Chạy furmark trong bao lâu

Khi bạn mới mua một chiếc Card màn hình mới hoặc đã qua sử dụng thì chắc chắn sẽ muốn kiểm tra thông số và sức mạnh của nó xem có chính xác và có thực sự mạnh hay không. Vậy thì ở bài viết này ThuThuatPhanMem.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách test card màn hình một cách chuẩn nhất. Mời các bạn tham khảo.

1. Sử dụng GPU-Z để kiểm tra thông số VGA

GPU-Z là phần mềm khá thông dụng được mọi người sử dụng để kiểm tra thông số chi tiết của VGA trong máy tính. Các bạn có thể tải GPU-Z bằng link dưới đây:

//www.techpowerup.com/gpuz/

Các bạn tải về và cài đặt như những phần mềm thông thường, sau đó khởi động phần mềm chúng ta sẽ đọc được mọi thông số chi tiết về chiếc card màn hình như: hãng sản xuất, model, công nghệ, mã sản phẩm, phiên bản BIOS, RAM, tốc độ Graphics Clock ..v.v... Ngoài ra, bạn có thể xem thêm nhiệt độ của card màn hình, dung lượng RAM đã xài, card màn hình load bao nhiêu %, điện thế sử dụng của card ...

Một tính năng đáng chú ý khác đó là, tại mục Bus Interface có dấu "?", bạn click vào đó và chọn Star render test, chạy khoảng 15 phút qua tab sensors xem nhiệt độ, tốc độ quạt, % hoạt động của GPU...Nếu không có gì bất thương thì card đó ổn.

2. Kiểm tra sức mạnh của VGA bằng phần mềm FurMark

FurMark là phần mềm dùng để benmark card màn hình, giúp chúng ta đánh giá được sức mạnh của card màn hình đó đến đâu. Ngoài FurMark thì còn một phần mềm khá nổi tiếng khác đó là 3Dmark, tuy nhiên 3Dmark là phần mềm trả phí cho nên ở bài viết này chúng ta sẽ sử dụng FurMark để tiến hành kiểm tra sức mạnh VGA.

Các bạn có thể tải FurMark tại đây: //geeks3d.com/furmark/

Dưới đây là giao diện của FurMark, có một số tính năng các bạn cần chú ý:

1- GPU stress test: Test mức độ chịu đựng của VGA trong các trường hợp chạy full load.

2- Gpu benmark: Test điểm số của GPU nhưng theo từng độ phân giải.

3- Custom preset: Test điểm số của GPU theo tuỳ chỉnh của bạn.

4- GPU Shark: Xem thông tin chi tiết về card.

5- GPU-Z: Mở phần mềm GPU-Z.

Một bài test chúng ta cần test đầu tiên đó là kiểm tra điểm số benchmarks theo độ phân giải để xem sức mạnh của GPU đến đâu.

Ví dụ: ở đây chúng ta chọn Preset:1080 [FHD] để xem mực độ xử lý của card ở độ phân giải full HD.

Dưới đây là màn hình quá trình test Benmark:

Sau khi test xong sẽ xuất hiện một bảng kết quả:

Ở đây điểm benmark là 489 điểm [khá thấp], mục quan trọng nhất bạn nên để ý đó là mục FPS [số khung hình trên giây]. Bài test dưới dây FPS đạt được chỉ là 9 FPS khá yếu. Nếu card của bạn đạt được 30 FPS thì có thể chấp nhận được, nếu đạt 60 FPS – một con số lý tưởng thì card của bạn đủ khả năng chơi game full HD. Nếu đạt 100 FPS trở lên thì card của bạn cũng khá mạnh.

Ngoài ra bạn cũng nên test thử độ chịu đựng của card bằng chức năng GPU stress test. Đầu tiên các bạn chọn đọ phân giải sau đó nhấn nút GPU stress test và cho phần mềm chạy khoảng 15 -20p và quan sát xem nhiệt độ của GPU có tăng quá cao hay không.

Nếu nhiệt độ chỉ khoảng 60 - 70 độ C thì card hoạt động tốt, nếu nhiệt độ lên quá cao thì cách bạn phải dừng bài test ngay để tránh quá nhiệt.

Trên đây là bài hướng dẫn cách test card màn hình chuẩn của ThuThuatPhanMem.vn. Hy vọng qua bài viết các bạn có thể kiểm tra được card màn hình của mình sức mạnh và độ ổn định đến đâu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công!

Câu hỏi “Phần mềm Furmark là gì?” được rất nhiều người yêu công nghệ thắc mắc. Được sản xuất và ra mắt vào một khoảng thời gian khá lâu, tuy nhiên phần mềm này vẫn rất hot và được nhiều bạn quan tâm. Mặc dù vậy, chắc vẫn rất nhiều anh em chưa hiểu và biết rõ về Furmark cho lắm. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết này để biết thêm những thông tin chi tiết nhé.

Furmark là gì?

Câu trả lời dành cho câu hỏi “Phần mềm Furmark là gì?” thật ra rất đơn giản. Chúng ta có thể hiểu Furmark giống như một bài kiểm tra về khả năng đồ họa, hiệu năng của CPU và GPU mà chiếc PC bạn đang sử dụng. Ứng dụng được thiết kế với những phương thức đánh giá chỉ số, độ “mạnh” của các linh kiện thông qua những bài Stress Test. Bên cạnh đó còn hỗ trợ thông báo các lỗi hình ảnh phát sinh xảy ra do CPU hoặc GPU.

Phương thức hoạt động

Furmark đóng vai trò như một vị giám khảo và cho đề thi, thí sinh sẽ là chiếc máy tính cần được kiểm tra. Khi khởi chạy Furmark, một phần mềm giả lập hình ảnh 3D sẽ được mở lên. Đặc biệt, những chi tiết, đồ họa sẽ cực kỳ nặng và ép CPU lẫn GPU hoạt động hết công suất. Hệ thống đánh giá sẽ cho ra những thông số như GPU, công suất tiêu thụ, nhiệt độ,… của máy tính. Sau khi hoàn tất bài Stress Test kết quả sẽ được báo về người dùng kèm theo các lỗi, nguyên nhân nếu có.

Một số lưu ý khi sử dụng Furmark

Những cảnh báo đến từ phần mềm Furmark

Vì là một bài test đồ họa với cường độ cực kỳ cao nên phần mềm này có thể gây ảnh hưởng xấu, hư hại đến những linh kiện có hiệu suất thấp, đã qua sử dụng lâu năm. Trước khi thực hiện Stress Test, phần mềm Furmark luôn hiện một bảng thông báo về vấn đề này, hãy lưu ý đọc thật kỹ và xem xét tình huống có nên kiểm tra máy hay không.

Tình trạng máy bị quá tải

Như đã nói, Furmark sẽ cung cấp một bài kiểm tra Stress Test với cường độ cực kỳ cao, ép CPU và GPU chạy hết công suất. Chính vì vậy, những linh kiện có thể đạt quá giới hạn, bị Overload dễ dẫn đến hư hỏng bất ngờ. Thông thường một bài kiểm tra như thế sẽ diễn ra trong vòng 20 phút. Trong trường hợp máy tính chạy quá 30 phút, nhiệt độ tăng quá cao thì nên lập tức hủy bài Stress Test, tắt máy và ngưng sử dụng một lúc.

Nên sử dụng phần mềm Furmark mới nhất

Để đảm bảo độ an toàn cho linh kiện, mức chính xác từ bài Stress Test dành cho máy tính thì tốt nhất nền dùng phần mềm Furmark phiên bản mới nhất. Đồng thời giúp khả năng đồng bộ phần mềm với hệ thống, hệ điều hành mới tốt hơn, không xảy ra những xung đột, xuất hiện “màn hình xanh”. Tránh được tình trạng báo các lỗi sai, không phải do những linh kiện CPU và GPU gây ra.

Hướng dẫn sử dụng Furmark

Sau khi cài đặt thành công Furmark, hãy mở phần mềm và tìm hiểu một số nút chức năng sau đây:

Chế độ test linh kiện CPU hoặc GPU

Trong bảng tùy chọn của Furmark, sẽ bao gồm hơi chức năng test là CPU burner và GPU Tress Test dùng để kiểm tra, đánh giá riêng biệt hai linh kiện này.

Furmark bao gồm hai chức năng test

Một số chức năng tùy tỉnh

Khi click vào nút Setting phía dưới cùng thì hãy lưu ý lựa chọn các chức năng sau đây:

  • GPU Temperature alarm: Giúp chúng ta tùy chỉnh thời điểm tự động tắt bài Stress Test khi linh kiện GPU đạt tới giới hạn và quá tải.
  • Benmark durations: Cho phép điều chỉnh khối lượng mili/second.
  • 3D test options: Giúp tự chủ, điều chỉnh hiển thị các chức năng sẽ xuất hiện trong quá trình kiểm tra CPU và GPU.

Cách xem qua thông số cơ bản của linh kiện

Kế đến tắt bảng Setting và quay lại hộp thoại tùy chỉnh ban đầu, sau đó nhấn vào nút công cụ GPU-Z hoặc CPU-Z. Khi này, một trang mới sẽ được hiển thị cho phép người dùng xem qua được tất cả các thông số cơ bản của CPU và GPU. 

Furmark là gì? Cách xem qua thông số cơ bản

Nút công cụ GPU shark

Ở bảng tùy chỉnh chính ban đầu sẽ có nút công cụ GPU shark, có công dụng khá giống GPU-Z và CPU-Z nhưng có mức độ chi tiết hơn rất nhiều lần. Người dùng có thể kiểm tra các thông số như phiên bản Driver, Bios verion, GPU memory,…

Nút công cụ thực hiện chảy kiểm tra CPU

Một trong những nút quan trọng nhất trong việc kiểm tra đó là “CPU burner”. Khi click chọn vào nút lệnh này, CPU sẽ được trải qua một bài Stress Test, lúc này chỉ cần chờ đợi đến khi có kết quả.

Nút công cụ kiểm tra CPU

Các nút chạy và điều chỉnh tùy chọn kiểm tra GPU

Trước khi tiến hành kiểm tra GPU, hãy để ý phía bên phải của bảng tùy chỉnh Furmark bao gồm các nút sau:

  • Mục GPU benmarks: gồm 4 nút tùy chọn khác nhau cho phép người điều điều chỉnh độ phân giải của bài Stress Test từ 720p cho tới chuẩn UltraHD 4k – 2160p.
Bảng tùy chỉnh Furmark
  • Custom present: Đây là nút công cụ cho phép thực hiện kiểm tra năng suất hoạt động của GPU theo các độ phân giải ngẫu nhiên.
  • GPU stress test: Với nút công cụ này sẽ có phần nặng nề, “Hardcore” hơn rất nhiều vì bài kiểm tra sẽ luôn đạt mức “khó tính” nhất, khiến GPU chạy hết công suất.

Vậy bên trên chính là tất tần tật từ A đến Z và cầu trả lời cho “Phần mềm Furmark là gì?”. Theo quan điểm cá nhân, Furmark thật sự rất đáng tin dùng, hều hết các kết quả đưa ra đều có độ chuẩn xác cao. Vô số người yêu công nghệ rất thích sử dụng phần mềm này bởi độ tiện lợi, đáng tin cậy. Mong rằng thông qua những nội dung bên trên, mọi người đã có thêm những kiến thức bổ ích. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này.

Video liên quan

Chủ Đề