Chích ngừa viêm gan b ở đâu

Virus viêm gan B [HBV] được coi là mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người toàn cầu. Tốc độ lây nhiễm của virus HBV cao gấp 100 lần so với virus HIV và là yếu tố gây ung thư đứng thứ 2 chỉ sau thuốc lá. Tiêm vắc xin được coi là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất nhằm ngừa viêm gan B. Tuy nhiên, độ tuổi nào chích ngừa viêm gan B, phác đồ chích ngừa như thế nào và ở đâu…là băn khoăn của rất nhiều người. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.

Bị nhiễm virus viêm gan B có nguy hiểm không?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B [HBV] gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động, chức năng của gan, thậm chí nhiều trường hợp đe dọa tính mạng của người bệnh.

Cho tới nay, virus HBV vẫn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Theo ước tính, có trên 2 tỷ người trên thế giới đã từng hoặc đang bị nhiễm virus HBV. Trong đó, có 75% là người châu Á. Và hàng năm ghi nhận gần 1 triệu người chết do những bệnh lý liên quan tới virus HBV. Bộ Y tế cho hay, nước ta có khoảng 9 triệu người mắc viêm gan B [chiếm khoảng 6% – 20% dân số ,cao gấp 40 lần số người nhiễm HIV.

Virus HBV có khả năng lây nhiễm rất cao.

Tốc độ lây nhiễm virus viêm gan B rất cao. Chúng lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như đường máu, đường quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B, sau một thời gian chức năng gan bị suy giảm nhanh chóng. Bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt cho tới khi chuyển nặng nên viêm gan B được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách viêm gan B có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan, ung thư gan làm suy giảm sức khỏe trầm trọng.

Cho tới nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan B. Các biện pháp điều trị nhằm tầm soát sự phát triển của virus HBV, cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng xảy ra. Do đó, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh. Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và tấn công của virus HVB.

Xem thêm: Viêm gan B có nguy hiểm không?

Tầm quan trọng của vacxin phòng viêm gan B

Hiện nay, phương pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin viêm gan B là loại vắc xin tái tổ hợp đã thông qua nghiên cứu và thử nghiệm an toàn đối với đa số cơ thể con người. Vắc xin viêm gan B hiện nay sản xuất bằng kỹ thuật di truyền.

Kháng nguyên cực kỳ quan trọng trong trong vắc xin này chính là HBsAg. Đây là loại kháng nguyên được hình thành trong tế bào các loại động vật, chúng cũng được tìm thấy trong nấm men. Nhiệm vụ của HBsAg khi vào cơ thể là kích thích sản sinh kháng thể chống virus HBV gây bệnh viêm gan B.

Khi tiêm vắc xin vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại virus viêm gan B. Ngoài ra, vắc xin còn có tác dụng ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B như xơ gan, ung thư gan…Thực tế, vắc xin chỉ có tác dụng đối với người chưa mắc bệnh. Vì vậy, tất cả mọi người đặc biệt là người có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B nên đi tiêm bao gồm trẻ em và người lớn.

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B có ý nghĩa rất quan trọng giúp phòng bệnh hiệu quả.

Chỉ cần vài mũi tiêm có thể bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B suốt đời. Do đó, tất cả mọi người đều nên nghiêm túc xem xét việc tiêm vắc xin viêm gan B để bảo vệ trọn đời chống lại bệnh gan. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin viêm gan b phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B tức là phòng ngừa 1 con đường mắc các bệnh gan. Vắc xin viêm gan B còn được gọi là vắc xin phòng chống ung thư bởi nó ngăn ngừa viêm gan B – nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan trên thế giới.

Để mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất chúng ta cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tùy đối tượng khác nhau, liều vắc xin và thời gian tiêm khác nhau. Nên chọn những cơ sở uy tín để thực hiện tiêm phòng.

Lịch tiêm và hướng dẫn chích ngừa viêm gan B

Trẻ sơ sinh tiêm mấy mũi?

Tất cả trẻ em sau khi sinh được tiêm 1 mũi vắc xin phòng viêm gan B, tốt nhất là 24 giờ sau sinh. Dùng vắc xin ngừa viêm gan đơn giá để tiêm liều sơ sinh và có thể tiêm cùng vắc xin phòng lao BCG nhưng tiêm ở các vị trí khác nhau.

Trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ mắc viêm gan B, bé cần được tiêm 1 mũi kháng thể [huyết thanh kháng viêm gan B] HBIg [Hepatitis B Immune Globulin] ngay trong vòng 12 -24 giờ đầu sau sinh. Sau đó, là 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan B như các trẻ khác. Mục đích tiêm Globulin miễn dịch kháng viêm gan B để tạo miễn dịch thụ động và một mũi vắc xin viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ..Vị trí tiêm kháng thể HBIg phải khác vị trí tiêm vắc xin viêm gan B. Khi trẻ tới độ tuổi từ 15 – 18 cần làm xét nghiệm kiểm tra HBsAg và antiHBs lại để chắc chắn là trẻ đã được bảo vệ và không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.

Ngoài mũi sơ sinh và huyết thanh [nếu có], trẻ được khuyến cáo tiêm thêm 4 mũi vắc xin phòng viêm gan B theo phác đồ sau:

  • Mũi 1: Mũi đầu tiên
  • Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng.
  • Mũi 3: tròn 2 một tháng.
  • Mũi 4: Sau mũi 3 một năm.

Vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ có thể là đơn giá hoặc vắc xin kết hợp [5in1 hoặc 6in1].

Tìm hiểu thêm: Viêm gan B lây qua những đường nào?

Người lớn, trẻ lớn tiêm mấy mũi?

Đối với người lớn, trẻ lớn trước khi tiêm phòng viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để chắc chắn rằng cơ thể đã bị nhiễm virus HBV hay chưa, cơ thể đã có kháng thể chưa. Tùy vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ chỉ định bạn có nên tiêm phòng hay không. Xảy ra 3 trường hợp như sau:

  • Nếu kết quả HBsAg dương tính đồng nghĩa với việc bạn đã bị nhiễm virus HBV. Việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả.
  • Trường hợp HBsAb dương tính tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B. Khi đó, bác sĩ dựa vào nồng độ của HBSAb để đánh giá xem có cần thiết phải tiêm vắc xin nữa hay không.
  • Nếu cơ thể chưa nhiễm virus viêm gan B và chưa có kháng thể viêm gan B bạn sẽ được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi theo 1 trong 2 phác đồ sau đây.

Phác đồ 0-1-6:

  • Mũi 1: Mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 1 sáu tháng.

Phác đồ 0-1-2-12:

  • Mũi 1: Mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 một tháng.
  • Mũi 4: Cách mũi 3 12 tháng.

Nếu tiêm 2 mũi đầu có thể tạo kháng thể trong khoảng 5 – 10 năm tùy cơ địa từng người. Nếu lỡ quên mũi thứ 3 thì vẫn có thể chích lại sau đó mà không cần thiết phải tiêm lại từ đầu.

Vắc xin phòng viêm gan B dành cho người lớn là vắc xin đơn giá hoặc kết hợp [vắc xin phòng viêm gan A+B]. Sử dụng vắc xin phòng viêm gan B có khả năng phòng bệnh lên tới 95%. Tuy nhiên, lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tiêm nhắc lại mỗi liều vắc xin mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó nhằm đảm bảo lượng kháng thể đủ cao để chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B.

Những lưu ý khi tiêm vacxin phòng viêm gan B

Xét nghiệm trước khi tiêm ngừa viêm gan B

Trước khi tiêm ngừa cần xét nghiệm máu xem có thể đã nhiễm bệnh hay có kháng thể chưa. Đây là bước đầu tiên trước khi tiêm phòng. Dựa vào kết quả bác sĩ chỉ định nên tiêm hay không.

  • HBsAG [-] , antiHBs [+] Đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đã tạo kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa
  • HBsAG [-] , antiHBs [-] Có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa
  • HBsAG [+], antiHBs [+]  Cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ quyets định hỗ trợ cải thiện hay theo dõi.

Cần ghi nhớ lịch tiêm ngừa

Nhằm mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất, cần tuân thủ theo đúng lịch chích ngừa. Cần phải tiêm đúng và đủ số mũi để tạo ra được kháng thể bảo vệ lâu dài. Sau một thời gian, lượng kháng thể giảm dần, tiêm liều nhắc lại giúp tái sản xuất lượng kháng thể mà trước đó được tạo ra từ mũi tiêm ngừa đầu tiên.

Tiêm lại khi nồng độ kháng thể xuống thấp

Khi cơ thể có đủ kháng thể bảo vệ sau khi tiêm ngừa 3 mũi vắc xin sẽ được bảo vệ lâu dài. Khả năng tạo được kháng thể > 90%. Một số trường hợp, lượng kháng thể giảm xuống dưới mức bảo vệ [ ở một số người chạy thận nhân tạo, truyền máu thường xuyên, mắc bệnh lý khác]. Những trường hợp này, chuyên gia chỉ định kiểm tra lại kháng thể và tiêm vắc xin giúp tăng nồng độ kháng thể trong cơ thể.

Các đối tượng cần tiêm phòng viêm gan B

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] khuyến cáo, vắc xin viêm gan B được khuyến nghị cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ dưới 18 tuổi. CDC cũng khuyến nghị người lớn và nhóm nguy cơ cao cũng nên tiêm phòng. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm viêm gan B trong suốt cuộc đời. Do đó, tiêm vắc xin viêm gan B là điều cần thiết. Tuy nhiên, CDC khuyến nghị tiêm vắc xin viêm gan B cho nhóm đối tượng sau đây:

  • Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B.
  • Trẻ dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng.
  • Người đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông.
  • Người tiêm chích ma túy.
  • Người sống ở gần hoặc có quan hệ gần với người bệnh viêm gan B.
  • Đối tác tình dục có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
  • Nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với máu.
  • Người mắc bệnh thận giai đoạn cuối phải lọc máu, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và bệnh nhân chạy thận tại nhà;
  • Người đi du lịch tới các quốc gia có tỷ lệ bị viêm gan B cao như châu Phi, châu Á, Nam Mỹ…
  • Người bị viêm gan C, HIV, người lớn mắc tiểu đường từ 19 – 59 tuổi.
  • Những người mắc bệnh gan mạn tính, trừ viêm gan B như: xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ,…

Nên xem: Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin viêm gan B

Cũng tương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng viêm gan B có thể gây ra một số tác dụng phụ là đau ở chỗ tiêm. Ngoài ra, có một số tác dụng nhẹ khác kéo dài trong một vài ngày như:

  • Sưng đỏ khu vực da chỗ tiêm.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Mệt mỏi, hay cáu kỉnh.
  • Viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Sốt nhẹ.
  • Buồn nôn.

Một số tác dụng khác hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu gặp phải các triệu chứng này cần liên hệ lập tức với bác sĩ:

  • Táo bón, tiêu chảy.
  • Đau lưng, mắt mờ, thay đổi tầm nhìn.
  • Ớn lạnh, lú lẫn.
  • Ngất xỉu, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
  • Ngứa, đặc biệt là ở chân tay.
  • Đau khớp.
  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Đỏ da, đặc biệt ở tai, mặt, cổ hoặc cánh tay.
  • Đổ mồ hôi.
  • Co thắt dạ dày hoặc đau bụng.
  • Sưng mắt hoặc bên trong mũi.
  • Mệt mỏi bất thường hoặc yếu cơ
  • Giảm cân

Chích ngừa vắc xin phòng viêm gan B  ở đâu?

Trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên và người lớn cần đến các cơ sở y tế để đăng ký và tiêm phòng viêm gan B. Khi chích đủ liều, thời gian sẽ tạo kháng thể bảo vệ lớn hơn 90%. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả chích ngừa càng cao hơn nữa.

Hiện nay, tại các trung tâm y tế được cấp phép tiêm phòng viêm gan B đó là cấp huyện, tỉnh và thành phố. Chúng ta nên tới cơ sở y tế uy tín để được tiêm phòng đúng cách, hợp lý và an toàn. Một số cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng viêm gan B như:

Tại Hà Nội

1.    Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  •  Điện thoại: 04 3834 3700

2.    Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

  • Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: [04] 39716356 / 38213241

3.    Bệnh viện Việt Pháp

  • Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  •  Điện thoại: 04 3577 1100

4.    Phòng tiêm chủng dịch vụ, thuộc Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và Sinh phẩm y tế.

  • Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Xuân Yêm [Phường Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội].

5.    Phòng Tiêm chủng và Dịch vụ Polyvac

  •  Địa chỉ: Số 418 Vĩnh Hưng – Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội..

6.    Phòng tiêm chủng dịch vụ 182 Lương Thế Vinh

7.    Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế:

  • Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: [04] 3733 9803
  • Trung tâm tiêm phòng: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: [04] 3768.5512

Tại Hồ Chí Minh

1.    Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM
  • Điện thoại: [08] 54 042 829 – 38 395 117 – 38 392 722

2.    Bệnh viện phụ sản Mekong

  • Địa chỉ: 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • ĐT: [84-8] 38 442 986 – [84-8] 38 442 988

3.    Viện Pasteur HCM

  • 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: [84-8] 38230352

4.    Trung tâm Dinh dưỡng thành phố HCM

  • Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, phường 10 quận Phú Nhuận. TP.HCM
  • Điện thoại: 84-8-38445990

5.    Bệnh viện Nhi Đồng 1

  • Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh – P.10 – Q.10 – TP.Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: [08] 39271119

6.    Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: [08]38295723

7.    Bệnh viện Phụ sản Quốc tế

  • Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM
  • ĐT: 39253619 – 39253625

8.    Bệnh viện An Sinh

  • Địa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
  • Điện thoại: 84 – 8 – 3.845.7777 [Hotline: 093.810.0810]

9.    Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Quốc tế HẠNH PHÚC [Cơ sở của BV Quốc tế Hạnh Phúc]

  • Địa chỉ: Số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam
  • ĐT: [84] 8] 3925 9797

Ở các tỉnh khác

Với những tỉnh thành khác, các mẹ hãy đến các trung tâm y tế dự phòng của tỉnh, thành phố hoặc trung tâm y tế huyện, xã, thị trấn để tiêm phòng.

Để bảo vệ bản thân và người thân khỏi virus viêm gan B, bạn hãy chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh càng sớm càng tốt nhé. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh khác nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề