Dòng điện là gì nguồn điện là gì nguồn điện có máy cực

Tìm số chỉ của các ampe kế [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Tính Vận tốc mỗi vật [Vật lý - Lớp 8]

2 trả lời

Nguồn điện là gì? Dòng điện là gì? Đây là phần kiến thức cơ bản chúng ta đều đã được học trong chương trình vật lý trung học. Nắm được những kiến thức này không chỉ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập mà cả trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết sau đây thapgiainhietliangchi sẽ tổng hợp những kiến thức liên quan đến nguồn điện và ví dụ minh họa.

Tìm hiểu nguồn điện là gì?

Khái niệm nguồn điện là gì?

Nguồn điện là khái niệm dùng để chỉ những vật, những thiết bị có khả năng cung cấp điện cho các thiết bị, máy móc khác sử dụng điện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay nghiên cứu khoa học của con người. Trong mỗi nguồn điện đều tồn tại hai cực đó chính là cực âm [–] và cực dương [+]. 

Ví dụ minh họa nguồn điện như : Ổ điện, bình Ắc-quy, pin điện thoại, pin con thỏ, máy phát điện, …

Tác dụng của nguồn điện

Nguồn điện có tác dụng gì? Dựa vào khái niệm ở trên chúng ta có thể thấy chức năng của nguồn điện chính là cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện khác hoạt động. 

Các loại nguồn điện

Nguồn điện được chia làm hai loại chính đó là nguồn điện 1 chiều và nguồn điện 2 chiều.

+ Nguồn điện một chiều

Nguồn điện một chiều là những nguồn cung cấp ra dòng điện một chiều. Đây là dòng điện không có tần số [f=0]. Nguồn điện một chiều sẽ có cực âm và cực dương cố định và không biến đổi theo thời gian. Một số nguồn điện một chiều có thể kể đến như: pin Ắc-quy hay máy phát điện 1 chiều,…

Hiệu điện thế 1 chiều, hiệu điện thế thường được dùng để chỉ sự chênh lệch về điện áp của hai cực trong một nguồn hay giữa hai điểm được đo ở trong cùng một mạch điện. Đối với nguồn điện 1 chiều sẽ cực âm thường mang giá trị bằng 0V và được biết đến với tên gọi là mass hay GND.

Đơn vị đo lường của hiệu điện thế, sẽ là những đơn vị sau: V [Volt], kV [Kilovolt], mV [Milivolt], MV [Megavolf], …

Các cách để ghép các nguồn điện 1 chiều:

  • Ghép nối tiếp: Đây chính là cách ghép nối các nguồn điện 1 chiều nhỏ lại với nhau [các nguồn được sẽ ghép nối với nhau thường sẽ giống nhau]. Cách ghép nối tiếp này sẽ giúp tăng thêm giá trị điện áp của nguồn điện lên.
  • Ghép song song: với cách ghép này cường độ của dòng điện sẽ được tăng lên nhờ việc mắc nối song song các nguồn điện giống nhau với nhau.
  • Ghép xung đối: Đây là kiểu ghép mà nối cực âm hoặc cực dương của hai nguồn điện lại với nhau. Khi đó, suất điện động của bộ nguồn sẽ bằng hiệu suất điện động của hai nguồn, điện trở sẽ bằng tổng điện trở của cả 2 nguồn điện.
  • Ghép hỗn hợp đối xứng: Đây là kiểu ghép nối mà nhiều dãy nguồn điện sẽ ghép nối song song lại với nhau, mỗi dãy này sẽ có nhiều nguồn điện giống nhau được mắc nối tiếp với nhau.

+ Nguồn điện xoay chiều

Nguồn điện xoay chiều hay còn được gọi là nguồn điện hai chiều, là nguồn cung cấp dòng điện xoay chiều. Nguồn điện này có cực dương và cực âm luôn luôn biến đổi theo thời gian chứ không hề cố định như nguồn điện 1 chiều. 

Nguồn điện xoay chiều

Một cực có thể đóng vai trò là cực âm hay cực dương tại những thời điểm khác nhau. Nói một cách dễ hiểu hơn là tại thời điểm t1 cực này có thể đóng vai trò là cực dương nhưng song tại thời điểm t2 sẽ biến đổi lại thành cực âm.

Hiệu điện thế xoay chiều: Hiệu điện thế xoay chiều sẽ được ký hiệu là U. Hiệu điện thế xoay chiều tại Việt Nam là 220V.

Một số định nghĩa liên quan đến nguồn điện

Khái niệm dòng điện là gì?

Dòng điện là khái niệm được dùng để chỉ sự chuyển dịch theo một hướng được xác định của các điện tích [bao gồm cả điện tích dương và điện tích âm]. Có hai loại dòng điện chính đó là dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.

Cường độ dòng điện là gì lớp 7?

Cường độ dòng điện chính là chỉ số cho chúng ta biết được độ mạnh, độ yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện của mỗi nguồn điện là khác nhau và được đo đạc bằng Ampe kế [chính là một dụng cụ chuyên được sử dụng để đo lường cường độ của dòng điện].

Chỉ số cường độ dòng điện sẽ tỉ lệ thuận với độ mạnh yếu của dòng điện đó. Nếu các chỉ số càng nhỏ suy ra dòng điện càng yếu và ngược lại khi các chỉ số càng lớn dòng điện sẽ càng mạnh. 

Định nghĩa điện áp là gì?

Điện áp là khái niệm được dùng để biểu thị sự chênh lệch giữa những nơi có điện thế thấp và những nơi đang có điện thế cao. Điện áp được ký hiệu như sau: U. 

Ampe kế dụng cụ sử dụng để đo lường cường độ của dòng điện

Bài viết trên thapgiainhietliangchi đã tổng hợp khái quát những kiến thức liên quan đến nguồn điện là gì, dòng điện là gì và những ví dụ cụ thể về nguồn điện. Hy vọng bài viết đã giải đáp được vấn đề bạn đang băn khoăn, giúp ích cho công việc hàng ngày, học tập và nghiên cứu. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về nguồn điện, đùng ngần ngại để lại câu hỏi cho chúng tôi trong phần bình luận nhé!

Điện là nguồn năng lượng vôi cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Trong lĩnh vực điện, dòng điện hay nguồn điện là gì luôn được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm cơ bản này.

Điện là gì?

Điện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu một cách đơn giản, điện chính là sự dịch chuyển điện tích, bên cạnh đó điện cũng là tập hợp các hiện tượng vật lý liên quan đến hút – đẩy các electron – điện tích âm và notron – điện tích dương. Sự hút – đẩy này sẽ tạo ra năng lượng điện.

Dòng điện là gì?

Dòng điện là dòng chảy có hướng của các điện tích. Chiều dòng điện sẽ được quy ước là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương. Theo thuyết electron các điện tích nguyên tố electron có thể rời khỏi nguyển tử và trở thành các electron tự do.

Có thể hiểu như sau, dòng điện chính là sự chuyển dời theo hướng xác định của điện tích. Điện tích bao gồm: điện tích âm và điện tích dương.

Các electron rời khỏi nguyên tử sẽ tạo thành các electron tự do dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Khi đặt trong điện trường, điện tích sẽ chuyển động theo hướng nhất định và tạo thành dòng điện.

Nguồn điện là gì?

Nguồn điện là vật cung cấp dòng điện cho các thiết bị có thể hoạt động. Mỗi nguồn điện sẽ gồm 2 cực là cực âm và cực dương. Nguồn điện cơ bản thường thấy như pin, ắc quy, máy phát điện hay ổ điện trong gia đình…

Cường độ dòng điện là gì?

Mỗi nguồn điện sẽ có cường độ dòng điện khác nhau, nó được ký hiệu bằng đơn vị A. Đây là chỉ số trên ampe kế cho biết độ mạnh yếu của dòng điện. Ampe kế là thiết bị chuyên dụng cho khả năng đo cường độ dòng điện lớn. Chỉ số của ampe kế càng lớn cho thấy dòng điện càng mạnh và ngược lại.

Điện áp là gì?

Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, nó được viết tắt là V hoặc U. Điện áp chính là sự chênh lệch của điện thế giữa 2 cực, nó là công thực hiện để di chuyển một hạt điện tích trong các trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia.

Ví dụ: bảng điện gia đình thông thường sẽ có điện thế 220V và dưới đất có điện thế là 0V, từ đó ta sẽ có bảng điện xuống đất là 220V. Hay bảng điện A có điện thế là 220V, bảng điện B có điện thế 180V, ta sẽ đo từ bảng A xuống bảng B sẽ có được mức điện áp là 40V.

Có thể nói tổng quát hơn, điện áp giữa 2 điểm A và V của mạch sẽ được xác định bởi công thức: UAB = VA – VB = -UBA

Ví dụ: Hình bên dưới là cách đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng tại 2 điểm A và B của nguồn DC được nối ngắn mạch qua một điện trở. Di chuyển đến thang đo VDC, 2 que đo song song với 2 điểm cần đo. Nối que đo màu đỏ [VΩ] đặt tại vị trí A [dương nguồn], que đo màu đen [COM] tại vị trí B [âm nguồn] ta sẽ thu được mức điện áp trên 2 đầu điện trở 6V.

Việc đảo ngược que đo kết quả sẽ chuyển thành -6V hoặc kim đồng hồ quay ngược.

Trên đây là những khái niệm điện bạn cần nắm bắt và phân biệt rõ từ đó giúp vận hành và sử dụng thiết bị điện an toàn hơn.

Video liên quan

Chủ Đề