháp hơn.

Hơn nữa, đây cũng là thời điểm tốt để bạn luyện tiếng Nhật giao tiếp. Học tới N2, mình nhận thấy N5, N4 và N3 chính là giai đoạn có cơ hội được luyện tiếng Nhật giao tiếp nhiều nhất và tốt nhất. Trong thực tế, giao tiếp tốt N3 cũng giúp bạn có thể trò chuyện và hiểu được tiếng Nhật trong cuộc sống hàng ngày rồi. Khi học N2, N1 bạn sẽ phải học một lượng kiến thức từ vựng chữ Hán nhiều gấp bội. Thêm vào đó là luyện đọc những bài văn dài ngoằng. Bạn sẽ rất thiếu thời gian luyện nghe hay nói.

Vì thế, hãy luyện nghe nói ngay từ N5 – khi bạn có rất nhiều thời gian dành cho nhiệm vụ này.

Lập sổ tay ghi chép và luôn mang theo bên mình

Nghe kết hợp cùng nói và viết sẽ giúp bạn tăng thêm khả năng ghi nhớ không chỉ từ vựng mà cả cụm từ, câu nói, cách biểu đạt cảm xúc của người Nhật. Phản xạ tự nhiên cũng từ đó mà thành.

Khi học nghe, hãy luôn luôn chép những mẫu câu, cụm từ hay cách biểu đạt mà bạn hay gặp vào sổ tay/note điện thoại. Để làm gì? Đương nhiên là để ôn lại → nhớ lâu hơn. Nhưng ngoài ra, cuốn bí kíp made by me này còn là trợ thủ đắc lực trong luyện tiếng Nhật giao tiếp cho bạn. Từ những câu chữ đã lưu lại, bạn có thể tạo ra những hội thoại cho chính mình. Đừng ngại việc ngồi lẩm bẩm nói chuyện một mình nhé. Cái gì hiệu quả thì mình cứ làm thôi, kể cả có là cách nghe có vẻ “ngớ ngẩn” đi nữa.

Luyện nghe tiếng Nhật song song với luyện nói

Đừng bao giờ tách rời các kĩ năng khi học ngoại ngữ.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói “nghe nói đọc viết” chứ không phải “nghe đọc nói viết”. Bởi, “nghe” thường đi với “nói”, và “đọc” đi kèm với “viết”. Bạn đọc nhiều thì bạn sẽ bắt chước được cách viết. Bạn nghe nhiều thì bạn bắt chước được cách nói. Và nói nhiều sẽ giúp bạn nhớ được câu nào nói trong hoàn cảnh gì, hiểu được câu nói theo ngữ cảnh. Ví dụ khi ngập ngừng sau câu だって là ý sắp muốn nói gì. Hay những cụm từ được nói với tốc độ tên lửa gặp nhiều mà nghe không ra thường là những cụm gì…

Điều này giúp bạn tạo ra phản xạ tiếng Nhật hiểu ngay khi nghe từ được nói ra, mà không mất thời gian “dịch” trong đầu từ Nhật sang Việt. Khi lên tới các level tiếng Nhật cao, tốc độ nói của băng rất nhanh. Bạn sẽ không thể vừa nghe vừa ngẫm xem câu vừa rồi nghĩa là gì. Như thế, khi não bạn dịch xong câu 1 thì băng đã chạy đến câu 5, 6. Và tới đây thì bạn để lỡ mất kha khá nội dung cuộc hội thoại và… chả hiểu gì nữa.

Học song song nghe nói tiếng Nhật thế nào cho chuẩn?

Với các cấp độ tiếng Nhật cơ bản N5/N4, bạn hãy rèn luyện thật kĩ các phần renshuu bằng cách bật file nghe sau đó không nhìn sách và lặp lại. Mới đầu chưa quen, chưa nhớ có thể nhìn sách đọc câu, đọc chậm. Sau đó hãy luyện cách nghe băng nói và nói theo với tốc độ giống trong băng, không cần nhìn sách. Tiếp theo, với những phần hội thoại [kaiwa], hãy tập tự kể lại toàn bộ cuộc hội thoại sau khi nghe.

Hãy cày nát từng bài nghe trong các sách này. Nghe lần 1 chưa nghe được thì nghe lại. Nghe lại mà vẫn chưa hiểu thì nhìn hội thoại phần đáp án. Gạch chân những cụm nghe mãi không ra. Tra từ mới, tra ngữ pháp mới nếu không hiểu. Hãy đảm bảo bạn hiểu toàn bộ cuộc hội thoại tới mức nghe lần cuối bạn hiểu được bài mà không cần nhìn đáp án nữa. Hãy áp dụng cách này kể cả khi bạn học các sách trình độ cao N3 → N1.

Tài liệu luyện nghe tiếng Nhật sơ cấp
  • Minna no Nihongo – luyện nghe/nói kĩ phần ví dụ của ngữ pháp, phần renshuu C, renshuu D, kaiwa
  • Sách phụ trợ: Choukai Tasuku
  • Shin Nihongo Chuukyuu [click vào xem trên Youtube có phần Kaiwa kèm phụ đề] – tuy đề là nghe trình độ trung cấp nhưng mình thấy nó bổ ích với cả những bạn học N4. Bạn có thể học kết hợp với sách Minna no Nihongo.

  • NHK Easy Japanese – List gồm 48 bài hội thoại tiếng Nhật đơn giản dùng hàng ngày kèm dạy cả ngữ pháp, các từ tượng thanh trong tiếng Nhật. Bạn nào không biết tiếng Anh thì xem bản tiếng Việt ở đây nhé.
Học nghe nói tiếng Nhật chuẩn với phương pháp shadowing

Đây là phương pháp luyện nghe tiếng Nhật kết hợp học phát âm phổ biến và được các senpai đi trước giới thiệu rất nhiều. Shadowing đơn giản cũng là bắt chước câu hội thoại sao cho phát âm, tốc độ giống với câu mẫu. Nếu bạn đang thắc mắc làm sao để nói tiếng Nhật hay như người Nhật thì đây chính là bí kíp.

Hãy down các video của giáo trình Shadowing này về máy nhé [vì các bản này rất dễ bị xóa nên nếu muốn học lại nhiều lần bạn nên down từ Youtube về máy. Nếu chưa biết cách down hãy comment dưới bài viết nhé].

Ngoài học shadowing theo giáo trình trên, bạn có thể vừa xem phim, anime, nghe radio hay thời sự tiếng Nhật để “nhại” theo cách nói chuyện của người Nhật. Chăm chỉ “nhai lại” như vậy, tai bạn sẽ nhạy hơn rất nhiều với tiếng Nhật đấy. Bí kíp tự học giao tiếp tiếng Nhật cũng chỉ đơn giản như vậy mà thôi.

Đặc biệt: Luyện nghe tiếng Nhật trình độ cao

Với trình độ N3 lên N1, trong quá trình học từ vựng, các bạn hãy tranh thủ kết hợp cả luyện nghe từ vựng mới trong câu. Như đã nói ở trên, lên tới trình độ cao, bạn còn cả một biển kiến thức. Vì thế, bạn sẽ phải giảm bớt thời gian luyện nghe xuống cho các kĩ năng khác. Cách học tiếng Nhật hiệu quả trong thời gian này, đặc biệt luyện nghe, đó là kết hợp nghe với học từ vựng. Bạn hãy mở file của các sách từ vựng như Mimikara GOI [N3 → N1] [hoặc lên Youtube tìm file có sẵn] và học cả từ mới lẫn câu dùng từ đó theo băng. Một công đôi việc.

Đối với các sách luyện nghe Mimikara Oboeru Choukai, Shinkanzen Choukai, Supido Choukai… bạn học theo được bao nhiêu sách càng tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, mình khuyên là nên học vừa đủ sách mà hiểu được trọn vẹn toàn bộ thì hơn là cuốn nào cũng nghe bập bõm. Chỉ tóm được từ khóa hay nghe được một vài câu đầu cuối có thể giúp bạn đoán được đáp án đề thi. Nhưng cách này không giúp bạn nghe hiểu tiếng Nhật tốt hơn.

Tổng hợp các nguồn tài liệu luyện nghe tiếng Nhật cấp độ cao

Nghe băng nhìn sách rồi bắt chước nói theo thì chưa đủ. Nếu bạn đã tham dự các kì thi JLPT, bạn sẽ thấy độ “vi diệu” của các bài hội thoại. Vì thế, để nghe tốt tiếng Nhật ở trình độ cao [hướng tới mục tiêu xem phim nghe đài không sub] thì bạn cần phải tăng cường nghe ở những nguồn khác.

Ngoài ra, một lý do nữa là nghe băng đĩa cũng chỉ là nghe thụ động. Hoàn toàn không tạp âm, không ngoại cảnh, hay các câu cảm thán, biểu cảm đa dạng như ngoài đời sống. Vậy thì bạn phải học thêm ở đâu để bổ sung kĩ năng nghe của mình [bỏ qua phim, anime nhé]?

Nghe qua TV show, chương trình thời sự
  • Lên Youtube hay Google search 日本語ニュース để xem các chương trình thời sự bằng tiếng Nhật. Hoặc có thể xem thời sự trên các kênh NHK tiếng Nhật, ニッポン放送, ANNNewsCH, Jibtv, フジテレビ番組動画 [FujiTV], TBS News [video thời sự tuy ngắn nhưng nó đi kèm cả bài báo ngắn phía dưới giúp bạn hiểu được nội dung video hơn]…
  • Nghe các bài TED talks tại Nhật: TEDxOsaka, TEDxTokyo, TEDxSapporo, TEDxSaku, TEDxKyoto… [phụ đề Nhật Anh, đôi khi có Việt]

  • Nghe và học thêm về tiếng Nhật qua series Nihonjin no Shiranai Nihongo

  • Nghe các Japanese talk show có phụ đề:

  • Học tiếng Nhật từ đường phố [phỏng vấn người Nhật trên phố của kênh Easy Japanese]. Có phụ đề tiếng Nhật và tiếng Anh. Kết hợp học tiếng Nhật và suy nghĩ, văn hóa Nhật bản.

  • Danh sách các TV Show/Gameshow hay của Nhật do bạn Trần Thùy Nhung sưu tầm.
Nghe qua chương trình radio

Nghe radio cũng là một cách tốt để bạn nghe vô thức trong khi làm việc cá nhân. Các kênh radio bạn nên nghe là các kênh dễ truy cập và miễn phí như NHK.

Để nghe radio trên điện thoại, bạn hãy tải TuneIn Radio trên iPhone. Sau đó vào tìm kênh NHK Radio News hoặc SBS Japanese… để nghe thời sự tiếng Nhật. Riêng kênh SBS Japanese thì thường là những cuộc phỏng vấn với người Nhật, về văn hóa Nhật, nên khá là thú vị không bị chán bởi giọng đều đều như NHK.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tải Radio FM Japan để nghe rất nhiều các kênh tiếng Nhật khác nhau, trên trời dưới biển gì cũng có.

⇒ Bạn có cần thêm các kênh khác để luyện nghe nữa không? Chúng mình thấy chỉ chọn lọc nghe một vài kênh phù hợp với sở thích của bạn và duy trì nguyên tắc luyện nghe hàng ngày là đã rất tốt cho bạn rồi đó!

Có thể bạn cần thêm:

Hãy luyện nghe tiếng Nhật với thái độ nghiêm túc

Luôn nhớ rằng, học tiếng Nhật là để giúp bạn sống được ở Nhật, ở các công ty Nhật, làm việc và học tập hiệu quả bằng tiếng Nhật. Chứ đừng học chỉ để lấy bằng JLPT. Dù sở hữu một tấm bằng N1 mà không biết giao tiếp tiếng Nhật hay vận dụng vốn tiếng Nhật đã học thì tấm bằng đó liệu còn có giá trị?

Thực tế khi đi làm hay đi học, các công ty/trường học đều yêu cầu bạn giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật. Hoặc chí ít, bạn cũng phải biết viết tiếng Nhật để người khác hiểu được. Những kĩ năng Nói, Viết này đều không nằm trong kì thi JLPT. Với các kinh nghiệm quý báu từ các cao thủ tiếng Nhật đi trước và bản thân người viết, chúng mình hi vọng bạn có thể luyện nghe tiếng Nhật hiệu quả và chinh phục thành công cả 4 kĩ năng của ngôn ngữ thú vị này!

Hãy chia sẻ cùng Morning Japan kinh nghiệm tự học tiếng Nhật và luyện tiếng Nhật giao tiếp của bạn bằng cách để lại comment nhé! Chúng mình sẽ cùng trao đổi thêm với bạn về cách học tiếng Nhật hiệu quả!

Video liên quan

Chủ Đề