Giá trị thương hiệu đạt nhất the giới

Brand Finance – tổ chức tư vấn định giá doanh nghiệp toàn cầu đã công bố bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020.

Năm 2020 được coi là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới nên các thương hiệu đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Có thể nói, đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến thói quen của con người, đẩy mạnh việc mua sắm, làm việc và tương tác trực tuyến. Điều này thể hiện rõ ở sự thay đổi về vị trí xếp hạng và giá trị của từng thương hiệu.

Ở nhóm Top 10 thương hiệu giá trị nhất hành tinh, có đến 6 thương hiệu của Mỹ, và 3 thương hiệu của Trung Quốc, 1 thương hiệu của Hàn Quốc. Amazon vẫn giữ nguyên vị trí thương hiệu giá trị nhất toàn cầu với mức tăng trưởng 117% so với năm 2019, giá trị thương hiệu tăng từ 187.905 triệu USD lên 220.791 triệu USD. Google và Apple đã có sự chuyển đổi vị trí cho nhau. Cụ thể Google vươn lên vị trí số 2, giá trị thương hiệu đạt 159 722 triệu USD tăng hơn 11% so với năm 2019. Còn Apple xuống vị trí số 3, giá trị thương hiệu đạt 140 524 triệu USD, giảm hơn 10% so với năm 2019. Một số thương hiệu có bước nhẩy vọt lọt vào vị trí top 10 thương hiệu hàng đầu như Ping An từ vị trí số 14 lên vị trí số 9, Huawei từ vị trí số 12 lên vị trí số 10.

Top 10 trong số 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2020 Nguồn: //brandirectory.com/rankings/global/table ]

Xét về lãnh thổ, Mỹ là quốc gia có số lượng thương hiệu giá trị nhiều nhất khi có đến 204/500 thương hiệu, chiếm hơn 40% số lượng thương hiệu giá trị trong bảng xếp hạng. Ngay trong top những thương hiệu hàng đầu cũng đều đến từ Mỹ, điển hình như Amazon, Google, Apple, Microsoft, Facebook và Walmart. Trung Quốc xếp ngay sau Mỹ về số lượng các thương hiệu nằm trong top 500 thương hiệu giá trị toàn cầu, với 72/100 nhãn hiệu chiếm hơn 14% số lượng thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Việc tập trung số lượng các nhãn hiệu cũng tỉ lệ thuận với tỉ lệ giá trị các thương hiệu. Theo đó, Mỹ chiếm hơn 45% giá trị thương hiệu, Trung Quốc xếp thứ hai với hơn 19%. Lần lượt là Nhật Bản với hơn 6% và Đức hơn 5%…

Xét về ngành nghề, Ngân hàng là lĩnh vực tập trung số lượng các thương hiệu giá trị nhiều nhất và đồng thời giá trị thương hiệu cũng đạt lớn nhất. Cụ thể với số lượng 65 thương hiệu giá trị và đạt hơn 13% giá trị thương hiệu đưa ngân hàng lên vị trí Top đầu trong tiêu chí phân loại về ngành nghề, lĩnh vực. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế biến động của thế giới trong năm vừa qua. Khi đại dịch Covid bùng phát, khủng hoảng kinh tế trầm trọng thì việc tìm đến các ngân hàng để bảo vệ tài sản cũng như việc thanh toán trực tuyến được chú trọng, giúp cho giá trị của các thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao.

Không nằm ngoài những ảnh hưởng của thế giới nói chung nhưng Việt Nam lại có bước tiến vượt bậc với sự tăng trưởng lớn mạnh của thương hiệu Viettel được định giá hơn 5,8 tỉ USD, tăng 34% so với năm 2019 [4,3 tỷ USD]. Trong bảng xếp hạn 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020, Viettel xếp vị trí 356 của thế giới, tăng 126 bậc so với năm 2019, đứng thứ 102 châu Á và thứ 7 ở Đông Nam Á. Báo cáo của Brand Finance cho biết, đây là bước nhảy ấn tượng và cao nhất trong bảng xếp hạng năm nay. Viettel đạt mức tăng trưởng giá trị thương hiệu cao nhất thế giới trong lĩnh vực viễn thông. Điều này thể hiện các chủ trương và chính sách của Việt Nam rất có hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng thế giới cũng như môi trường ổn định phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài trong tương lai.

Năm 2021 đang đến rất gần, thế giới vẫn tiếp tục có nhiều biến động và các doanh nghiệp buộc phải có những chiến lược điều chỉnh cho phù hợp với định hướng và xu thế chung. Những doanh nghiệp nào không có chiến lược đúng đắn thì sẽ bị đánh bật khỏi cuộc chơi thương hiệu và nhường lại vị trí cho những tên tuổi phù hợp hơn. Và sự hiện diện của các tên thương hiệu trong bảng xếp hạng như một sự công nhận cho các nỗ lực của doanh nghiệp trong suốt một năm tài chính. Và đó cũng chính là động lực để các thương hiệu tiếp tục thay đổi và phát triển.

Trong số 10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới, 7 cái tên đứng đầu đều liên quan đến lĩnh vực công nghệ.

Báo cáo BrandZ được hãng nghiên cứu Kantar [Anh] công bố ngày 21/6 cho thấy Amazon là thương hiệu đắt giá nhất thế giới trong năm 2021 với giá trị 684 tỷ USD. 2 vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Apple, Google với giá trị 612 tỷ USD và 458 tỷ USD.

Theo SCMP, báo cáo của Kantar đánh giá 18.500 thương hiệu tại 51 quốc gia trên thế giới. Danh sách 100 thương hiệu đắt giá nhất được tính toán dựa trên giá trị tài chính của công ty mẹ, khả năng thúc đẩy doanh số từ thương hiệu.

Các hãng công nghệ chiếm 7/10 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu. Ảnh: AFP.

Trên bảng xếp hạng của Kantar, các hãng công nghệ chiếm 7/10 vị trí cao nhất. Trong số 10 thương hiệu này, có 8 cái tên đến từ Mỹ và 2 thương hiệu của Trung Quốc.

Theo Reuters, hãng game Tencent đứng thứ 5 với giá trị thương hiệu 240 tỷ USD, trong khi Alibaba xếp thứ 7 với giá trị 197 tỷ USD bất chấp sự giám sát, cạnh tranh gay gắt trên chính quê nhà.

"Các thương hiệu Trung Quốc đang phát triển đều đặn và chậm rãi, đã có những bước tiến đáng kể từ khi nhiều công ty tận dụng sức mạnh công nghệ, nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển tại Trung Quốc và trên thế giới", Graham Staplehurst, Giám đốc chiến lược toàn cầu của Kantar nhận định.

Trong khi giá trị thương hiệu Amazon tăng 64% hay Apple tăng 74%, Tesla là thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất toàn cầu. Theo Kantar, thương hiệu của hãng xe này tăng 275% trong một năm, đạt 42,6 tỷ USD.

Ngoài Tesla, 5 thương hiệu Trung Quốc đã tăng hơn gấp 2 lần giá trị gồm Pinduoduo và Meituan, các sàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc. Tiếp theo là hãng sản xuất rượu Moutai và nền tảng chia sẻ video TikTok.

10 thương hiệu đắt giá nhất thế giới theo bảng xếp hạng Kantar BrandZ.

Theo SCMP, các hãng Trung Quốc đã củng cố sự hiện diện trên bảng xếp hạng Kantar năm nay, chiếm 18/100 thương hiệu đắt giá nhất. Tổng giá trị của các thương hiệu Trung Quốc trong top 100 chiếm 14%, tăng từ mức 11% cách đây 10 năm.

Trong khi đó, giá trị của các thương hiệu châu Âu trong top 100 chỉ chiếm 8%. Thương hiệu châu Âu đắt giá nhất trong bảng xếp hạng của Kantar là hãng thời trang Louis Vuitton từ Pháp, xếp thứ 21, tiếp theo là tập đoàn phần mềm SAP của Đức, hạng 26. Trong khi đó, thương hiệu Anh duy nhất lọt top 100 là Vodafone, xếp hạng 60.

Zoom, nền tảng gọi video nhóm do doanh nhân người Mỹ gốc Hoa Eric Yuan sáng lập, lần đầu tiên lọt top 100 thương hiệu đắt giá nhất, xếp hạng 52. Những dịch vụ gọi video được sử dụng phổ biến trong bối cảnh đại dịch khiến nhiều người học tập, làm việc tại nhà.

Mặc dù những cái tên Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều, các thương hiệu Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng của Kantar với 56/100 công ty, tổng giá trị chiếm 74%.

Apple sẽ thay đổi cách iPhone, iPad kết nối Internet? Apple đang thuê hàng chục kỹ sư chuyên về thiết kế Ăng-ten và vệ tinh, nhằm lên kế hoạch phát triển phương pháp truyền Internet vệ tinh trực tiếp đến iPhone, iPad, hay Mac.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có một thương hiệu lọt vào Top 250 của thế giới [227] nhưng bà Vũ Mai Anh, CEO BrandCreativity lại nhận xét: “Nếu đã từng làm việc với Viettel thì không có gì lạ cả”. Vì sao chuyên gia thương hiệu này lại nhận định như vậy?

Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây về chủ đề giá trị thương hiệu Viettel vọt lên gần 9 tỷ USD trong lần định giá mới nhất của Brand Finance, vượt cả Spotify, Qualcomm… thì có gì lạ lùng không? Bà Vũ Mai Anh, CEO BrandCreativity cho rằng “không có gì lạ cả”.

Chuyên gia về thương hiệu này giải thích: “Việc kiến tạo được thương hiệu giá trị 9 tỷ USD là một quá trình cộng hưởng từ tất cả các lĩnh vực trụ cột, Viettel không phải chỉ là thương hiệu viễn thông”.

Bà Vũ Mai Anh còn bổ sung thêm: “Chúng tôi từng đặt câu hỏi: Có một hình mẫu thương hiệu nào, một doanh nghiệp nào được xếp là đối thủ cạnh tranh của Viettel ở Việt Nam về quy mô, mức độ ảnh hưởng và sứ mệnh kinh tế chính trị, quốc phòng hay không? Không có. Để so sánh, phải vươn ra thị trường quốc tế”.

Vậy nếu nhìn ra thị trường quốc tế, có thể thấy gì từ câu chuyện thương hiệu hoặc sự lớn mạnh của các thương hiệu công nghệ lớn?

Theo phân tích của Scott Galloway – Giáo sư Marketing tại Trường Kinh doanh Stern thuộc ĐH New York, các thương hiệu công nghệ lớn, đặc biệt là các Big Tech trong nhóm “Bộ Tứ” [Apple, Amazone, Facebook, Google – được gọi là nhóm Tứ đại quyền lực] đều tăng rất mạnh về giá trị trong đại dịch Covid-19.

Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Tứ đại quyền lực” cũng cho rằng, các công ty công nghệ được đánh giá là có mức độ đổi mới sáng tạo tốt thì giá trị thương hiệu cũng như giá trị thị trường cũng tăng mạnh trong và thậm chí là sau đại dịch. Lý do là kỳ vọng của nhà đầu tư tăng cao với những công ty có nền tảng tốt và có triển vọng dòng tiền trong tương lai tăng mạnh.

Thực tế, trong 6 tháng đầu năm 2020, giá trị của “Bộ Tứ” và Microsoft đã tăng 24% tương ứng với 1.100 tỷ USD. Nhưng chỉ từ tháng 3-8/2020, giá trị của Apple nhảy vọt từ 1.000 tỷ lên 2.000 tỷ USD. Cũng trong thời gian đó, Tesla của Elon Musk không chỉ trở thành công ty sản xuất xe hơi có giá trị lớn nhất thế giới, mà còn cao hơn cả tổng giá trị của Toyota, Volkswagen, Hondan, Daimler cộng lại.

Những con số nói trên cũng đồng nhất với nhận định về giá trị thương hiệu mà Brand Finance đưa ra [đây là hãng tư vấn, định giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh]. Theo đó, Brand Finance đánh giá Apple là thương hiệu có giá trị nhất thế giới [định giá hơn 355 tỷ USD] và công nghệ là lĩnh vực được hưởng lợi nhất về giá trị thương hiệu trong 2 năm đại dịch.

Quay trở lại với Viettel, thương hiệu này sẽ được đánh giá cao ở điểm gì mà tăng vọt tới 44% về giá trị trong năm 2021, kể từ sau khi thay đổi bộ nhận diện thương hiệu?

Rõ ràng, ở Việt Nam, Viettel có thể coi như một “Big Tech” – người sở hữu hạ tầng về viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất, cũng như tạo ra hạ tầng số lớn nhất liên quan đến Cloud hay các các nền tảng số cho giáo dục, y tế, chính phủ điện tử, thành phố thông minh…

Điều này cộng với sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” mà Viettel bền bỉ theo đuổi trong vài năm gần đây, cùng những thành quả rõ rệt về chuyển đổi số, là nhân tố ghi điểm mạnh mẽ cho việc gia tăng giá trị của thương hiệu này.

Thực tế, những thói quen sử dụng dịch vụ số như mua hàng online, học online, họp trực tuyến… từng mất một thập kỷ để hình thành thì nay đã trở thành bình thường mới trong bối cảnh Covid-19. Và dĩ nhiên, những công ty lớn nhất trên thị trường ở mảng dịch vụ này như Viettel sẽ được “ghi điểm” nhờ hàng loạt các nỗ lực “tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”.

Xét về khía cạnh đổi mới, sáng tạo, năm 2021, Viettel được chứng nhận với 5 bằng phát minh, sáng chế [BSC] mới được bảo hộ độc quyền [BHĐQ] tại Mỹ, nâng tổng số BSC được BHĐQ tại quốc gia này lên con số 9. Số lượng BSC được cấp BHĐQ tại Mỹ của Viettel trong năm 2021 bằng số lượng của 4 năm trước cộng lại.

Viettel giữ vững vị thế doanh nghiệp Việt Nam duy nhất có sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ liên tục từ năm 2017. BSC được BHĐQ tại Mỹ được coi là giấy thông hành và cũng là “tấm khiên” bảo vệ cho các doanh nghiệp khi muốn bước ra thế giới.

Đi kèm với đó, việc Viettel trở thành nhà mạng duy nhất trên thế giới nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G thành công cũng là một điểm cộng lớn về khả năng đổi mới, sáng tạo. Thậm chí, nhà mạng này còn triển khai thực tế các thiết bị 5G do mình sản xuất trên hạ tầng mạng lưới tại nhiều tỉnh, thành phố cũng tăng thêm điểm cho sức mạnh này.

Ở một khía cạnh khác để đánh giá sức mạnh thương hiệu Viettel ra sao trong năm 2021 là mức độ ảnh hưởng trên toàn cầu. Năm 2021, trong khi ngành viễn thông đi ngang thì Viettel tiếp tục tăng trưởng trung bình tới 13,5% về lợi nhuận tại 10 thị trường mà Tập đoàn này đang đầu tư. Đặc biệt, ở châu Phi Viettel còn tạo ra mức tăng trưởng gần 40% và vươn lên vị trí số 1 tại thị trường Myanmar – thị trường quốc tế lớn nhất hiện nay của Viettel.

Đi kèm với ngành kinh doanh truyền thống mang lại nguồn tiền mặt lớn, ổn định ở 10 thị trường quốc tế, Viettel cũng đi tiên phong trong việc “kiến tạo xã hội số” với việc xây dựng nhiều nền tảng số căn bản ở các quốc gia này. Đây chính là “cú song kiếm hợp bích” của Viettel ở nước ngoài, giúp Viettel tạo ra một hình ảnh đẹp trong năm đại dịch Covid-19.

Có thể nói, những nhân tố mang tính công nghệ và đổi mới sáng tạo kết hợp cùng sứ mệnh “tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” mà Viettel đang thực hiện thành công không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở 10 quốc gia khác, chính là lý do tạo nên việc “không có gì lạ khi giá trị thương hiệu Viettel vượt Spotify, Qualcomm” mà CEO của Brand Creativity bình luận.

Phan Hưng

Video liên quan

Chủ Đề