Vì sao bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp cũng là tình trạng cần được quan tâm, lưu ý không kém gì huyết áp cao. Tuy nhiên, tình trạng này lại ít được quan tâm, để ý. Mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất,… là những dấu hiệu thường thấy khi huyết áp bị tụt.

Chỉ số huyết áp thế nào là bình thường – cao – thấp?

Khi đo huyết áp, bạn sẽ thấy 2 chỉ số phía trên và phía dưới. Chỉ số phía trên là huyết áp tâm thu [huyết áp đo được khi tim co bóp], phía dưới là tâm trương [đo được khi tim thả lỏng]. Cả 2 chỉ số này đều giúp xác định tình trạng huyết áp.

  • Chỉ số huyết áp bình thường sẽ ở khoảng 120/80.
  • Khi chỉ số > 140/90, cảnh báo tình trạng tăng huyết áp.
  • Huyết áp < 90/60 mmHg kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt,…cảnh báo tình trạng huyết áp thấp. Hoặc huyết áp giảm hơn 20mmHg so với bình thường trước đó của bạn.
Chỉ số < 90/60 mmHg cảnh báo huyết áp thấp

Dấu hiệu cảnh báo 

Với bệnh huyết áp thấp, triệu chứng được quan tâm nhiều hơn. Chỉ số đo được chỉ có tính chất tham khảo. Vì vậy bạn cần lưu ý đến các biểu hiện bất thường của bản thân như:

  • Mệt mỏi;
  • Hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung;
  • Dễ nổi cáu;
  • Cảm giác buồn nôn;
  • Suy giảm khả năng tình dục;
  • Da nhăn và khô;
  • Rụng tóc;
  • Lạnh người, vã mồ hôi;
  • Thở dốc, hụt hơi, đặc biệt là sau khi leo lên cầu thang hoặc sau khi làm việc nặng;
  • Choáng váng, xây xẩm mặt mày khi đột ngột ngồi hay đứng bật dậy;
  • Nặng nhất là có thể ngất xỉu.

Xem thêm: Cách phân biệt huyết áp thấp và rối loạn tiền đình

Tại sao bạn lại bị tụt huyết áp?

Huyết áp bị tụt có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Những nguyên nhân có thể khiến cho huyết áp bị tụt xuống thấp bao gồm:

  • Mất nước [do sốt, tiêu chảy,…];
  • Thiếu dinh dưỡng kéo dài;
  • Mệt mỏi, stress;
  • Di truyền;
  • Tuổi già;
  • Bị nhiễm trùng, dị ứng;
  • Tác dụng phụ của một số thuốc huyết áp, thuốc trị rối loạn cương dương, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị bệnh Parkinson,…
  • Mắc một số bệnh mạn tính gây thiếu máu [rong kinh, loét dạ dày,…], bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, suy giáp, suy thượng thận, lao…

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp hạ quá thấp có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Việc choáng ngất đặc biệt nguy hiểm ở đối tượng lớn tuổi vì dễ gây té ngã. Một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do tụt huyết áp.

Huyết áp càng thấp, nguy cơ mất trí nhớ càng cao. Và những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong hai năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần.

Bạn đã bao giờ nghe về Hạ huyết áp tư thế?

Một trong những dạng hạ huyết áp cũng cần được chú ý là hạ huyết áp tư thế [hay còn gọi là hạ huyết áp thế đứng]. Đây là tình trạng huyết áp giảm đột ngột, gây chóng mặt, choáng váng khi bạn thay đổi tư thế. Ví dụ như đang từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đang ngồi đột ngột đứng dậy.

Có khoảng 10 – 20 % người trên 65 tuổi bị hạ huyết áp tư thế. Ở những đối tượng này, các bác sĩ thường khuyên rằng phải di chuyển từ từ, chậm rãi. Tránh việc đột ngột ngồi hoặc đứng bật dậy.

