Chất sắt trong máu là gì

Tương tự những thủ thuật xét nghiệm khác, kết quả định lượng sắt huyết thanh được chia thành hai nhóm, bao gồm:

Kết quả bình thường

Nồng độ sắt trong huyết thanh được đo lường với đơn vị mg/dl. Phạm vi cho phép là:

  • Hàm lượng sắt: 60 – 170 mg/dl
  • Độ bão hòa transferrin: 25 – 35%
  • Khả năng gắn sắt tối ưu [TIBC]: 240 – 450 mg/dl

Trong đó, transferrin là một protein trong máu, đảm đương nhiệm vụ vận chuyển sắt đi khắp cơ thể. Định lượng loại protein này cũng có thể biết lượng khoáng chất sắt hiện tại. Ngoài ra, vai trò của TIBC là đánh giá hiệu quả hoạt động của transferrin.

Kết quả bất thường

Hàm lượng sắt trong huyết thanh cao bất thường đồng nghĩa với việc bạn đã tiêu thụ quá nhiều sắt, vitamin B6 cũng như vitamin B12. Mặt khác, điều này cũng có thể cảnh báo về một số tình trạng sức khỏe như:

Ngược lại, nồng độ sắt thấp bất thường cho thấy bạn tiêu thụ không đủ lượng sắt cần thiết hoặc hấp thụ không đúng cách. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của một số vấn đề gồm:

  • Rong kinh kéo dài
  • Thiếu máu
  • Mang thai
  • Xuất huyết đường tiêu hóa

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Sắt là một trong những loại khoáng chất thiết yếu, cần thiết của cơ thể, tuy nhiên chỉ được nạp vào cơ thể qua con đường ăn uống. Do đó, rất nhiều người có chế độ ăn uống không hợp lý không cung cấp đủ lượng sắt, từ đó dẫn đến các bệnh lý. Xét nghiệm sắt huyết thanh dùng để kiểm tra lượng sắt có trong huyết thanh.

1. Vai trò của sắt huyết thanh là gì?

Dù là khoáng chất cần thiết của cơ thể, song sắt được nạp vào cơ thể duy nhất qua con đường ăn uống. Trong quá trình ăn uống bình thường, sắt đi vào cơ thể nhưng được hấp thụ rất ít, chỉ dưới 10% sắt được hấp thụ.

Sắt vào cơ thể dưới dạng muối hoặc hydroxyt của Fe3+, khi vào cơ thể, hợp chất của sắt bị phân ly thành ion tự do hoặc kết hợp với hợp chất hữu cơ. Sau đó, Fe3+ bị chất khử từ thức ăn khử về dạng Fe2+ dễ hấp thụ hơn.

Khi được hấp thụ vào mạch máu, ion Fe2+ nhanh chóng bị oxy hóa thành Fe3+, gắn với protein đặc hiệu transferrin ở dạng vận chuyển, với sự tham gia của ceruloplasmin hoạt động xúc tác. Các transferrin hầu hết được vận chuyển tới tủy xương, tại đây sẽ tạo ra hemoglobin.

Một phần khác sắt được dự trữ dưới dạng ferritin và hemosiderin ở ruột, gan và tủy xương.

Vai trò đầu tiên và chủ yếu của sắt là tham gia quá trình hô hấp tế bào, tạo nên hemoglobin, myoglobin vận chuyển O2 đến các tế bào trên toàn cơ thể. Ion sắt cũng là thành phần của các enzyme catalase, peroxidase hay cytocrom, flavoprotein nội tế bào, Các protein Fe-S vận chuyển,…

Nhu cầu sắt với mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, sự phát triển của cơ thể,… Riêng phụ nữ, các quá trình kinh nguyệt, thai nghén và nuôi con bú cũng cần lượng sắt lớn hơn.

Sắt được bổ sung vào cơ thể từ nguồn thực phẩm

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, nồng độ sắt trong máu giảm, dần dần sử dụng cạn kiệt sắt ở dạng dự trữ. Khi đó sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

Ngược lại, nếu hấp thụ quá nhiều sắt cũng gây hại cho các cơ quan trong cơ thể khi lượng tích lũy lớn như tim, gan, tụy,…Khi tích lũy với lượng lớn có khả năng gây giảm chức năng, suy các cơ quan dẫn đến tình trạng suy đa tạng nguy hiểm cho người bệnh.

2. Xét nghiệm sắt huyết thanh là gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh là xét nghiệm đo hàm lượng sắt có trong huyết thanh của cơ thể người bệnh, cụ thể là lượng sắt [bao gồm sắt tự do, dạng dự trữ Feritin và dạng vận chuyển] kết hợp với transferrin tồn tại trong máu lưu thông và vận chuyển khắp cơ thể.

Do hàm lượng sắt hiện diện trong máu thay đổi liên tục trong 1 ngày, hoặc từ ngày này sang ngày khác nên xét nghiệm sắt huyết thanh thường được đo cùng các xét nghiệm sắt khác như xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu [TIBC]. Từ độ bão hòa Transferrin sẽ phản ánh được lượng sắt được lưu thông trong máu.

Xét nghiệm sắt huyết thanh là cần thiết với những bệnh nhân có biểu hiện, triệu chứng của chứng thiếu – thừa sắt quá mức để chẩn đoán bệnh, đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

3. Xét nghiệm sắt huyết thanh sử dụng thế nào?

Xét nghiệm sắt huyết thanh thường được sử dụng cùng các xét nghiệm sau: xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu [TIBC], xét nghiệm khả năng gắn sắt không bão hòa [UIBC], xét nghiệm transferrin, tính toán độ bão hòa transferrin,… để xác định chính xác lượng sắt được lưu hành trong máu. Nếu cần đánh giá dự trữ sắt hiện tại của con người, thử nghiệm ferritin sẽ được chỉ định cùng xét nghiệm sắt huyết thanh.

Xét nghiệm sắt huyết thanh ở người thiếu máu

Ở người bị thiếu máu, các xét nghiệm này sẽ giúp xác định nguyên nhân gây thiếu sắt, do bệnh lý mạn tính, cấp tính hay yếu tố khác. Ở người bị ngộ độc sắt, xét nghiệm cũng giúp phân tích chính xác. Ngoài ra, xét nghiệm sắt huyết thanh cũng cần thiết trong sàng lọc bệnh tan máu di truyền Thalasseima, bệnh di truyền nhiễm sắc tố sắt mô, bệnh di truyền liên quan đến dự trữ sắt.

4. Khi nào xét nghiệm sắt huyết thanh được chỉ định?

Xét nghiệm sắt huyết thanh thường không được yêu cầu kiểm tra thường xuyên để sàng lọc, phát hiện bệnh mà thường được chỉ định khi có phát hiện bất thường. Khi đó, xét nghiệm này đóng vai trò như thử nghiệm theo dõi khi xét nghiệm hemoglobin, RBC, hematocrit bất thường.

Trong trường hợp nghi ngờ thiếu hụt sắt hay quá tải sắt, tình trạng thiếu máu phát triển thì cũng cần xét nghiệm sắt huyết thanh để đánh giá chính xác.

4.1. Triệu chứng khi thiếu sắt

Thiếu sắt giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng hay nguy hiểm gì, chỉ đến khi thiếu đến mức nhất định, nguồn sắt dự trữ cạn kiệt thì cơ thể mới có dấu hiệu. Một số triệu chứng khi cơ thể bị thiếu sắt tiến triển hay thiếu máu phát triển như:

- Mệt mỏi kéo dài.

- Chóng mặt.

- Ốm yếu.

- Nhức đầu.

Khi thiếu sắt nặng, cơ thể sẽ khó thở, đau ngực, chóng mặt, nhức đầu hay đau chân… Trẻ em bị thiếu sắt sẽ có thể bị nhận thức kém.

Ngoài ra, bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt sẽ thèm ăn 1 số món đặc trưng như: cam thảo, phấn, đất sét,… có cảm giác nóng rát ở lưỡi, loét góc miệng,...

4.2. Triệu chứng khi quá tải sắt

Xét nghiệm sắt huyết thanh được yêu cầu khi sắt quá tải trong cơ thể, triệu chứng ở mỗi người là khác nhau, có thể gồm:

Triệu chứng khi cơ thể quá tải sắt

- Đau khớp.

- Mất ham muốn tình dục.

- Đau bụng.

- Mệt mỏi, yếu.

- Thiếu năng lượng.

- Tim có vấn đề.

Trong quá trình điều trị bệnh thiếu/quá tải sắt, xét nghiệm sắt huyết thanh sẽ giúp đánh giá hiệu quả điều trị khi thực hiện định kỳ.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm sắt huyết thanh

Nếu cơ thể gần đây có uống thuốc sắt, truyền máu hay tiêu thụ thực phẩm giàu sắt thì kết quả xét nghiệm cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, rượu, ma túy, thuốc tránh thai, methotrexate sẽ làm tăng lượng sắt trong máu. Ngược lại, thuốc metformin, testosterone, ACTH hay aspirin liều lượng lớn làm giảm lượng sắt trong huyết thanh.

Căng thẳng hoặc thiếu ngủ cũng tạm thời làm giảm nồng độ sắt trong huyết thanh so với bình thường.

Ngoài ra, Ferritin tăng trong các phản ứng viêm và tăng kéo dài trong các viêm mạn tính. Do đó, không nên thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh riêng lẻ mà nên kết hợp với các xét nghiệm khác để tăng độ tin cậy của phép đo.

Mọi thắc mắc khác về xét nghiệm sắt huyết thanh hay cần tư vấn bệnh học, hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ.

Vì sắt bị hấp thu kém, chất sắt trong khẩu phần hầu như không đáp ứng yêu cầu hàng ngày đối với hầu hết mọi người. Mặc dù vậy, những người ăn một chế độ ăn kiêng kiểu phương Tây dường như không thể bị thiếu chất sắt chỉ vì thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ngay cả những tổn thất khiêm tốn, yêu cầu tăng lên, bệnh hoại tử cơ, hoặc giảm lượng calo cũng có thể góp phần gây ra tình trạng thiếu sắt.

Tăng nhu cầu sắt có thể góp phần vào sự thiếu sắt. Từ khi sinh đến khi 2 tuổi và trong thời kỳ thanh thiếu niên, khi tăng trưởng nhanh đòi hỏi lượng sắt lớn, thì chất sắt chế độ ăn uống thường không thích hợp. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt bào thai làm tăng nhu cầu sắt của bà mẹ [trung bình, 0,5 đến 0,8 mg/ngày-xem Thiếu máu ở thai kỳ Thiếu máu trong thai kỳ ] mặc dù không có kinh nguyệt. Cho con bú cũng làm tăng nhu cầu sắt [trung bình, 0,4 mg/ngày].

Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt là một phần quan trọng trong điều trị thiếu máu do lượng sắt thấp. Bạn cũng có thể cần phải uống thêm thuốc sắt để cung cấp lại lượng sắt dự trữ đã cạn kiệt trong cơ thể. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về tầm quan trọng của chất sắt thông qua bài viết sau.

1. Sắt có ở đâu trong cơ thể bạn?

Sắt là một thành phần thiết yếu để sản xuất các tế bào máu. Khoảng 70% chất sắt của cơ thể bạn được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu với tên gọi là hemoglobin và trong các tế bào cơ với tên gọi là myoglobin. Hemoglobin rất cần thiết để vận chuyển oxi trong máu từ phổi đến các cơ quan. Myoglobin ở trong các tế bào cơ đảm nhận vai trò lưu trữ, vận chuyển và giải phóng oxi.

Sắt chiếm khoảng 70% trong các tế bào máu

Ngoài ra, khoảng 6% sắt trong cơ thể có trong một số protein. Chúng cần thiết cho quá trình hô hấp và chuyển hóa năng lượng. Các enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp collagen và chất dẫn truyền thần kinh cũng cần đến sắt. Hệ thống miễn dịch sẽ giảm nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ sắt. Xem thêm bài viết: Các loại thuốc Saferon bổ sung sắt cho người thiếu máu.

Khoảng 25% sắt trong cơ thể được lưu trữ dưới dạng ferritin. Ferritin được tìm thấy trong các tế bào và lưu thông trong máu. Một người đàn ông trưởng thành trung bình có khoảng 1.000 mg sắt được lưu trữ [đủ sử dụng trong khoảng 3 năm]. Trong khi phụ nữ trung bình chỉ có khoảng 300 mg sắt [đủ sử dụng cho khoảng 6 tháng]. Khi lượng sắt không được bổ sung thường xuyên, các cơ quan dự trữ sắt có thể bị cạn kiệt. Hậu quả là làm giảm hemoglobin, gây ra thiếu máu.

2. Nguyên nhân khiến cơ thể bạn thiếu sắt?

2.1. Mất máu

Mất máu là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thiếu sắt. Ở nam giới và phụ nữ mãn kinh, thiếu sắt hầu như luôn là kết quả của mất máu qua đường tiêu hóa. Ở phụ nữ có kinh nguyệt, mất máu định kì mỗi tháng thường là nguyên nhân làm nhu cầu sắt của cơ thể tăng.

Thuốc tránh thai có xu hướng làm giảm mất máu kinh nguyệt. Trong khi đó, các dụng cụ tránh thai ở tử cung có xu hướng làm tăng chảy máu hơn. Tham khảo thêm bài viết: Cảnh giác với các nguy cơ, tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai.

Các nguyên nhân khác gây mất máu như chấn thương, phẫu thuật, sinh nở hay chảy máu ở bất kì cơ quan nào của cơ thể cũng làm gây thiếu sắt. Chảy máu trong lúc sinh và sau sinh sẽ làm mất trung bình 740 mg sắt.

Đối với người hiến máu, mỗi lần hiến tặng sẽ dẫn đến mất khoảng từ 200 đến 250 mg sắt.

2.2. Tăng nhu cầu sử dụng

Trong thời kỳ tăng trưởng ở trẻ nhỏ đến tuổi dậy thì, nhu cầu sắt có thể vượt xa việc cung cấp sắt từ chế độ ăn uống và khả năng dự trữ sắt trong cơ thể. Ngoài ra, việc mang thai cũng sẽ tăng nhu cầu sắt để giúp em bé phát triển. Nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng tiêu thụ sắt khoảng 0,5 đến 1 mg mỗi ngày.

Cần bổ sung thêm chất sắt trong giai đoạn thai kì

3. Nhu cầu sắt của cơ thể

Lượng sắt của bạn nên được kiểm tra trước mỗi lần hiến máu. Mục đích là để xác định xem có an toàn nếu bạn hiến máu không. Sắt không được tạo ra trong cơ thể. Mà phải được hấp thu từ những gì bạn ăn uống. Chỉ có khoảng 10 đến 30% chất sắt bạn cung cấp được cơ thể hấp thu và sử dụng.

Đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao là phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ và người ăn chay. Do đó, bạn cần phải chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bằng cách bổ sung sắt, cơ thể bạn có thể đạt được ngưỡng sắt cần thiết. Ngoài việc ăn thực phẩm chứa nhiều chất sắt, bạn có thể uống thêm các thuốc có thành phần sắt. Những thực phẩm giàu vitamin C cũng được khuyến khích. Bởi vì vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến ​​với bác sĩ của bạn trước khi quyết định bổ sung sắt.

Bảng nhu cầu sắt theo độ tuổi:

Tuổi Nhu cầu sắt khuyến cáo mỗi ngày
Nam 14 – 18 tuổi 11 mg
Nữ 14 – 18 tuổi 15 mg
Nam trên 18 tuổi 8 mg
Nữ trên 18 tuổi 18 mg

4. Những thực phẩm nào giàu chất sắt?

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung và tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu cơ thể không đủ sắt. Bài viết “Y học thường thức: Thiếu máu thiếu sắt” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Để giữ sức khỏe, bạn cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày. Có hai dạng sắt trong thực phẩm:

4.1 Sắt có chứa hem [từ động vật]

Ở dạng này, sắt được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn gấp 10 lần so với dạng Sắt không chứa hem. Do đó, đây được xem là nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho cơ thể. Thực phẩm có chứa sắt dạng hem bao gồm:

  • Thịt: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt bê.
  • Gia cầm: gà hoặc gà tây.
  • Cá hay đồ biển có vỏ: cá hồi, cá mòi và cá ngừ, tôm cua, sò hến.
  • Bộ phận nội tạng: gan và thận, ngoại trừ gan cá.
Thịt hoặc cá càng có màu đỏ thì lượng sắt càng cao

Bảng mô tả lượng sắt có trong 100g thực phẩm:

Loại thực phẩm Lượng sắt
Thịt bò 3.5 mg
Thịt lợn 0.8 mg
Thịt cừu 2.5 mg
Thịt gà 0.4 mg
Cá ngừ 1.07 mg
Cá hồi 1.28 mg
Gan gà 11 mg

4.2. Sắt không chứa hem [từ thực vật] 

Sắt không chứa hem được tìm thấy trong một số loại thực vật. Tuy nhiên, chúng không được cơ thể hấp thụ tốt như sắt có trong động vật. Thực phẩm có chứa sắt không chứa hem bao gồm:

  • Bánh mì và ngũ cốc được bổ sung thêm chất sắt ngũ cốc.
  • Các loại đậu: đậu đỏ, đậu xanh, đậu hà lan…
  • Rau củ có màu xanh lá đậm: bông cải xanh, bắp cải … . Ngoài ra, còn có giá, cà chua, củ cải, bắp, khoai tây…
  • Các loại hạt và trái cây sấy khô.
  • Trứng.
Một số loại thực phẩm giàu chất sắt

5. Cần lưu ý gì khi bổ sung sắt?

Một số thực phẩm có thể giúp cơ thể chúng ta hấp thụ chất sắt. Trong khi đó, những loại khác có thể ngăn cản nó. Để đảm bảo sắt của bạn được hấp thụ, một số lời khuyên hữu ích dưới đây dành cho bạn:

  • Ăn thực phẩm giàu vitamin C với thực phẩm có chứa sắt. Vitamin C sẽ giúp sắt được cơ thể hấp thu tốt hơn. Nhất là nhóm sắt không chứa hem. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm có trái cây [cam, chanh, dứa, dâu tây, việt quất] hoặc rau [cà chua, ớt tây, bông cải xanh].
  • Nấu chín các loại rau củ để cải thiện lượng sắt có sẵn
  • Tránh uống trà, cà phê, sữa hoặc canxi, các thuốc ức chế hấp thụ sắt gần thời điểm bổ sung sắt. Tốt nhất là cách xa 1 giờ. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết “Tại sao không nên uống trà ngay sau ăn?“.
  • Đảm bảo rằng bạn chỉ dùng chất bổ sung sắt theo lời khuyên của bác sĩ. Bởi vì sử dụng quá nhiều sắt cũng có thể gây hại.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ tương tác nào liên quan chế độ ăn uống hoặc bổ sung thảo dược có thể làm giảm hấp thu sắt.

6. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc sắt

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng viên thuốc chứa sắt là táo bón. Bạn có thể kiểm soát táo bón bằng chế độ ăn giàu chất xơ. Nguồn thực phẩm từ trái cây, rau xanh và củ quả, các loại đậu sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, uống nhiều nước và hoạt động thể chất thường xuyên cũng góp phần quan trọng không kém. Ngoài ra, đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy cũng cso thể xuất hiện.

Các triệu chứng thường được cải thiện khi cơ thể bạn quen với thuốc bổ sung sắt. Nếu tác dụng phụ tiếp tục là một vấn đề gây khó chịu cho bạn, liên hệ với các Bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất nhé.

Bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu lần nữa sau khi điều trị. Thời điểm có thể từ 3 đến 6 tuần sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc bổ sung sắt, tùy vào mức độ thiếu sắt nhiều hay ít.

Sắt là một khoáng chất mà cơ thể chúng ta cần để sản xuất năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu. Thiếu chất sắt kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, học tập sa sút vì giảm khả năng tập trung, chán ăn và giảm sức đề kháng. Chỉ một phần sắt chúng ta ăn vào được hấp thụ. Do đó, nếu thiếu sắt trầm trọng, bạn cần được bổ sung thêm các loại thuốc sắt.

Video liên quan

Chủ Đề