Chất potassium là gì

Trong các chất hóa học, bạn đã bao giờ nghe đến "Potassium" chưa? Chắc hẳn mọi người có nghe nhưng vẫn đang rất tò mò muốn biết potassium là gì và có công dụng như thế nào, được dùng để làm gì đúng không? Vậy thì hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu chi tiết về chúng. 

Potassium hay còn gọi là Kali, có ký hiệu hóa học [K]

Potassium là gì?

Potassium hay còn gọi là Kali, có ký hiệu hóa học [K] là một kim loại kiềm và nhẹ nhất vì nó rất mềm và có các ánh bạc. Đây là một trong những kim loại phản ứng điện mạnh nhất và hoạt tính nhất.

Potassium có ba đồng vị, trong đó có một đồng vị K40 [0.0118%] là chất phóng xạ có chu kỳ bán ra 1,28 tỉ/năm. Tuy có tính phóng xạ nhưng potassium không gây hại khi tiếp xúc cũng như trong quá trình xử lý. 

Tính chất nổi bật của Potassium

1. Tính chất vật lý của Potassium

Trong bảng tuần hoàn, Potassium có số nguyên tố là 19, với khối lượng riêng nhỏ hơn nước, potassium là kim loại nhẹ thứ hai sau Liti. Đây là một chất rắn mềm, có thể dễ dàng cắt bằng dao. 

Potassium có khối lượng riêng là 0,863 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy là khoảng 63 độ C và sôi ở nhiệt độ 760 độ C. 

Khi đặt trong không khí, nó oxy hóa rất nhanh, và để bảo quản được potassium cần đặt vào một loại dầu khoáng, ví dụ như dầu hỏa. Potassium có tính chất phân ly trong nước, làm giải phóng hydrogen và bắt lửa tự phát khi phản ứng với nước tạo ra ngọn lửa màu tím. 

2. Tính chất hóa học

Potassium có tính khử rất mạnh. Nguyên tố này chiếm khoảng 2,4% trọng lượng lớp vỏ Trái đất và là nguyên tố phổ biến thứ bảy trong lớp này. Vì tính không hòa tan của nó, rất khó thu được kali từ các khoáng chất của nó. 

  • Tác dụng với phi kim: Khi đốt trong không khí hay trong oxi, kali cháy tạo thành các oxit và có ngọn lửa màu hoa cà tím đặc trưng. 
  • Tác dụng với axit: Kali dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng thành hidro tự do. 
  • Tác dụng với nước: Potassium tác dụng mãnh liệt với nước và tự bùng cháy tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
  • Tác dụng với hidro: Khi Potassium tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 - 400 độ C tạo thành kali hidrua. 

Ứng dụng nổi bật của Potassium 

1. Ứng dụng làm phân bón của Potassium

Potassium được sử dụng như một nguyên liệu cơ bản cho phân bón NPK hợp chất, chẳng hạn như một phần và kali khác. Potassium là chất vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của các cây xanh. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì nó có mặt trong đa số loại đất, vì thế người ta thường sản xuất potassium để làm phân bón. 

Các loại phân bón cho nông nghiệp, trồng trọt, thủy canh ở các dạng như potassium sulfate [K2SO4]; potassium sodium [KNO3], potassium chloride [KCl] ... Các vụ mùa năng suất cao phụ thuộc vào lượng phân bón để bổ sung cho lượng potassium mất đi do thực vật hấp thu. 

Hình ảnh ứng dụng phân bón potassium đỏ rất tốt cho cây trồng

2. Ngành công nghiệp 

Hàng năm có hàng triệu tấn các hợp chất potassium được sản xuất như potassium hidroxide [KOH], potassium chloride [KCl], potassium sulfate [K2SO4]...

  • KOH được dùng để làm bánh xà phòng từ mỡ và dầu trong công nghiệp tẩy rửa.
  • KNO3 được lấy từ nguồn tự nhiên, đây là một chất chống oxy hóa trong thuốc súng và là một loại phân bón quan trọng. 
  • K2CO3 được dùng trong sản xuất thủy tinh, xà phòng, ống phóng màn hình màu, đèn huỳnh quang, dệt nhuộm và chất tạo màu. 
  • KCrO4 được dùng trong mực, nhuộm, chất tạo màu, trong chất nổ pháo hoa, diêm an toàn và giấy bẫy ruồi...

3. Phòng thí nghiệm

  • Hóa chất tinh khiết potassium được sử dụng trong phòng phân tích, các lĩnh vực y học, trường học, sản xuất mạ điện...

Hóa chất Potassium trong phòng thí nghiệm

  • Hiện nay các loại muối potassium quan trọng được sử dụng rất rộng rãi và là loại hợp kim kết hợp giữa sodium và potassium được sử dụng làm môi trường truyền nhiệt và làm chất hút ẩm để tạo môi trường không khí khô hiệu quả.
  • Ngoài ra potassium còn được sử dụng trong phản ứng chưng cất. 

4. Ứng dụng trong đời sống và sức khỏe

Ngoài những công dụng trên, potassium còn là một khóang chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Potassium là một loại khoáng chất có tác dụng hỗ trợ việc co giãn của các bắp thịt, cân bằng lượng chất khoáng và nước mà cơ thể nhận và đào thải, giúp con người không còn cảm giác mệt mỏi, chán nản hay mất ngủ nữa.

Không dừng lại ở đó, nó còn giảm cao huyết áp, nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát sỏi thận hay bệnh loãng xương. Viện Y khoa Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia mỹ khuyến cáo người trưởng thành nên tiêu thụ ít nhất là 4.700mg potassium hàng ngày. Trong đó các loại nổi bật chứa khoáng chất potassium như: đậu nành, chuối, bơ, khoai tây...

Các loại thức ăn, hoa quả có chứa nhiều potassium rất tốt cho sức khỏe 

Ưu nhược điểm của Potassium

1. Ưu điểm

  • Potassium giúp giải quyết được các vấn đề trong sản xuất, sức khỏe. 
  • Các hợp chất Potassium phổ biến với rất nhiều ứng dụng nhỏ tại chỗ. Potassium được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất.
  • Ngoài ra Potassium dễ kiếm, giá thành rẻ, giúp tiết kiệm được chi phí trong quá trình sử dụng.

2. Nhược điểm

  • Potassium nguyên chất phản ứng mãnh liệt với nước và hơi ẩm. Do vậy, Potassium cần được bảo quản trong dầu khoáng hay dầu lửa.
  • Khi làm việc với Kali nên thận trọng, nên có các dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho cơ thể. 
  • Ngoài ra, do tính chất hoạt động của kim loại Potassium, nên khi vận chuyển cần cực kỳ cẩn thận, phải có bảo vệ toàn bộ da và mắt và có bộ phận chống nổ cách li giữ người và kim loại. 

Mua hóa chất Potassium ở đâu uy tín chất lượng? 

Hiện tại, VietChem là địa chỉ cung cấp các loại Potassium như potassium hidroxide [KOH], potassium chloride [KCl], potassium sulfate [K2SO4]...được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới với công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng tốt nhất hiện nay. 

Với kinh nghiệm 20 năm họat động trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất công nghiệp, VietChem cam kết sẽ đem đến cho quý khách hàng những dòng hóa chất chất lượng, đóng gói chuyên nghiệp, giao hàng nhanh chóng, thái độ phục vụ tốt nhất.

Những thông tin trên đây đã giải đáp về potassium là gì, hy vọng rằng những thông tin hữu ích này đã giúp mọi người hiểu rõ hơn để ứng dụng potassium một cách hiệu quả nhất. Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm potassium xin vui lòng liên hệ đến HOTLINE 0826 010 010 để được tư vấn và mua hàng trực tuyến. 

XEM THÊM 

>> Dung môi Methanol công nghiệp và những ứng dụng phổ biến trong đời sống

>> Potassium dihydrogen phosphate

Thể Hình Vip 07/01/2020 2020-01-07T19:15:00+07:00 2021-09-03T14:48:49Z

  • Potassium là gì ?
  • Tác dụng của potassium
  • Hậu quả của quá nhiều hoặc quá ít potassium
  • Nên ăn bao nhiêu potassium mỗi ngày ?
  • Potassium có trong thực phẩm nào ?
  • Có nên dùng thực phẩm bổ sung potassium ?
  • Cách để nhận được nhiều potassium hơn
  • Quy tắc chọn thực phẩm giàu potassium

Các loại vitamin và khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Chính vì lý do này, nên đa số mọi người thường tìm mua các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, nhiều người trong số họ thường tập trung quá nhiều vào các loại vitamin mà quên đi vế còn lại. Một trong số những loại khoáng chất thường bị bỏ quên chính là potassium. Vậy chính xác thì potassium là gì và chúng có lợi ích ra sao ?

Potassium dịch ra có nghĩa là chất kali, đây là loại khoáng chất có nhiều thứ ba trong cơ thể của chúng ta. Potassium có vai trò giúp cơ thể điều tiết chất lỏng, truyền tín hiệu thần kinh và điều chỉnh sự co thắt cơ bắp.


Khoảng 98% lượng potassium trong cơ thể được tìm thấy trong các tế bào. Trong đó, có đến 80% hàm lượng được tìm thấy trong tế bào cơ, chỉ có 20% còn lại có thể được tìm thấy trong xương, gan và các tế bào hồng cầu. Một khi vào trong cơ thể, potassium sẽ hoạt động như một chất điện giải. Khi ở trong nước, chất điện giải sẽ hòa tan thành các ion dương hoặc ion âm có khả năng dẫn điện [chất điện giải giúp dẫn truyền xung điện]. Trong trường hợp của potassium thì các ion của chúng mang điện tích dương. Cơ thể của chúng ta sử dụng lượng điện này để quản lý nhiều quá trình. Như đã đề cập bên trên, các quá trình này bao gồm... Cân bằng chất lỏng, truyền tín hiệu thần kinh và sự co cơ. Do đó, hàm lượng chất điện giải trong cơ thể thấp hoặc cao có thể gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng. Riêng đối với trường hợp của potassium, thì chúng còn giúp hỗ trợ một loạt các chức năng cơ thể thiết yếu, bao gồm: điều chỉnh huyết áp, quá trình tiêu hóa, chức năng tim [nhịp tim], cân bằng độ pH [tính axit và tính kiềm]. Việc tiêu thụ quá ít potassium có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong khi đó, việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tạm thời hoặc lâu dài. Trong trường hợp lỡ tiêu thụ quá nhiều potassium, thì bạn sẽ cần sở hữu những quả thận thật khỏe mạnh. Bởi vì thận giúp duy trì mức potassium bình thường trong cơ thể, bằng cách loại bỏ hàm lượng dư thừa qua nước tiểu. Potassium [kali] có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta thường ăn. Trong khi đó, cơ thể của chúng ta không thể sản xuất potassium một cách tự nhiên. Vì vậy, việc tiêu thụ cân bằng các loại thực phẩm và đồ uống giàu potassium là rất quan trọng. Mặc dù có những vai trò then chốt, tuy nhiên theo thống kê của một số tổ chức y tế uy tín, thì nhiều người không nạp đủ loại khoáng chất này. Đây là một thiếu sót khá lớn, bởi vì chế độ ăn giàu potassium [kali] có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ cao huyết áp, sỏi thận, loãng xương và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Potassium thường được xem là chất đối lập của sodium, bởi vì chúng thật sự đối lập và điều chỉnh lẫn nhau. Trong đó, việc nạp quá nhiều một trong hai chất sẽ gây hại cho cơ thể. Trong tình huống này, việc nạp chất còn lại nhiều hơn sẽ giúp cân bằng mọi thứ. Tuy nhiên, trong 2 chất trên, thì sodium quá dễ để nạp vào trong chế độ ăn hằng ngày của chúng ta, còn potassium thì lại khó lấy hơn. Chính vì lý do này nên sodium có xu hướng bị dư thừa nhiều hơn so với potassium. Do đó, potassium thường được đưa vào vai trò là người "anh hùng" giúp giải cứu cơ thể khỏi tác hại của sodium [do chế độ ăn của chúng ta ngày nay].

Trong trường hợp chưa từng nghe qua về sodium thì bạn hãy tham khảo bài viết sodium là gì của Thể Hình Vip. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sodium và mối quan hệ của chúng với potassium.

Potassium [kali] vừa là một loại khoáng chất thiết yếu vừa là một chất điện giải trong cơ thể chúng ta. Giống như bất kỳ hợp chất thiết yếu nào khác, potassium cần một mục tiêu cụ thể trong cơ thể mà chỉ chúng mới có thể kích hoạt. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì potassium sẽ không phải là một khoáng chất "thiết yếu" nếu xét cho cùng chúng không có một vai trò thích hợp. Lợi ích của potassium có xu hướng đề cập đến vai trò của chúng trong... Các kênh potassium [potassium channel] hoặc các kênh K. Đây là các kênh hiện diện rộng rãi nhất trong cơ thể con người giúp hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm soát số phận của nước và quá trình oxy hóa trong cơ thể. Và chúng thật sự là những vai trò rất quan trọng. Bởi vì về bản chất thì cơ thể của chúng ta chủ yếu là nước. Không chỉ dừng lại ở đó, potassium còn có những lợi ích tác dụng cụ thể như sau. Sức khỏe tim mạch là một thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ cách trái tim và các mạch máu của bạn hoạt động cùng nhau để cung cấp oxy cho cơ thể. Bất kỳ sự gián đoạn nào ở đây... Đều có thể gây ra các vấn đề như đau tim, đột quỵ và các cục máu đông. Như vậy, ngoài bản thân các mô tim và mạch máu, thì phần lớn những thứ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch sẽ hoạt động thông qua việc:
  • Duy trì lưu thông máu tốt
  • Giảm các cục máu đông
Duy trì lưu thông máu tốt hoặc ít nhất là làm cho các vấn đề như cục máu đông ít nghiêm trọng hơn và / hoặc ít thường xuyên hơn. Về vấn đề này thì liều lượng potassium tiêu thụ là một yếu tố chính chiếm vai trò quan trọng. Khi nói đến sức khỏe tim mạch, tỷ lệ sodium và potassium tiêu thụ có vẻ quan trọng. Trong đó, liều lượng lượng sodium tiêu thụ cao hơn so với potassium, sẽ làm tăng nguy cơ... Mắc các vấn đề tim mạch khác nhau [số lượng không quan trọng bằng tỷ lệ]. Tỷ lệ này cũng được áp dụng đối với vấn đề đột quỵ và về cơ bản là bất kỳ rối loạn nào liên quan đến lưu lượng máu.

Khi các nhà khoa học so sánh 3 nhóm dân số khác nhau, nhóm có tỷ lệ potassium / sodium thấp nhất [có nghĩa là lượng potassium ăn vào ít hơn so với lượng sodium ăn vào] có nguy cơ cao hơn gấp đôi.

Xem thêm: Fiber là gì ? Có giúp giảm cân không

Potassium được cho là một trong những yếu tố chính trong việc ăn trái cây và rau củ, có liên quan như thế nào đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Các yếu tố khác là nitrate [được tìm thấy nhiều trong lá], fiber... Và các yếu tố về lối sống nói chung [ví dụ những người ăn rau thường xuyên có xu hướng cũng là những người ăn ít thực phẩm không lành mạnh]. Nếu creatine là đủ thiết yếu...

Để tạo nên thành phần "cốt lõi" của các combo dinh dưỡng xây dựng cơ bắp, thì lượng potassium tiêu thụ cao hơn là đủ thiết yếu để trở thành "cốt lõi" của bất kỳ nỗ lực cải thiện sức khỏe tim mạch nào.

Trong trường hợp chưa biết về creatine thì bạn hãy tham khảo bài viết creatine là gì của Thể Hình Vip. Quay lại chủ đề chính, việc tăng lượng potassium tiêu thụ, đặc biệt là so với sodium [potassium / sodium]...

Là yếu tố cốt lõi trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch trong dài hạn. Không phải vô lý khi kết luận rằng, việc ăn nhiều rau củ và ít muối hơn có thể làm giảm một nửa nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch trong cuộc đời của bạn. Lượng potassium tiêu thụ cao hơn dường như là một yếu tố bảo vệ chống lại đột quỵ. Thậm chí, tác dụng bảo vệ này còn có thể vượt qua khả năng điều chỉnh huyết áp của potassium - bản thân chúng cũng đã là một yếu tố bảo vệ. Cụ thể, chính bản thân việc giữ một huyết áp khỏe mạnh, đã có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ so với khi có mức huyết áp cao. Lượng potassium tiêu thụ và nồng độ potassium trong máu cao...

So với mức tiêu thụ thấp hơn, có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ bị đột quỵ. Hơn thế nữa, việc bổ sung potassium vào chế độ ăn uống của những người bị đột quỵ, dường như giúp cải thiện kết quả chức năng sau đột quỵ.

Điều này dường như là do bản thân các kênh potassium có liên quan đến tình trạng bệnh lý của một cơn đột quỵ. Như vậy, một chế độ ăn giàu potassium có vẻ sẽ khôn ngoan hơn một chế độ ăn ít potassium, xét theo chủ đề này. Khi nói đến sức khỏe thận trong dài hạn, rất hiếm khi các loại thực phẩm bổ sung mang lại những hứa hẹn đáng kể. Hy vọng tốt nhất mà chúng ta có lúc này là astragalus.

Xem thêm: Astragalus là gì ? Tác dụng và liều dùng

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có nhiều dữ liệu về chúng [astragalus] và cần có thêm các nghiên cứu để xác thực. Potassium không phải là một loại thực phẩm bổ sung và chúng xuất hiện như một "hy vọng tốt hơn" so với astragalus. Sodium - chất điện giải được coi là đối lập với potassium, có liên quan độc lập với bệnh thận mãn tính [chronic kidney disease / CKD], cụ thể là làm tăng khoảng 4% nguy cơ. Điều này được cho là giúp giải thích tại sao soda [có nhiều sodium] không giúp bảo vệ chống lại bệnh thận mãn tính. Trong khi bản thân việc uống nước, lại có tác dụng bảo vệ. Mặc dù các nghiên cứu không tìm thấy yếu tố bảo vệ độc lập của potassium, có nghĩa là một mình chúng sẽ không thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính [CKD]. Thế nhưng, có vẻ như tác hại tiềm ẩn của việc tăng sodium sẽ tăng lên khi lượng potassium tiêu thụ thấp hơn. Lượng potassium tiêu thụ rất có thể có khả năng làm giảm thiểu tác hại của việc ăn nhiều sodium. Mặc dù chỉ là một rủi ro nhỏ, nhưng sodium dường như làm tăng nguy cơ tổn thương thận trong suốt cuộc đời của bạn. Tuy nhiên, lượng potassium tiêu thụ có thể làm giảm thiểu điều này và kiểm soát các tác hại gây ra bởi lượng sodium cao. Cơ thể của chúng ta được tạo nên từ khoảng 60% nước. Trong đó, 40% lượng nước này được tìm thấy bên trong tế bào của bạn, trong một chất được gọi là chất lỏng nội bào [intracellular fluid / ICF]. Phần còn lại được tìm thấy bên ngoài tế bào của bạn trong những nơi như máu, dịch tủy sống và giữa các tế bào. Chất lỏng này được gọi là chất lỏng ngoại bào [extracellular fluid / ECF]. Điều thú vị là lượng nước trong ICF và ECF bị ảnh hưởng bởi nồng độ các chất điện giải của chúng, đặc biệt là potassium và sodium. Potassium là chất điện giải chính trong ICF, và chúng quyết định lượng nước bên trong tế bào. Ngược lại, sodium là chất điện giải chính trong ECF, và chúng quyết định lượng nước bên ngoài tế bào. Số lượng chất điện giải so với lượng chất lỏng được gọi là độ thẩm thấu. Trong điều kiện bình thường, độ thẩm thấu là như nhau bên trong và bên ngoài tế bào của bạn. Nói một cách đơn giản, thì có một sự cân bằng chất điện giải bên ngoài và bên trong tế bào của bạn. Tuy nhiên, khi độ thẩm thấu không bằng nhau, nước từ bên có ít chất điện giải hơn sẽ di chuyển vào bên có nhiều chất điện giải hơn để làm cân bằng nồng độ chất điện giải. Điều này có thể khiến các tế bào co lại [khi nước di chuyển ra khỏi chúng], hoặc phồng lên và vỡ ra [khi nước di chuyển vào trong chúng]. Đây là lý do tại sao việc đảm bảo... Bạn tiêu thụ các chất điện giải thích hợp [bao gồm cả potassium] là rất quan trọng. Việc duy trì sự cân bằng chất lỏng ở trạng thái tốt là điều quan trọng để có sức khỏe tối ưu. Cân bằng chất lỏng kém có thể dẫn đến tình trạng mất nước, từ đó ảnh hưởng đến tim và thận. Lúc này, việc ăn một chế độ ăn giàu potassium và luôn đủ nước có thể giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng tối ưu. Một lượng potassium tiêu thụ thấp sẽ hiếm khi gây ra sự thiếu hụt. Mà thay vào đó, sự thiếu hụt chủ yếu xảy ra khi cơ thể của chúng ta đột ngột mất quá nhiều potassium. Điều này có thể xảy ra với các tình trạng nôn mửa mãn tính, tiêu chảy mãn tính hoặc trong các tình huống khác khi bạn bị mất nhiều nước. Việc nạp quá nhiều potassium cũng không phổ biến. Mặc dù nó có thể xảy ra nếu bạn sử dụng quá nhiều thực phẩm bổ sung potassium. Thế nhưng, không có bằng chứng chắc chắn rằng, người lớn khỏe mạnh có thể nhận được quá nhiều potassium [kali] từ thực phẩm. Việc thừa potassium trong máu chủ yếu xảy ra khi cơ thể không thể loại bỏ khoáng chất qua nước tiểu. Do đó, chúng chủ yếu ảnh hưởng đến những người có chức năng thận kém hoặc mắc bệnh thận mãn tính. Ngoài ra, các nhóm dân số cụ thể có thể cần hạn chế lượng potassium tiêu thụ của họ, bao gồm những người bị bệnh thận mãn tính, những người đang dùng thuốc huyết áp và người cao tuổi, vì chức năng thận thường suy giảm theo tuổi tác. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy việc nạp quá nhiều thực phẩm bổ sung potassium có thể gây nguy hiểm. Kích thước nhỏ của chúng khiến chúng dễ dàng bị sử dụng quá liều.

Xem thêm: Thực phẩm bổ sung là gì ? Dùng để làm gì ?

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm bổ sung cùng một lúc có thể làm giảm khả năng loại bỏ potassium dư thừa của thận. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, bạn phải đảm bảo có đủ potassium hàng ngày để có sức khỏe tối ưu.
  • Ảnh hưởng khi thiếu hụt potassium
  • Ảnh hưởng khi dư thừa potassium
Điều này đặc biệt đúng đối với những người lớn tuổi, vì huyết áp cao, đột quỵ, sỏi thận và loãng xương phổ biến hơn ở người cao tuổi. Để hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của potassium, chúng ta hãy cùng đi vào các phần chi tiết sau đây. Trước khi đi vào phần này, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai thuật ngữ khác nhau, đó là thiếu hụt potassium và không có đủ potassium. Thiếu hụt potassium là khi bạn có quá ít potassium, và những điều xấu sẽ xảy ra. Còn không có đủ potassium là khi bạn chỉ có đủ potassium để không gặp phải các tác hại hoàn toàn, nhưng đồng thời không đạt được mức tối ưu. Phần lớn chúng ta đều không có đủ potassium. Tuy nhiên, vì cơ thể rất tốt trong việc đảm bảo sự tồn tại của chính mình, nên rất ít người trong chúng ta sẽ bị "thiếu hụt" potassium hoàn toàn. Vậy, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi chúng ta không nhận đủ potassium? Đầu tiên, cơ thể sẽ thích nghi để bảo toàn càng nhiều potassium trong cơ thể càng tốt. Thời điểm chúng ta không có ion potassium trong máu là thời điểm chúng ta sẽ chết. Thế nhưng chúng ta có thể sống hàng tháng trời mà không ăn bất kỳ chất potassium nào, vì cơ thể có thể tái chế chúng. Tuy nhiên, sự thích nghi xảy ra không được thiết kế cho sức khỏe về lâu dài. Mà thay vào đó, những sự thích nghi này chỉ được thực hiện với mục đích tồn tại đơn thuần. Sự dịch chuyển của một số hệ thống trong cơ thể từ trạng thái "sức khỏe tối ưu" sang "xin đừng chết" sẽ làm giảm sức khỏe tối ưu của cơ thể. Một số tình trạng bệnh lý nhất định có thể gây ra sự thiếu hụt potassium hoặc còn được gọi là hypokalemia [hạ potassium máu / hạ kali máu]. Các tình trạng này bao gồm: Mắc bệnh thận, lạm dụng thuốc lợi tiểu, đổ mồ hôi, tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều, thiếu magiê, sử dụng các loại thuốc kháng sinh [ví dụ như carbenicillin và penicillin]. Các triệu chứng của tình trạng hạ potassium máu là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt. Việc suy giảm potassium tạm thời có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Ví dụ, nếu bạn đổ nhiều mồ hôi sau một buổi tập luyện chăm chỉ, thì nồng độ potassium của bạn có thể bình thường hóa sau khi ăn một bữa ăn hoặc uống chất điện giải, trước khi bất kỳ tổn thương nào được thực hiện. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các dấu hiệu của sự thiếu hụt potassium bao gồm: cực kỳ mệt mỏi, co thắt cơ, yếu cơ hoặc chuột rút, nhịp tim không đều, táo bón, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Co thắt cơ, yếu cơ hoặc chuột rút
  • Nhịp tim không đều
  • Táo bón, buồn nôn hoặc nôn mửa
Tình trạng hạ potassium máu [thiếu hụt] thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu đo điện tâm đồ và xét nghiệm khí máu động mạch để đo lường nồng độ pH trong cơ thể bạn. Quá nhiều potassium có thể gây ra tình trạng hyperkalemia [tăng potassium máu / tăng kali máu]. Điều này hiếm khi xảy ra ở những người áp dụng các chế độ ăn uống cân bằng. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến việc bị quá liều [dư thừa] potassium bao gồm: uống quá nhiều thực phẩm bổ sung potassium, mắc bệnh thận, tập thể dục kéo dài, sử dụng cocaine [chất kích thích], sử dụng các loại thuốc lợi tiểu bảo tồn potassium... Hóa trị liệu, mắc bệnh tiểu đường, bị bỏng nghiêm trọng. Triệu chứng rõ ràng nhất của việc có quá nhiều potassium là nhịp tim bất thường [rối loạn nhịp tim]. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tử vong
Những người mắc bệnh nhẹ về lượng potassium cao, thường hiếm khi có các triệu chứng đáng chú ý. Các bác sĩ nên yêu cầu xét nghiệm máu không thường xuyên nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Nhu cầu về lượng potassium [kali] hàng ngày của chúng ta có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động thể chất của bạn. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, lượng potassium tiêu thụ hàng ngày có thể thay đổi khác nhau giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Mặc dù chúng ta không có ngưỡng RDA [khuyến nghị] cho potassium... Tuy nhiên các tổ chức trên toàn thế giới đã khuyến nghị mỗi người nên tiêu thụ ít nhất 3500 mg mỗi ngày thông qua thực phẩm. Một trong những tổ chức này là Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]. Một số quốc gia nhất định, bao gồm Tây Ban Nha, Mexico, Bỉ và Vương quốc Anh, ủng hộ khuyến nghị này. Trong khi đó, các quốc gia khác, bao gồm Hoa Kỳ, khuyến nghị chúng ta nên tiêu thụ ít nhất 4700 mg mỗi ngày. Có một điều thú vị là, khi mọi người tiêu thụ hơn 4700 mg mỗi ngày, thì dường như có rất ít hoặc không có thêm lợi ích sức khỏe nào xuất hiện. Tuy nhiên, có một số nhóm người... Có thể được lợi nhiều hơn những người khác từ việc đáp ứng các mức tiêu thụ khuyến nghị cao hơn. Những người này bao gồm: vận động viên, người da đen và những người có nguy cơ cao mắc các tình trạng bệnh lý.
  • Vận động viên
  • Người da đen
  • Nguy cơ cao mắc bệnh
Nguyên nhân của điều này là do, với các vận động viên, thì việc tham gia tập luyện cường độ cao và lâu có thể làm họ mất một lượng potassium đáng kể thông qua mồ hôi. Còn đối với người da đen, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ 4700 mg potassium mỗi ngày có thể làm loại bỏ sự nhạy cảm với muối. Cụ thể, các nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng đối với người da đen là không tương xứng... Khi so sánh với người da trắng. Mặt khác, đối với nhóm "rủi ro cao", thì những người có nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận, loãng xương hoặc đột quỵ có thể được hưởng lợi từ việc tiêu thụ ít nhất 4700 mg potassium mỗi ngày. Cách tốt nhất để tăng lượng potassium tiêu thụ của chúng ta là thông qua chế độ ăn uống. Potassium có nhiều trong các loại thực phẩm nguyên chất [tươi sống], đặc biệt là trái cây, rau củ và cá. Cụ thể, các loại thực phẩm giàu potassium sẽ bao gồm: Đậu và các cây họ đậu như đậu trắng [đây dường như là nguồn đậu tốt nhất, nhưng chỉ cung cấp một lượng potassium hạn chế], đậu nành, đậu lima, đậu lăng, đậu thận, đậu Hà Lan. Các loại củ như: khoai tây [đây dường như là nguồn củ tốt nhất], khoai lang, củ cải vàng, củ atisô Jerusalem, cà rốt. Các loại rau như: rau chân vịt [nguồn rau có lượng potassium cao nhất, mặc dù chỉ cung cấp một lượng giới hạn]... Rau diếp [xà lách], bông cải xanh, bắp cải. Các loại trái cây như: quả chà là [có thể là loại quả có hàm lượng potassium cao nhất trong số các loại trái cây], cà chua, quả mơ, kiwi... Dứa, nho khô [là nguồn potassium tốt một cách đáng ngạc nhiên, có lẽ do được cô đặc], cam, chuối và khá nhiều loại trái cây khác. Ngoài các nguồn thực phẩm chính bên trên, thì potassium còn có trong một số nguồn khác. Ví dụ như một số loại cá. Cụ thể là: cá bơn Halibut, cá quân rockfishs, cá ngừ, cá bơn Flounder. Nghe có vẻ lạ, nhưng các loại cá dường như vốn dĩ đã có lượng potassium cao... Mặc dù một phần trong số đó có thể đã được thêm vào trong quá trình bảo quản. Không chỉ dừng lại ở đó, potassium còn có nhiều trong các sản phẩm sô cô la. Những sản phẩm này có xu hướng có hàm lượng potassium tương đối cao... Mặc dù chúng tuân theo quy tắc các sản phẩm càng thô và càng ít ngọt càng tốt. Ngoài ra, potassium còn có trong bột kiều mạch với 692 mg trên 177 grams bột kiều mạch. Đây dường như là sản phẩm ngũ cốc có hàm lượng potassium cao nhất trong các loại. Dưới đây là lượng potassium bạn có thể nhận được khi ăn một khẩu phần 100 grams các loại thực phẩm giàu khoáng chất này. Lá củ dền nấu chín 909 mg, củ yams nướng 670 mg, đậu pinto nấu chín 646 mg, khoai tây trắng nướng 544 mg, nấm portobello nướng 521 mg, quả bơ 485 mg, khoai lang nướng 475 mg, rau chân vịt nấu chín 466 mg... Cải xoăn 447 mg, cá hồi nấu chín 414 mg, chuối 358 mg, đậu Hà Lan nấu chín 271 mg, các sản phẩm cà chua đóng hộp 1014 mg, khoai tây Russet nướng cả vỏ 550 mg, đậu nành nấu chín 539 mg.
  • Khoai tây trắng nướng: 544 mg
  • Quả bơ: 485 mg
  • Khoai lang nướng: 475 mg
  • Cá hồi nấu chín: 414 mg
  • Chuối: 358 mg
  • Đậu Hà Lan nấu chín: 271 mg
  • Đậu nành nấu chín: 539 mg
Không như các loại thức ăn tự nhiên, thực phẩm bổ sung không kê đơn không phải là cách tuyệt vời để tăng lượng potassium tiêu thụ của bạn. Ở nhiều quốc gia, các cơ quan quản lý thực phẩm... Giới hạn lượng potassium trong các loại TPBS không kê đơn ở mức 99 mg, ít hơn nhiều so với hàm lượng mà bạn có thể nhận được từ một khẩu phần thực phẩm tươi nguyên chất. Ngưỡng giới hạn 99 mg dường như được đặt ra là bởi vì nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, liều lượng cao potassium từ các loại thực phẩm bổ sung có thể gây hại cho đường ruột và thậm chí dẫn đến tử vong do rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, những người bị thiếu hụt potassium có thể sẽ nhận được sự kê đơn từ bác sĩ cho một loại thực phẩm bổ sung có liều lượng cao hơn. Hầu hết mọi người đều có đủ potassium bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Trong trường hợp bị thiếu hụt, thì như đã đề cập bên trên, các bác sĩ có thể kê đơn cho bạn loại khoáng chất này ở dạng TPBS. Ngoài ra, nếu bị thiếu hụt trầm trọng thì bạn có thể sẽ cần điều trị bằng phương pháp truyền tĩnh mạch [IV]. Các loại thực phẩm bổ sung potassium thường không phải là nguồn cung cấp đáng kể của loại khoáng chất này. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] giới hạn chất bổ sung potassium chloride không kê đơn... Ở mức dưới 100 mg trên mỗi liều dùng - chỉ bằng 2% so với mức khuyến nghị hàng ngày của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều đó không được áp dụng cho các dạng thực phẩm bổ sung khác có chứa potassium. Việc uống quá nhiều loại khoáng chất này có thể khiến hàm lượng dư thừa bị tích tụ trong máu, được gọi là tăng potassium máu [hyperkalemia]. Trong một số trường hợp, điều này có thể gây ra tình trạng nhịp tim không đều... Được gọi là rối loạn nhịp tim [cardiac arrhythmia], có thể gây tử vong. Hơn thế nữa, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các loại thực phẩm bổ sung potassium cung cấp liều lượng cao, có thể làm tổn thương lớp niêm mạc của ruột. Tuy nhiên, những người bị thiếu hoặc có nguy cơ thiếu hụt có thể sẽ cần sử dụng thực phẩm bổ sung potassium liều cao. Trong những trường hợp này, đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn... Có thể kê đơn một loại thực phẩm bổ sung liều cao và theo dõi xem bạn có bất kỳ phản ứng nào hay không. Trong điều kiện bình thường, thì đáp án cho câu hỏi "Liệu có nên dùng thực phẩm bổ sung potassium?" sẽ là không. Bởi vì chúng vô dụng hoặc thậm chí là gây nguy hiểm. Đây cũng là lý do tại sao tình trạng thiếu hụt potassium rất phổ biến. Cách duy nhất để điều chỉnh tình trạng này là thực hiện một cuộc đại tu thay đổi toàn bộ chế độ ăn uống. Và đây là điều mà hầu hết mọi người sẽ không muốn thực hiện. Không như những chất dinh dưỡng khác, các loại thực phẩm bổ sung không thể hoạt động trong trường hợp của potassium. Tất cả những điều này xuất phát từ một thực tế đơn giản là, potassium trong tự nhiên, chỉ được tìm thấy trong chất nền thực vật và mô cơ - những thứ cần thời gian để phân tách và hấp thụ.

Theo lịch sử, cơ thể chúng ta đã thích nghi để hấp thụ potassium nhanh nhất và đầy đủ nhất có thể, vì chúng khá hiếm và thậm chí sau đó đòi hỏi chúng ta phải tiêu hao năng lượng để phân giải.

Như vậy, trong bối cảnh hiện đại, khi chúng ta nạp một lượng lớn potassium kết tinh vào bụng, thì chúng vẫn được hấp thụ rất nhanh và rất hoàn chỉnh. Điều này sẽ làm tăng nhanh nồng độ potassium trong máu... Và có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim và có nguy cơ nhồi máu cơ tim. Xét cho cùng, thì potassium là một chất điện giải, và chúng giúp cân bằng lượng nước trong máu. Bạn không thể ép buộc một sự gia tăng trong bất kỳ chất điện giải nào mà không gặp rủi ro lớn [thậm chí chất phốt pho có thể gây chết người trong hội chứng nghiện ăn]. Và đây là lý do tại sao, nếu bạn đã mua một loại thực phẩm bổ sung potassium, thì chúng thường bị hạn chế ở mức 85 mg trong một viên nén [hấp thu chậm hơn so với viên nang hoặc dạng bột]. Nếu bạn muốn đạt được 3500 đến 4700 mg potassium một ngày chỉ từ các viên nén, thì bạn sẽ cần uống 41 viên một ngày. Gần tương đương với một hộp một ngày cho giá trị tối thiểu [3500]. Các loại thực phẩm bổ sung potassium được bán trên kệ thường bị hạn chế về mặt pháp lý vì lý do an toàn. Thế nhưng, liều lượng bị hạ xuống quá thấp sẽ không mang lại bất kỳ tác dụng đáng kể nào. Về bản chất, thì có một cách để "bổ sung" potassium. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng, vì điều này giúp đánh lừa vấn đề về liều lượng, nên bạn sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch nếu sử dụng sai cách. Cách này được tìm thấy trong các cửa hàng tạp hóa, và chúng có dạng "chất thay thế muối". Cụ thể, chúng là các dạng bột được bán để làm gia vị cho những người ăn kiêng hạn chế muối. Sẽ khá phổ biến để chúng ta tìm thấy những loại sử dụng potassium chloride thay cho sodium hydrochloride. Và đây là một chất bổ sung potassium khả thi. Cách tốt nhất để sử dụng chất thay thế muối... Cho mục đích tăng cường sức khỏe, là rắc chúng vào các bữa ăn tiêu hóa chậm. Chúng sẽ không đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của bạn và bạn vẫn sẽ cần ăn thêm các loại rau củ. Thế nhưng, các chất thay thế muối này có thể giúp bạn bổ sung thêm 1000 mg potassium mỗi ngày. Điều mà bạn cần ghi nhớ là không thêm chúng với một liều lượng lớn [nhiều hơn 1 gram] vào chất lỏng. Bởi vì đó là mức chúng được hấp thụ nhanh nhất. Nếu được sử dụng theo cách tương tự như muối ăn, thì các chất thay thế muối sử dụng potassium chloride có thể là lựa chọn "phi thực phẩm" khả thi duy nhất để tăng lượng potassium tiêu thụ.
  • Chất thay thế muối
  • Thực phẩm giàu potassium
Ngoài chất thay thế muối nói trên [potassium chloride dạng bột], cách khả thi khác để có đủ potassium là thêm nhiều loại thực phẩm giàu potassium vào chế độ ăn uống của bạn. Thật không may, thực phẩm giàu potassium cũng gặp phải tình trạng tương tự như "thực phẩm giàu magiê". Đó là chúng không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng ta. Trong những trường hợp này, khái niệm "giàu" chỉ có thể tương đương với 20% RDA. Vì vậy, chúng ta cần ăn nhiều nguồn thực phẩm thay vì chỉ một nguồn. Điều này, hoàn toàn ngược lại với trường hợp của vitamin C, khi chỉ một quả cam nhỏ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của bạn. Qua các phần nội dung bên trên, chúng ta đã biết được các loại thực phẩm chứa nhiều potassium. Còn bây giờ, chúng ta tìm hiểu về một số lưu ý để nhận biết các loại thực phẩm giàu potassium [kali]. Thứ nhất, các sản phẩm mềm mọng có xu hướng chứa nhiều potassium, bao gồm cả nước cam cũng như sốt cà chua đậm đặc. Thành thật mà nói, thì chúng có thể khá cô đặc, với 262 grams [1 cup] sốt cà chua chứa 2657 mg potassium. Thứ 2, việc nấu ăn không làm phá hủy hàm lượng potassium. Vì vậy, bạn không cần phải dấn thân vào "chủ nghĩa ăn sống" để đạt được mức potassium đầy đủ. Thậm chí, thức ăn nhanh làm từ khoai tây vẫn có chứa hàm lượng potassium khá cao.
  • Thực phẩm mềm mọng
  • Nấu ăn không phá hủy potassium
  • Các loại đậu
  • Thức ăn đậm đặc
  • Các loại cá
Thứ 3, các loại đậu dường như là một trong những nhóm thực phẩm, trung bình có hàm lượng potassium cao nhất xét trên cơ sở trọng lượng và giá thành. Để có một giải pháp ăn kiêng lâu dài... Nhằm duy trì lượng potassium đầy đủ mỗi ngày, bạn có thể sẽ cần kết hợp nhiều đậu hơn vào chế độ ăn uống của mình. Thứ 4, các loại thức ăn đậm đặc dường như cũng là một cách tốt để phát hiện... Đâu là nguồn cung cấp potassium tốt, ít nhất là trên cơ sở cân nặng. Các sản phẩm mứt, nho khô, trái cây hoặc rau củ có hàm lượng nước tương đối thấp [ví dụ như chà là] là những nguồn giàu potassium.

Thứ 5, cá dường như chứa một lượng lớn potassium. Do đó, việc hướng tới một chế độ ăn "thanh đạm" hơn, với lượng đậu, mứt, trái cây và cá nhiều hơn, có lẽ là một ý tưởng thông minh để thúc đẩy lượng potassium cao hơn.

Video liên quan

Chủ Đề