Thủ đô của nước ta ở đâu

19/11/2016 15:17

Đó là Cố đô Hoa Lư, nằm trên địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam. Nơi đây, hơn 1.000 năm trước là trung tâm văn hoá - chính trị của Nhà nước Ðại Cồ Việt, được coi là kinh đô đầu tiên của nước ta.

Kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm, gắn với sự nghiệp của 3 triều đại liên tiếp là nhà Ðinh, nhà tiền Lê và khởi đầu nhà Lý [từ năm 968-1010]. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ lên ngôi, ông nhận thấy Kinh đô Hoa Lư phù hợp thời chiến, không phù hợp thời bình nên quyết định dời đô về Thăng Long [Hà Nội]. Hoa Lư trở thành Cố đô.

Kinh đô Hoa Lư xưa được baoa bọc bởi những dãy núi trùng điệp tạo nên vòng thành vững chắc.     Ảnh: T.Q

Theo tài liệu, sở dĩ vua Ðinh chọn Hoa Lư định đô bởi đây là vùng đất rộng lớn, nhiều núi non hiểm trở bao bọc chung quanh, có nhiều sông, hào, thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công. Khoảng trống giữa các sườn núi được nhà vua cho xây kín bằng đất ken gạch, cao khoảng 10 m. Lối kiến trúc này tiết kiệm tối đa sức người, sức của, đồng thời tạo nên một “quân thành” vững chắc [sau này các triều đại nhà Trần, nhà Tây Sơn đều sử dụng Hoa Lư làm căn cứ phòng tuyến đánh thắng quân thù lập nên nhiều chiến công vang dội].

Lại nói về vua Ðinh, theo sử liệu, Ðinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, cha mất sớm, thuở nhỏ ông đi chăn trâu cho người chú, thường lấy trâu làm ngựa, bông lau làm cờ chơi trò đánh trận. Ông thường rủ đám trẻ làng mình đi đánh nhau với trẻ làng khác, đi đến đâu, thắng đến đấy.

Năm 938, sau khi chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng, Ngô Quyền lên ngôi vua. Năm 944, Ngô Quyền qua đời, xảy ra tình trạng loạn 12 sứ quân. Ðinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn, thu giang sơn về một mối. Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy hiệu Ðinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Ðại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm Kinh đô.

Năm 979, viên hoạn quan là Ðỗ Thích nằm mơ thấy sao rơi vào miệng, cho rằng điềm báo được làm vua nên đã ám sát vua Ðinh và con trai trưởng là Ðinh Liễn. Triều đình đưa con thứ là Ðinh Toàn [mới 6 tuổi] lên ngôi. Nhân cơ hội này, nhà Tống sang xâm lược nước ta. Ông vua 6 tuổi không đủ tài năng đứng lên dẹp giặc. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga nhiếp chính triều đình. Bấy giờ phương Nam quân Chiêm Thành tấn công. Ðất nước trước tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì quyền lợi quốc gia, Thái Hậu Dương Vân Nga đành hy sinh quyền lợi riêng tư trao toàn bộ binh quyền cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn.

Khi Lê Hoàn lên ngôi, với tài năng quân sự xuất chúng, ông đã thống nhất được đất nước. Sau khi thắng trận trở về, Thái hậu Dương Vân Nga cũng đã thọ tang vua Ðinh đủ 3 năm, bà tái giá đi bước nữa với vua Lê Hoàn. Bà trở thành hoàng hậu của 2 vương triều.

Kinh đô Hoa Lư­ bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam. Tại đây, nhiều công trình kiến trúc, kho tàng, bến bãi, chùa, động... được các đời vua xây dựng phục vụ cho bộ máy bấy giờ.

Khi nhà Lý dời đô, ông rước cung điện 2 triều đại Ðinh, Lê về Thăng Long thờ phượng. Ðể tưởng nhớ công lao nhà Ðinh và nhà Lê, Nhân dân ta xây dựng 2 ngôi đền trên đất Cố đô Hoa Lư để hương khói. Do thời gian phong hoá, đền cũ không còn. Ðến thời hậu Lê [thế kỷ XVII], đền vua Ðinh và vua Lê được xây dựng lại và tồn tại đến ngày nay.

Tượng vua Lê Ðại Hành.                   Ảnh: T.Q

Ðền vua Ðinh được xây dựng mô phỏng theo cung điện nhà vua xưa, kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, quay mặt hướng Ðông. Vua Ðinh Tiên Hoàng ngự ở chính điện, 2 bên thờ 3 hoàng tử Ðinh Liễn, Ðinh Toàn và Ðinh Hạng Lang. Ngay trước đền vua Ðinh, trên núi Mã Yên [cao 265 bậc] là lăng mộ Vua Ðinh; ngày xưa Nhân dân ta đưa thi hài vua lên an táng để con người bất tử đó vẫn như còn ngồi trên yên ngựa chống giặc cứu nước, cứu dân.

Ðền vua Ðinh Tiên Hoàng.                                    Ảnh: THANH QUANG

Cách đền vua Ðinh khoảng 200 m là đền vua Lê, thờ Lê Ðại Hành [Lê Hoàn]. Ðền Lê có quy mô nhỏ hơn đền vua Ðinh. Trong cung của đền có 3 pho tượng: Hoàng đế Lê Ðại Hành ở gian giữa, Hoàng hậu Dương Vân Nga gian bên phải và vua Lê Long Ðĩnh gian bên trái. Trong đền còn giữ được nhiều dấu tích kiến trúc cổ với những mảng chạm trổ công phu, điêu luyện.

Ðể tưởng nhớ nơi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, năm 2000, nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ được dựng lên. Nhà bia được xây dựng trên khu đất phía trước đền thờ vua Ðinh, vua Lê.

Núi Mã Yên là nơi an táng vua Ðinh Tiên Hoàng.                     Ảnh: THANH QUANG

Về thăm Cố đô Hoa Lư, những người con đất Việt không chỉ đơn thuần tham quan danh thắng, mà còn là chuyến hành hương tìm về cội nguồn, để tri ân, tưởng nhớ đến công lao tiền nhân dựng nước./.

Trang Anh

Đây là danh sách các thủ đô Việt Nam, hiểu theo nghĩa rộng, gồm các trung tâm chính trị của chính thể nhà nước trong lịch sử Việt Nam, và cả của các cựu quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.

 DANH SÁCH KINH ĐÔ / THỦ ĐÔ CỦA VIỆT NAM [ĐẠI VIỆT]

Phần này liệt kê các kinh đô/thủ đô trong lịch sử Việt Nam, theo trình tự thời gian.

Kinh đô/Thủ đô

Thời kỳ

Thời gian

Ghi chú

Phong Châu [Phú Thọ]

Hùng Vương

2000 TCN

Cổ Loa

Nhà Thục

257 TCN - 208 TCN

Mê Linh [Vĩnh Phúc]

Trưng Vương

40 - 43

Long Biên

Nhà Tiền Lý

541 - 602

Đại La

Bố Cái Đại Vương Họ Khúc

Dương Đình Nghệ

Thế kỷ 8 905 - 930

931 - 937

Hà Nội ngày nay

Loa Thành

Nhà Ngô

939 - 967

Hoa Lư [Ninh Bình]

Nhà Đinh
Nhà Tiền Lê

968 - 980
980 - 1009

Thăng Long

Nhà Lý
Nhà Trần

1009 - 1225
1226 - 1400

Tây Đô [Thanh Hóa]

Nhà Hồ

1400 - 1407

Đông Đô / Thăng Long

Nhà Hậu Lê [Lê sơ] Nhà Mạc

Nhà Hậu Lê [trung hưng]

1428 - 1527 1527 - 1529

1529 - 1788

Hà Nội ngày nay

Quy Nhơn

Nhà Tây Sơn [Thái Đức]

1787 - 1788

Phú Xuân

Nhà Tây Sơn
[Quang Trung và Cảnh Thịnh]

1789 - 1802

Huế

Nhà Nguyễn

1802 - 1945

Hà Nội

Việt Nam dân chủ cộng hòa

1945 - 1976

Hà Nội

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1976 - nay


Xem chi tiết trên //vi.wikipedia.org/

Cố đô Hoa Lư

Cổ Loa Thành

Video liên quan

Chủ Đề