Biện pháp đơn giản đẩy lùi huyết áp thấp

Uống nước: Uống nhiều nước có thể giúp tăng thể tích máu, làm giảm một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây tụt huyết áp. Ngoài ra uống nước cũng giúp tránh mất nước.

Xem thêm: 10 lợi ích của nước với sức khỏe con người

Bổ sung thêm muối cho bữa ăn: Người bình thường nên ăn nhạt, tuy nhiên đối với người huyết áp thấp ăn nhạt không phải là lựa chọn tốt. Vì vậy, những người hay bị tụt huyết áp nên cân nhắc tăng lượng muối ăn trong ngày.

Tránh đồ uống có cồn: Nồng độ cồn trong rượu có thể làm huyết áp càng giảm thấp hơn nữa. Người huyết áp thấp sẽ rất dễ bị lảo đảo, hoa mắt, chóng mặt sau khi uống đồ uống có cồn. Vì vậy những người có huyết áp thấp nên tránh uống rượu quá mức.

Ăn đủ, ngủ đủ: Một trong những nguyên nhân của tụt huyết áp là suy nhược kéo dài. Vì vậy, việc ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ cũng rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp ổn định.

Xem thêm: Người bị huyết áp thấp nên ăn gì: liệu bạn đã biết?

Lời khuyên của bác sĩ

Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não. Những người bị huyết áp thấp cần thận trọng khi đi xông hơi, tắm nước nóng vì nguy cơ giãn mạch, tụt huyết áp đột ngột.

Vì huyết áp bị tụt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác khau, trước tiên người bệnh cần đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể. Từ đó mới giúp điều trị triệt để. Người bệnh có thể cần dùng một số loại thuốc hỗ trợ tim mạch. Tuy nhiên, việc uống thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc tim mạch.

Huyết áp thấp cũng là tình trạng cần được quan tâm, lưu ý không kém gì huyết áp cao. Mỗi người cần chú trọng đến các biểu hiện bất thường của cơ thể, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và bổ sung thêm các kiến thức để kịp thời phát hiện ra bệnh tụt huyết áp, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Huyết áp thấp có nhiều rủi ro cho sức khỏe, có khi còn đe dọa tới tính mạng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc phòng tránh bệnh huyết áp thấp cùng những tác hại do nó gây ra.

Theo các nhà chuyên môn, gọi là huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa [huyết áp tâm thu] bằng hoặc dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu [huyết áp tâm trương] bằng hay dưới 60mmHg.

Tuy nhiên, đó chỉ là trị số trung bình, để nói rằng đó là huyết áp thấp, trên thực tế số đo huyết áp đó đối với người này là thấp nhưng ở người khác lại là bình thường vì họ không có các triệu chứng của huyết áp thấp như chóng mặt, ngất xỉu hoặc bất tỉnh.

Người ta phân biệt các loại huyết áp thấp như sau: thấp với tư thế đứng, như một người đang nằm hay ngồi mà đứng lên, nhất là bởi đứng lên quá nhanh hoặc đứng lâu cả ngày sẽ bị xây xẩm, lảo đảo, chóng mặt.

Bình thường, khi thay đổi tư thế như vậy, sẽ có khoảng từ 300 – 800ml máu dồn xuống phần dưới cơ thể theo trọng lực, khi đó cơ thể bị rơi vào tình trạng thiếu máu não.

Nhưng nhờ cơ thể có phản ứng tim mạch, thần kinh, sinh hóa để đối phó với trường hợp này như: cơ bắp ở chi dưới co hẹp, thành bụng ép vào mạch đẩy máu từ dưới ngược lên phía trên. Vì vậy, hậu quả của huyết áp thấp chỉ thoảng qua khoảng mấy giây.

Trường hợp các cơ chế này hoạt động kém hiệu quả thì tác hại của cơn hạ huyết áp tư thế sẽ kéo dài, thường gặp ở người cao tuổi, người suy nhược, người khỏe mạnh khi ngồi lâu với cẳng chân bắt chéo rồi bất chợt đứng dậy.

Nguyên nhân có thể do dùng một số thuốc, suy giảm chức năng tĩnh mạch, giảm khối lượng máu, suy tim, rối loạn thần kinh.

Thấp do rối loạn dẫn truyền giữa thần kinh tim – não. Ở người đứng quá lâu, huyết áp thường thấp, nhưng cơ thể có thể điều chỉnh để huyết áp bình thường.

Nhưng ở một số người, nhất là người trẻ thì cơ chế điều chỉnh bị rối loạn: thay vì báo huyết áp thấp, thần kinh tại tim lại phát ra tín hiệu ngược lại [huyết áp cao] làm cho não ra lệnh giảm nhịp tim và hạ huyết áp. Máu đưa xuống phần bụng và chi dưới nhiều, lên não ít, bệnh nhân cảm thấy xây xẩm, chóng mặt.

Thấp sau bữa ăn: trong vòng 2 giờ sau khi ăn, huyết áp có thể giảm tới 20mmHg, nhất là ở người cao tuổi, người đang bị tăng huyết áp, có bệnh tim mạch, đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.

Bệnh nhân có thể bị ngất xỉu, cơn đau thắt ngực, chóng mặt, mệt, buồn nôn, mờ mắt, thậm chí cả đột quị. Người ta cho rằng sau khi ăn, máu dồn về ruột, dạ dày để giúp sự tiêu hóa thức ăn, vì vậy giảm khối lượng máu đến não và các bộ phận khác.

Cũng có khi do tác dụng của insulin làm giảm đường huyết kéo theo giảm huyết áp… Cơ thể điều chỉnh được bằng cách tăng lượng máu bơm ra từ tim và co mạch máu ngoại vi. Nếu cơ chế này suy giảm dẫn đến thiếu máu não gây các triệu chứng nói trên.

Có nhiều yếu tố dẫn đến huyết áp thấp, đó là: mất nước vì nôn, ói, tiêu chảy, sốt, dùng nhiều thuốc lợi tiểu, bỏng nặng, đổ mồ hôi nhiều.

Xuất huyết làm giảm khối lượng máu và huyết áp thấp. Phụ nữ có thai, mạch máu giãn mở, giảm sức ép của máu lên động mạch, do đó huyết áp xuống thấp.

Bệnh tim: suy tim, rối loạn nhịp tim, nhịp chậm… Các bệnh nội tiết: đái tháo đường, cường tuyến giáp, Parkinson, chấn thương sọ não, ngộ độc hóa chất, suy gan, nằm lâu ngày…

Các bệnh nhiễm khuẩn huyết, dị ứng nặng, thiếu vitamin B12, acid folic… Sử dụng các thuốc: lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau…

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị huyết áp thấp

Một người bị huyết áp thấp thường có các triệu chứng như sau: chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước. Nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tuần hoàn, sốc…

Ở người khỏe mạnh bị huyết áp thấp mà chỉ có triệu chứng chóng mặt thoảng qua khi đứng lên ngồi xuống thì không cần phải điều trị.

Các trường hợp nặng, cần điều trị nguyên nhân gây huyết áp thấp. Đối với người huyết áp xuống quá thấp gây ra sốc thì cần được điều trị cấp cứu tại bệnh viện.

Các phương pháp để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp: uống nhiều nước để ngăn ngừa cơ thể khô nước và nâng cao huyết áp. Dùng thêm muối để cơ thể nâng cao huyết áp. Hạn chế uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch.

Không nên đứng quá lâu. Khi đứng lên từ tư thế nằm hay ngồi, chỉ nên đứng lên từ từ. Người bị huyết áp thấp sau khi ăn: không nên uống thuốc chống huyết áp trước khi ăn, nên nằm nghỉ sau khi ăn, ăn làm nhiều bữa nhỏ. Uống cà phê có tác dụng làm co mạch nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề