Chơi có bạc bao nhiêu bị truy tố

1. Bị thu giữ bao nhiêu tiền thì bị xử lý về Tội đánh bạc?

Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP giải thích, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Trên thực tế, hành vi đánh bạc trái phép được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh bài tây, chơi tổ tôm, xóc đĩa, chơi lô, đề, cá độ bóng đá, chọi gà, cá độ đua ngựa, đua xe,…

Đánh bạc trái phép có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các tệ nạn xã hội. Để ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi này, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về Tội đánh bạc tại Điều 321 với mức phạt lên đến 07 năm tù.

Cụ thể, Điều 321 Bộ luật Hình sự quy định như sau:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a] Có tính chất chuyên nghiệp;

b] Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c] Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d] Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo quy định trên, người tham gia đánh bạc trái phép chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong 02 trường hợp:

- Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền/hiện vật trị giá từ 05 triệu đồng trở lên;

- Đánh bạc trái phép bằng tiền/hiện vật trị giá dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị xử lý hình sự về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc mà chưa được xóa án tích.

Như vậy, không chỉ phụ thuộc vào số tiền dùng để đánh bạc, kể cả tham gia đánh bạc với số tiền nhỏ, người chơi vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã từng bị xử phạt về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc.

Về việc xác định tài sản tham gia đánh bạc, tại Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP từng quy định, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm:

- Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

- Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;

- Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

Nếu nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật  đánh bạc với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc.

Hiện nay, Nghị quyết 01 đã hết hiệu lực và chưa có văn bản nào hướng dẫn thay thế.

Bị thu giữ bao nhiêu tiền thì bị xử lý về Tội đánh bạc? [Ảnh minh họa]
 

2. Đánh bạc nhưng dưới mức xử lý hình sự bị phạt thế nào?

Nếu chưa đến mức xử lý hình sự, người tham gia đánh bạc vãn sẽ bị xử lý, tuy nhiên ở mức nhẹ hơn. Cụ thể, Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính với các hành vi đánh bạc trái phép như sau:

-  Phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

-  Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi:

+ Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

+ Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

+ Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

Căn cứ vào các quy định đã nêu, người không trực tiếp tham gia đánh bạc mà chỉ ở cạnh xem thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, khi bị cơ quan công an bắt giữ, người xem đánh bạc phải chứng minh được việc mình có mặt tại đây chỉ là xem chứ không tham gia chơi.

Thực tế, việc chứng minh này không hề dễ dàng. Vì thế, tuyệt đối không nên đến các sới bạc, dù chỉ ngồi xem do tò mò hay thích thú.

Trên đây là các thông tin, quy định về: Bị thu giữ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu hình sự về Tội đánh bạc? Nếu có thắc mắc khác liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Ghi lô đề qua zalo, facebook có bị coi là đánh bạc qua mạng?

Đánh bạc trái phép đã và đang trở thành tệ nạn ở nước ta, trong bối cảnh phát triển của công nghệ thông tin, hành vi đánh bạc trái phép trên không gian mạng ngày càng trở nên phổ biến với hình thức tinh vi, tính chất phức tạp. Một trong những vấn đề được quan tâm đó là đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị truy tố?

Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù?

Câu hỏi: Xin chào Hiểu luật, tôi có vấn đề sau mong được nhận giải đáp: Em trai tôi trong một lần về quê ăn đám cưới người thân thì có chơi đánh bài và bị Công an phát hiện rồi tịch thu tiền, hiện vật. Số tiền thu được trên chiếu bạc là 15 triệu và số tiền thu được trên người em tôi là 01 triệu. Ngoài em tôi ra còn có 18 người khác cũng vị bắt về hành vi này ?
Vậy xin hỏi trường hợp này em tôi bị truy tố về tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 có đúng không? Tôi cảm ơn! 

Có thể hiểu, hành vi đánh bạc qua mạng là việc sử dụng mạng Internet, mạng viễn thông trên các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến. Các hình thức đánh bạc qua mạng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Chơi game bài đổi thẻ cào; tôm cua cá; tài sỉu; mua số lô đề,…

Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định như sau:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Như vậy, người thực hiện hành vi đánh bạc với số tiền từ 05 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh bạc theo quy định trên.

Số tiền của nhóm em trai bạn bị thu trên chiếu bạc là 18 triệu đồng do đó căn cứ theo khoản 1 Điều 321 thì em trai bạn có nguy cơ bị khởi tố hình sự và chịu mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp sau em trai bạn có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

- Tái phạm nguy hiểm.

Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự? [Ảnh minh họa]

Đánh bạc online bị xử lý thế nào?

Câu hỏi: Xin hỏi, hành vi đánh bạc qua mạng hiện nay có bị đi tù không? Khi nào thì chỉ bị phạt tiền? Khi nào bị truy tố trách nhiệm hình sự?

Đánh bạc online là hình thức đánh bạc tương đối phổ biến hiện nay, chỉ cần 1 chiếc máy tính, hay 1 chiếc điện thoại có kết nối mạng là có thể dễ dàng tham gia đánh bạc.

Tùy vào hình thức đánh bạc, giá trị tài sản, hiện vật sử dụng để đánh bạc và tính chất hành vi đánh bạc mà người thự hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứ trách nhiệm hình sự theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

- Về xử phạt hành vi đánh bạc qua mạng: Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Hành vi

Mức phạt

Mua các số lô, số đề

- Phạt cảnh cáo; hoặc

- Phạt tiền từ 200.000 đồng - 500.000 đồng

- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

- Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

- Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

Phạt tiền từ 01 triệu - 02 triệu đồng

- Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

- Che giấu việc đánh bạc trái phép.

Phạt tiền từ 02 triệu - 05 triệu đồng

- Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

- Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

- Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

- Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

Phạt tiền từ 05 triệu - 10 triệu đồng

- Làm chủ lô, đề;

- Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

- Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

- Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Phạt tiền từ 10 triệu - 20 triệu đồng

- Về truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, hành vi đánh bạc qua mạng được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 05 triệu đồng - dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng – 100 triệu đồng.

Đồng thời người tham gia đánh bạc qua mạng còn bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, khi tình tiết định khung tăng nặng “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 Bộ luật Hình sự, người thực hiện hành vi có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Tuy nhiên, để áp dụng thống nhất tình tiết định khung tăng nặng này, Tòa án nhân dân tối cao đã có Công văn hướng dẫn số 196/TANDTC-PC. Trong đó nêu rõ:

Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến [như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc].

Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau [ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...] mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp về Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự? Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ để được hỗ trợ nhanh và sớm nhất tại hotline

 19006199


>> Khi nào được miễn trách nhiệm hình sự? Miễn TNHS là không phạm tội đúng không?

Video liên quan

Chủ Đề