Cây cỏ xước thường mọc ở đâu

Nhiều người vì muốn có sức khỏe mà mải miết tìm đến sâm, nhung, quy… Đủ các loại thảo dược quý hiếm mà quên đi mất một cây thuốc nam dễ tìm, dễ dùng lại rẻ mà trị được rất nhiều chứng bệnh “cứng đầu”.

Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera L., Họ Rau dền - Amaranthaceae hay cây cỏ xước còn được biết đến với tên Ngưu tất nam.

Mô tả

Ở vùng nông thôn, cây cỏ xước không hề xa lạ. Đây là loại cây mọc hoang, thân thảo, sống lâu năm, tuổi thọ có khi lên tới 2 - 7 năm.

Thân cây:

Cây có thể cao tới gần 1m, có lông mềm bao phủ quanh thân.

Lá cây:

Lá cỏ xước hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng.

Hoa:

Hoa cỏ xước mọc thành chùm bông ở ngọn cây, chiều dài cả chùm bông khoảng 20 - 30cm.

Quả:

Quả dạng quả nang bao gồm 1 túi, có thành mỏng, có lá bắc nhọn giống gai, dễ bám vào vật khác như quần áo. Hạt hình trứng nhỏ và dài.

Rễ:

Rễ của cây khá nhỏ, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ, đường kính chừng 2-5mm, dài 20cm.

Phân bố:

Cỏ xước là loại cây nhiệt đới, thường mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường, bờ bụi. Nếu muốn dùng làm thuốc cũng có thể chủ động trồng bằng hạt.

Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây [liền cả rễ], rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học:

Cỏ xước chứa 81,9% nước 3,7% protid, 9,2% glucid, 2,9% xơ; 2,3% tro, 2,6% caroten, 2,0% vitamin C. Trong rễ có acid oleanolic [sapogenin]. Hạt chứa hentriacontane và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharide, acid oleanolic 1,1%.

Công dụng

Theo Đông y: Cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình [có tài liệu nói tính mát], tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm lưu thông huyết, còn có khả năng chống viêm tốt ở giai đoạn mạn và cấp tính, tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt, được sử dụng để chữa viêm khớp, phụ nữ sau sinh máu hôi không sạch làm giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước.

Tác dụng chữa bệnh về gan, thận

Chữa viêm gan, viêm thận [kể cả viêm bang quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi]:

Nguyên liệu cần có cỏ xước 15g, cỏ tháp bút 15g, mộc thông 15g, mã đề [hay hạt lá bông] 15g, sinh địa 15g, rễ cỏ tranh 15g, đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch 15g, chia thuốc ra uống làm ba lần trong ngày.

Chữa trị viêm cầu thận [phù thũng, đái đỏ, đái són, viêm gan virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bang quang, đái ra máu]:

Rễ cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 15g, mã đề 15g, mộc thông 15g, huyết dụ 15g, lá móng tay 15g, huyền sâm 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa trị mỡ máu cao [kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt]:

Cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ nhiều uống với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 - 30 ngày.

Chữa bệnh về xương khớp

Chữa thấp khớp đang sưng:

Rễ cỏ xước 16g, nhọ nồi 16g, hy thiêm thảo 16g, phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g, sao vàng sắc lấy ba lần nước thuốc, sau đó trộn chung cô sắc đặc chia 3 lần uống. Ngày uống 1 thang trong 7 - 10 ngày liền. Hoặc có thể áp dụng cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, quả ké đầu ngựa 12g, sắc lấy nước thuốc đặc uống trong ngày.

Viêm đa khớp dạng thấp:

Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, sử dụng bài thuốc trong 10 ngày.

Cây cỏ xước trị mụn và làm đẹp da

Ngoài những tác dụng trên thì cây cỏ xước còn có một công dụng khác được rất nhiều chị em ưa thích là trị mụn. Cây cỏ xước trị mụn phù hợp với tất cả các làn da, không gây mẩn ngứa khó chịu, không gây ra tác dụng phụ.

Cách làm:

Cỏ xước rửa sạch giã nhỏ, đắp lên mặt khoảng 20 - 30 phút. Ngày thực hiện từ 1 - 2 lần, tốt nhất là trước khi đi ngủ. Thực hiện việc rửa mặt với cây cỏ xước thường xuyên sẽ giúp da mặt của bạn sáng và sạch mụn hơn. Bởi trong cỏ xước có chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.

Tác dụng chữa bệnh khác

Chữa bệnh gout:

Lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, rễ cây vòi voi 15g, rễ cỏ xước 15g tất cả thái mỏng sao vàng, rồi sắc lấy nước đặc chia ba lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang, trong 7 - 10 ngày liền.

Chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư:

Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú [tứ chế] 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai [gai lá làm bánh] 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống đều liên tục trong 10 ngày. Không dùng cho người có thai.

Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da:

Rễ cỏ xước sao 30g, mã đề cả cây 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 - 3 lần, uống liền trong 7 - 10 ngày.

Chữa chứng sổ mũi, sốt:

Cỏ xước 30g, đơn buốt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần để uống.

Chữa quai bị:

Lấy cỏ xước giã nhỏ chế thành nước súc miệng và uống trong, còn bên ngoài lấy lượng vừa đủ giã đắp vào nơi quai bị sưng đau.

Chống co giật [kể cả bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu]:

Lấy rễ cỏ xước khoảng 40 - 60g sắc lấy nước thuốc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa các chứng bốc hỏa [nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón]:

Rễ cỏ xước 30g, hạt muồng sao 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần, thuốc có công hiệu giúp người bệnh an thần. Cây cỏ xước có nhiều tác dụng trong quá trình điều trị các bệnh.

Ở Ấn Ðộ người ta dùng toàn cây trị bệnh phù, bệnh trĩ, nhọt, phát ban da, đau bụng và rắn cắn. Rễ được dùng sắc để thu liễm. Hạt được dùng trong chứng sợ nước.

Cách dùng cây cỏ xước ngâm rượu

Cây cỏ xước có rất nhiều cách sử dụng, với mỗi một căn bệnh ở tình trạng mức độ khác nhau thì việc sử dụng cũng khác nhau, theo từng một bài thuốc cụ thể dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ, lương y.

Bài thuốc cây cỏ xước ngâm rượu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ với những người mắc bệnh mới nên sử dụng bài thuốc này mà với ngay cả những người bình thường thì 1,2 chén rượu ngâm cỏ xước cũng là một liều thuốc quý giúp tăng cường và bồi bổ sức khỏe.

Cách làm: Cỏ xước cả cây rửa sạch ngâm cùng rượu nấu từ 1 - 2 tháng là có thể đem ra sử dụng. Ngày uống từ 1 - 2 ly nhỏ trước khi ăn.

Cây cỏ xước là một loại cây thân thảo mọc hoang khắp nơi. Đây là một vị thuốc nam quý và có công dụng điều trị được rất nhiều loại bệnh. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết được hết công dụng của loài cây trong việc điều trị bệnh. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem cây cỏ xước chữa bệnh gì, có tác dụng như thế nào trong bài này nhé.

Cây cỏ xước là gì?

Cây cỏ xước hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là Nam Ngưu Tất. Nó có tên khoa học là  Achyranthes aspera L., thuộc họ rau Dền Amaranthaceae.

Cây cỏ xước thường thấy ở đâu?

Cỏ xước phân bố hầu hết khắp các vùng phía đông và nam châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Thái Lan….

Ở Việt Nam, cây cỏ xước mà chúng ta thường hay gặp là loại cỏ xước lông trắng, mọc hoang khắp cả nước, những chỗ ven đường và nương rẫy hay những nơi có nhiều ánh sáng và có nguồn dinh dưỡng tốt ở đất.

Hình ảnh cây cỏ xước

Cách nhận biết cây cỏ xước

Cây cỏ xước là một loại cây mọc hoang ở ven đường, sống lâu năm, thường hay bắt gặp loại cây này ở những vùng quê, những khu vực có ánh sáng và đất tốt.

Cây cỏ xước thường có chiều cao khoảng 50 – 60cm, có thể cao tới gần 1m. Thân có lông mềm. Nhiều hoa và thường mọc thành bông ở ngọn mỗi cành nhỏ, dài 20-30cm.

Quả của cây cỏ xước thường mỏng, hình túi, có thành rất mỏng. Hạt của cây cỏ xước hay có rất nhiều sau mỗi quá trình thụ vấn và có hình trứng dài. Lá có hình trứng, mọc đối xứng, mép lá lượn sóng. Có lá bắc nhọn như gai, dễ mắc vào quần áo khi ta đụng phải.

Cây cỏ xước có mấy loại?

Cây cỏ xước được chia thành 4 loại chính đó là: Cây cỏ xước lông trắng, cỏ xước xù xì, cỏ xước Ấn Độ và cỏ xước màu xám đỏ.

Chủ yếu thường thì ở nước ta hay bắt gặp loại cây cỏ xước lông trắng và được thu hái hoặc điều chế ra các bài thuốc nam trong việc chữa bệnh.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây cỏ xước

Hầu như tất cả các bộ phận của cây cỏ xước đều được sử dụng để làm thuốc. Nhưng thường dùng chủ yếu nhất vẫn là rễ của cây cỏ xước.

Thành phần hóa học của cây cỏ xước

Cây cỏ xước có chứa 81,9% nước 3,7% protid, 9,2% glucid, 2,9% xơ; 2,3% tro; 2,6% caroten, 2,0% vitamin C. Rễ có chứa acid oleanolic [sapogenin]. Hạt có hentriacontane và saponin 2%, acid oleanolic, saponin oligosaccharide và acid oleanolic 1,1%.

Cây cỏ xước có công dụng gì?

Cây cỏ xước thường có tính mát, chua và vị đắng có tính mát, chua, tác dụng giải độc thanh nhiệt, lợi tiểu và giúp ích rất nhiều đối với gan và thận. Do đó, cây cỏ xước có tác dụng đó là giúp điều trị các triệu chứng tiêu viêm, hoạt huyết và các bệnh liên quan đến xương khớp đặc biệt hiệu quả như cây cỏ xước chữa viêm khớp dạng thấp, bệnh thoát vị đĩa đệm và đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu quả.

Ngoài ra, cây cỏ xước có công dụng trong việc điều trị một số các bệnh khác như: trị cảm cúng, sổ mũi, sốt rét, bệnh tiểu đường, bệnh trĩ, sỏi thận và các bệnh ở phụ nữ như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ xước

Cây cỏ xước chữa bệnh gì và một số bài thuốc từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước có tác dụng chữa viêm gan, viêm thận [kể cả tiểu vàng thẫm, tiểu đỏ, đái ra sỏi, viêm bàng quang]: Bài thuốc bao gồm cỏ xước [30g], rễ cỏ tranh [15g], mã đề [15g], mộc thông [15g], huyết dụ [15g], lá móng tay [15g], huyền sâm [15g] rồi đem tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước uống, ngày uống 3 lần.

Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao [gồm có huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, mờ mắt]: Bài thuốc bao gồm cỏ xước [16g], hạt muồng sao vàng [12g], xuyên khung [12g], hy thiêm [12g], nấm mèo [10g], đương quy [16g], cỏ mực [20g] rồi sắc tất cả các nguyên liệu trên chung với nhau và ngày uống 3 lần. Uống liên tục trong vòng từ 20 ngày đến 30 ngày.

Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp: Bài thuốc bao gồm rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, tang ký sinh 16g, độc hoạt 12g, dùng thêm một số loại như tế tân 6g, cũng tục đoạn, bạch thược, đương quy tất cả 12g, thêm đảng sâm, tần giao quế chi cũng 12g.. uống trong 1 tuần là hết.

Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gút: Bài thuốc bao gồm lá lốt 15g, rễ cây vòi voi 15g, rễ bưởi bung 15g, tất cả thái mỏng sao vàng, sắc lấy nước đặc rồi chia ngày uống 3 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 7 đến 10 ngày, mỗi ngày một thang.

Cây cỏ xước giúp chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư: Bài thuốc bao gồm rễ cỏ xước 20g, cỏ cú [tứ chế] 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai [gai lá làm bánh] 30g, ích mẫu 16g, sắc tất cả các vị thuốc với nhau rồi uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống trong vòng 10 ngày.Lưu ý, không dùng cho người có thai.

Cây cỏ xước có tác dụng chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Bài thuốc bao gồm cỏ xước sao 30g, cúc bách nhật cả cây 30g, mã đề cả cây 30g, cỏ mực 30g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống liền trong 7 – 10 ngày.

Cây cỏ xước có tác dụng chữa trị mỡ máu cao [kể cả xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt]: Bài thuốc bao gồm cỏ xước 16g, hy thiêm 12g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cỏ mực 20g, sắc uống liên tục từ 20 đến 30 ngày, mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống trong ngày ngày 1 thang chia 3 lần. Khi uống nhớ vớt bã nấm mèo ra ăn và nhai kỹ chiêu với nước thuốc.

Cây cỏ xước có tác dụng chữa sổ mũi do viêm mũi dị ứng: Bài thuốc bao gồm rễ cỏ xước 30g, lá diễn, đơn buốt mỗi vị 20g sắc với 400ml nước đun cạn đến khi còn 100ml, tốt nhất nên uống hết trong ngày và uống khi thuốc còn ấm. Dùng thuốc liên tục trong 5 ngày.

Có thể bạn chưa biết: Cây cỏ xước còn giúp làm đẹp da và trị mụn

Cách làm được tiến hành như sau: Cỏ xước sau khi được hái về thì đem rửa sạch với nước, giã nhỏ và đắp lên mặt để khoảng từ 20-30 phút để cho các tinh chất có trong cỏ xước được thẩm thấu vào da. Thực hiện như vậy khoảng 2 lần 1 tuần và vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Làm thường xuyên cách này có thể giúp cho làn da của chị em được mịn màng và sạch mụn.

Chú ý: cây cỏ xước không được dùng cho phụ nữ có thai.

Trên đây là những thông tin về cây cỏ xước và những bài thuốc từ cây cỏ xước có thể giúp chúng ta chữa một số bệnh thường gặp. Hi vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về cây cỏ xước và những công dụng của loại cây này trong việc điều trị bệnh và làm đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề