Chi phí dự phòng trong hợp đồng đơn giá điều chỉnh

Để hiểu được dự phòng trong giá gói thầu thì xuất phát điểm chúng ta phải hiểu dự phòng trong dự án đầu tư là gì? Đây là một khoản mục [bằng tiềng] trong tổng mức đầu tư, chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm [%] trên tổng các khoản mục chi phí theo quy định [Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ; Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác] . Riêng tỷ lệ phần trăm đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Khi xây dựng giá gói thầu, tùy theo từng loại gói thầu cụ thể mà được phân bố chi phí dự phòng trong dự án vào để hình thành nên giá gói thầu.

Theo hướng dẫn chung về giá gói thầu nêu tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT thì:

Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng [chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính [nếu có]], phí, lệ phí và thuế. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không

Ngoài ra, đối với trường hợp từng gói thầu cụ thể thì Bộ Xây dựng có những hướng dẫn riêng cùng với những quy định của Bộ Kế hoạch & Đầu tư liên quan đến vấn đề dự phòng trong giá gói thầu, cụ thể:
1. Gói thầu xây lắp:

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

[Trích Điều 6 Thông tư số 11/2021/TT-BXD]
Đồng thời:

Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.

Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu. Chi phí dự phòng sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng; phần chi phí dự phòng này do chủ đầu tư quản lý và chỉ được sử dụng để thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng khi có phát sinh.
Hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó phải nêu rõ giá trị cụ thể bằng tiền hoặc tỷ lệ phần trăm [%] các khoản chi phí dự phòng tính trên chi phí xây dựng của gói thầu để nhà thầu chào thầu. Nhà thầu phải chào các khoản chi phí dự phòng theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

[Trích Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT]

2. Gói thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị [đối với dự án đầu tư]:

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

3. Gói thầu lắp đặt thiết bị:

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

4. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng:

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.

5. Dự toán gói thầu hỗn hợp: Căn cứ nội dung, tính chất của từng gói thầu cụ thể để xác định dự toán gói thầu gồm một số hoặc toàn bộ các nội dung chi phí nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 như trên.


Để có thể nhanh chóng tiếp cận các thông tin liên quan đến gói thầu, giá gói thầu hay kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thay đổi điều chỉnh phù hợp với các yếu tố thị trường, doanh nghiệp hay tham gia các gói sản phẩm như VIP1, VIP2 của chúng tôi để sớm có thể nhận được các thông báo tự động khi chủ đầu tư có điều chỉnh liên quan đến Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và gói thầu.


Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

  • Kênh chat: m.me/dauthau.info
  • Hotline: 0904.634.288
  • Email: [email protected]

Tập tin : 11_2021_tt-bxd_quan-ly-chi-phi-dtxd.doc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. Chi phí dự phòng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng. Vậy quy định của pháp luật về chi phí dự phòng trong gói giá thầu như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về quy định của pháp luật về chi phí dự phòng trong gói giá thầu.

Quy định của pháp luật về chi phí dự phòng trong giá gói thầu

Chi phí dự phòng được hiểu là một phần của các chi phí được tính toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được xác định là để trách những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo được chi phí, nguồn vốn lưu động để xây dựng.

Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định các loại chi phí dự phòng như sau: “ Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án”

Giá gói thầu được xác định theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT như sau:

– Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng [chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính [nếu có]], phí, lệ phí và thuế.

– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

– Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì nêu rõ giá trị ước tính của từng phần.

Theo khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu và khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, giá gói thầu được xác định theo các tiêu chí theo quy định của pháp luật

Cũng theo Luật Đấu thầu thì giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Trong đó chi phí dự phòng bao gồm:

– Chi phí dự phòng phát sinh khối lượng;

– Chi phí dự phòng trượt giá;

– Chí phí dự phòng cho các khoản tạm tính [nếu có].

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

Như vậy, giá gói thầu bao gồm cả chi phí dự phòng, lệ, lệ phí và thuế.

Khi xây dựng giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu năm 2013.

Việc xác định các chi phí dự phòng phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức chi phí dự phòng cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá cho phù hợp.

Trường hợp đối với các gói thầu đã xác định chính xác số lượng, khối lượng công việc và có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn thì có thể áp dụng mức chi phí dự phòng thấp hoặc bằng không trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về cách xác định chi phí dự phòng.

Khi lập kế hoạch đấu thầu phần giá gói thầu [đối với hợp đồng trọn gói] bao gồm cả phần dự phòng trượt giá và dự phòng khối lượng phát sinh. Khi nhà thầu bỏ thầu phần trượt giá họ đã tính trực tiếp vào giá vật liệu, nhân công, ca máy; còn phần dự phòng khối lượng phát sinh nhà thầu chào theo tỷ lệ % trong bảng phân tích đơn giá

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn, đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định của pháp luật về chi phí dự phòng trong gói giá thầu để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề