Trẻ em bao nhiêu tuổi không được điều khiển xe đạp người lớn

2020-09-30 05:58:53

Trả lời:

Mỗi hạng Giấy phép lái xe khác nhau thì sẽ có quy định về độ tuổi học Giấy phép lái xe ô tô khác nhau. Đồng thời người lái xe cũng phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe.

Theo quy định của điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c] Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc [FB2];

d] Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc [FC];

đ] Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc [FD];

e] Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ từng loại Giấy phép lái xe ô tô sẽ có những giới hạn độ tuổi yêu cầu khác nhau vì độ khó và điều khiển phương tiện đó cũng khác nhau.

Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe của người điều khiển phương tiện.

BBT

Độ tuổi được đi xe máy điện

Quy định về độ tuổi được phép đi xe máy điện

Bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện? Trẻ em bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện? Học sinh cấp 3 có được đi xe máy điện không? Đây là câu hỏi khá phổ biến không những của bậc cha mẹ phụ huynh mà còn là mối quan tâm của các bạn học sinh. Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn mời bạn đọc tham khảo những chia sẻ về vấn đề này.

1. Bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện?

Nước ta là nước có dân số đông và mỗi cá nhân, gia đình đều sở hữu một lượng lớn phương tiện giao thông, gần đây, xe máy điện đang dần trở thành xu thế bởi tính năng bảo vệ môi trường và rất dễ dàng sử dụng.

Xe máy điện là loại xe được xếp vào nhóm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

Điểm d Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP định nghĩa xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

Theo quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về độ tuổi lái các phương tiện như sau:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Xe máy điện là loại xe dưới 50cm3, căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 60 trên, người đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe máy điện.

2. Trẻ em bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện

Theo Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 60 nêu ở mục 1 chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi, trẻ em chưa đủ tuổi pháp luật cho phép đi xe máy điện.

3. 15 tuổi có được đi xe máy điện không?

Những người 15 tuổi vẫn là độ tuổi trẻ em, theo những phân tích ở mục 1 và mục 2 nêu trên thì chưa đủ tuổi được đi xe máy điện. Các bạn ở lứa tuổi 15 hoàn toàn được pháp luật cho phép đi xe máy điện khi đủ tuổi 16.

Hiện nay, học sinh cấp 2 và cấp 3 sử dụng khá nhiều xe đạp điện, xe máy điện trong việc di chuyển tới trường học hay tham gia giao thông. Tuy nhiên, xét về độ tuổi học sinh cấp 2 là từ 11 tuổi đến 15 tuổi, đây là độ tuổi không được phép đi xe máy điện. Trên thực tế, có những trường hợp học sinh cấp 2 tuổi 16 hoặc 17 tuổi, với trường hợp này thì học sinh đó có thể đi xe máy điện.

5. Học sinh cấp 3 có được đi xe máy điện không?

Học sinh cấp 3 là lứa tuổi từ 16 đến 18. Đây là độ tuổi được phép đi xe máy điện căn cứ theo Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008.

6. Luật xe máy điện 2022

- Luật giao thông đường bộ năm 2008 

- Nghị định số 100/2019/NĐ-CP

- Nghị định 123/2021/NĐ-CP

- Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020

Hình phạt đối với hành vi điều khiển xe chưa đủ tuổi đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt cảnh cáo, pháp luật quy định không áp dụng hình thức phạt tiền đối với đối tượng này.

Cụ thể tại Khoản 68 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 như sau:

68. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 134 như sau:

“3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Đồng thời tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng quy định về hình phạt cảnh cáo như sau:

11. Sửa đổi Điều 21 như sau:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Như vậy, pháp luật quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên mới được điều khiển các loại xe dưới 50cm3, tương tự như xe máy điện phải từ đủ 16 tuổi trở lên là lứa tuổi học sinh cấp 3 thì được đi xe máy điện.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Thực tiễn cho thấy xe đạp là một loại phương tiện được phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Xe đạp bao gồm xe đạp thô sơ và xe đạp máy, trong đó xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện].

Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép các phương tiện tham gia giao thông được chở một số lượng người nhất định để bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Vậy người điều khiển xe đạp được chở bao nhiêu người khi tham gia giao thông? Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe đạp còn phải tuân thủ các quy định nào? Sau đây, Luật Hoàng Phi xin giải đáp tất cả các thắc mắc trên của Quý vị thông qua bài viết dưới đây.

Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Căn cứ theo quy định như trên thì người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì sẽ được chở tối đa là hai người.

Như vậy người điều khiển xe đạp cần tuân thủ theo đúng quy định về việc chở người theo quy định này để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Các quy định khác đối với người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông

Không chỉ tuân thủ những quy định về số lượng người tối đa được phép chở trên xe đạp, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe đạp còn phải tuân thủ một số quy định sau đây:

– Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau: + Đi xe dàn hàng ngang; + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; + Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; + Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

– Người điều khiển xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Người điều khiển xe đạp sẽ bị xử phạt như thế nào nếu vi phạm các quy định của pháp luật?

Qua những nội dung ở trên đã giải đáp được băn khăn về vấn đề người điều khiển xe đạp được chở bao nhiêu người khi tham gia giao thông? Nếu như không chấp hành theo đúng quy định thì sẽ bị xử phạt theo quy định sau:

Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã đưa ra các mức phạt đối với người điều khiển xe đạp trong trường hợp không tuân thủ các quy định của pháp luật như sau:[Khoản 1 Điều 8 NĐ 100/2019/NĐ-CP]

– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:[Khoản 1 Điều 8 NĐ 100/2019/NĐ-CP]

+ Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

+ Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

+ Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;

+ Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

+ Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

+ Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

+ Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô [dù], điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô [dù];

+ Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

+ Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

+ Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

+ Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

+ Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây [Khoản 2 Điều 8 NĐ 100/2019/NĐ-CP]

+ Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

+ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

+ Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

+ Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: [Khoản 3 Điều 8 NĐ 100/2019/NĐ-CP]

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

+ Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

+ Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

+ Người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

+ Chở người ngồi trên xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy trong trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp máy chở quá số người theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chở người đi cấp cứu sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Video liên quan

Chủ Đề